Nguyễn Trần Sâm - Người ta ăn bao nhiêu phần trăm?

<div class="boxleft300"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgPrm4Z8lzejdHH8iJAVnN33KtYrbO4QFOkzIpL1LCkfBlnTa1MdFYnR-BINannMeehjK6uk8m4K2x6f4RHx-R1BqrEVMDDMUqYKJswxUzWXwfiS6qn_MvMDutHYBCLYsq2AsS3VTMoNFcx/s1600/thamnhung1.jpg"
/><div class="textholder"></div></div>Bạn có biết trong một dự án
thường thì người ta "ăn" mất khoảng bao nhiêu phần trăm?

Tôi đã từng vài lần nêu câu hỏi này cho mấy người quen.
Có người nói vài chục phần trăm. Người tỏ ra hiểu thời
thế hơn thì bảo bây giờ có khi bọn chúng nó ăn đến quá
nửa.

<a name="more"></a>

Nhưng ngay từ năm 1995, khi tham nhũng chưa thành quốc nạn,
một thằng em họ tôi làm chủ tịch xã nói nó theo anh gì đó
trên tỉnh ra bộ xin tiền làm mấy cái cống tiêu nước, cái
ông ký cho dự án bảo 50% (để lại cho ổng). Không thì ổng
cho nơi khác. Đó là mới ở cái nấc trên cùng. Từ tỉnh
xuống huyện, từ huyện xuống xã, rồi qua cánh nhận thầu,
đến bọn trực tiếp thi công, mỗi nơi lại vài chục phần
trăm của phần còn lại,… Thế là mất khoảng 70-80%.

Cuối năm 1996, khi thấy người ta làm đường nhựa nhưng
không kéo đến nhà mình, tôi đứng ra vận động hơn 20 gia
đình trên đoạn đường gần 200 mét bị ban dự án bỏ lại,
tự bỏ tiền túi ra mua vật liệu rồi thuê đội công nhân làm
dự án làm nối luôn vào phần đường dự án. Ban đầu có
một vài gia đình nghi ngại rằng tôi cũng muốn ăn. Nhưng tôi
đã nêu ra cách làm là tiền gom lại nhưng một người khác
giữ, ai giữ là do bà con chọn. Mỗi lần có xe chở vật liệu
về thì một nhóm bà con đứng ra lấy tiền từ thủ quỹ rồi
trả cho xe, sau đó cùng ký xác nhận. Tiền công đưa cho đội
công nhân cũng được bà con thay nhau đứng ra trả. Trong mọi
việc tôi đều có mặt, nhưng chỉ đóng vai người đề xướng
cách thức làm từng khâu. Khi quyết toán, tôi tính toán xong, in
tờ quyết toán thành hơn 20 bản cho từng gia đình theo dõi.
Kết quả chi phí cho mỗi mét vuông đường nhựa (có cả mấy
lớp đá, dưới cùng là đá hộc, khi đổ được lu kỹ nhiều
lần) là 25 ngàn VND. Chắc chắn quý vị không thể tin nổi con
số này, bởi đoạn đường dự án dùng kinh phí nhà nước và
ngân sách phường làm giống hệt, nhưng có giá thành là 600
ngàn cho một mét vuông! Như vậy, các đồng chí ở "các
cấp" đã ăn 96%! Chỉ thực làm có 4%!!!

Nhưng đó là vài năm cuối của thế kỷ trước. Cái tỉ lệ
đó xưa cũ lắm rồi. Bây giờ thì thời thế khác xa. Quá
nhiều ví dụ. Kể ra thì hàng tháng cũng chưa hết. Chỉ xin nói
về vài con số mới nhất và ấn tượng nhất.

Cái đề án đổi mới sách giáo khoa của bộ GD-ĐT ấy, lúc
đầu (tháng 6.2011) dự kiến chi 70 ngàn tỉ, cách đây vài tuần
thấy rút xuống còn hơn 34 ngàn (tỉ). Tất nhiên các quan chức
bộ nói phải chi nhiều thứ chứ không phải cho riêng việc
viết SGK, còn ông bộ trưởng nói ông chưa biết đến 34 ngàn
tỉ. Nhà giáo kỳ cựu Văn Như Cương bảo tính kiểu gì cũng
chỉ cần không quá 35 tỉ, mà cứ làm tròn cho xông xênh là 50
tỉ đi, thì cũng mới chỉ hết 1/700 số tiền dự chi. Anh bạn
tôi dạy Toán ở trường đại học thì bảo cả đi nước
ngoài hội thảo, học hỏi và chơi bời, cộng với "triển
khai" dạy theo sách mới, cũng chỉ cần đến 70 tỉ, tức 1/500
hay 2/1000! Như vậy phần "ăn" là 998 phần ngàn hay 99,8%. Ấn
tượng quá đi chứ!

Cũng chưa phi phàm (và chết cười!) bằng cái việc chi tiền
cho đoàn TNCS HCM làm trang mạng xã hội. 200 triệu đô Mỹ! Quý
vị nên nhớ rằng để làm cái thứ đó, chàng thanh niên Mỹ
Mark Zuckerberg chỉ có gần 2000 đô xin cha mẹ để thuê bạn bè
thiết kế. (Còn khi vận hành thì đã có tiền tự nó đẻ ra.)
Bây giờ giả dụ sau 5 năm cái trang mạng xã hội của Đoàn
"Ta" cũng đẻ ra được mấy chục tỉ (đô) như của Mark.
Cho là như vậy. Nhưng cùng một kết quả mà bên kia cầu đầu
tư có 2 ngàn, bên này 200 triệu. Đắt gấp 1 trăm ngàn lần (100
000). Ối trời ôi! Như vậy, thực chi chỉ cần 1 phần 1 trăm
ngàn. Như vậy, phần "ăn" là 99 999 phần trăm ngàn, hay
99,999%!

Trên mạng đã từng có những người tỏ ra muốn nhận thầu
thiết kế cái Mạng này với giá 4000-5000 đô.

Liệu đã hết những tỉ lệ độc như thế chưa? Chắc là
chưa đâu. Bởi các đồng chí còn mạnh khỏe lắm. Và chế
độ ta vẫn trường tồn!




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140422/nguyen-tran-sam-nguoi-ta-an-bao-nhieu-phan-tram),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét