Hiệu Minh - Thanh Kiếm

<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiNwIv1r9NdqnPetaWxUJKely4NW81T56EA0bGwUTbxuhqkLSb776pzW4wW9gxyY29gpN7sdLUtwGyAk2ODUC5SF-FyP5lDAkL6Pp22tRv9XED2QcKcGlZ5yzgq-3NqBWNIU1nOEB5GUQ/s1600/%D0%AF%D0%BF%D0%BE%D0%BD%D1%81%D0%BA%D0%B8%D0%B5-%D1%81%D0%B0%D0%BC%D1%83%D1%80%D0%B0%D0%B9%D1%81%D0%BA%D0%B8%D0%B5-%D0%BC%D0%B5%D1%87%D0%B8.jpg"
/></center>

Người Việt lên báo Nhật ít có tin vui, dù chủ tịch Sang vừa
thăm Nhật Hoàng cũng không làm cho người xứ mình thêm sang
trọng hùng dũng.

Mấy năm trước, một phi công mang đồ ăn cắp trong siêu thị.
Gần đây, tiếp viên VNA cũng bị phía Nhật ra lệnh bắt vì
đã buôn lậu hàng ăn cắp bởi người Việt bên đó. Nhưng đó
là những con tép riu trộm cắp vặt bị đưa lên mặt báo.

Có người Việt ăn cắp hàng Nhật mà không cần sang Nhật. Đó
là những quan chức phụ trách dự án ODA do Nhật cấp vốn vay.
Họ đút túi không phải những thỏi son mà là những cái cặp
hàng triệu đô la tiền mặt.
Cách đây 6 năm (2008), Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu cơn
sóng gió vì vụ PCI. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó giám đốc
Sở Giao thông Vận tải kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án
Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP. HCM đã nhận hối
lộ 820.000USD.

Nhật Bản đề nghị điều tra nhưng Việt Nam nhùng nhằng mãi.
Phía đối tác ngừng viện trợ ODA từ tháng 8-2008, Việt Năm
bắt ông Sỹ vào tháng 3-2009, Nhật Bản mởi tiếp tục cho vay
trở lại.

Tòa sơ thẩm phạt tội chung thân, nhưng tháng 9-2011, Tòa phúc
thẩm TAND Tối cao tuyên án 20 năm. Nhưng tại tòa, ông chỉ khai
nhận 262.000USD.

Cứ tưởng PCI đã là một bài học cho Việt Nam, nhưng hình như
quan chức xứ ta ăn cắp đã quen tay, chả khác gì mấy tay
người Việt chuyên chôm đồ siêu thị bên Tokyo.
Mới đây, báo Nhật lại lộ ra vụ hối lộ 800.000USD cho
"một quan chức cấp cao trong Ban quản lý dự án đường sắt
của Việt Nam".

Lần trước là PCI với 820.000USD, lần này đường sắt với
800.000USD. Đó là phần nổi của tảng băng chìm của những dự
án ODA mầu mỡ mà các quan Việt Nam ngang nhiên đòi phần trăm.

ODA là tiền do các nước giầu có cho các nước nghèo vay để
phát triển. Biết lối dùng thì nó như thanh kiếm tự bảo vệ
và phát triển. Nếu pha phí, trộm cắp vào phần vốn, thì coi
như cầm kiếm tự giết mình, bởi ODA có vay có trả. Đâu
phải là nguồn cho không.

Lần này Bộ trưởng Đinh La Thăng có vẻ nhanh nhạy hơn. Ông
nói "Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo
Nhật đã thông tin, sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó
là ai." Ông này có thói quen tuyên bố hùng hồn, chả biết có
làm gì được không?

Để trấn an phía Nhật và sợ đóng băng ODA, Bộ trưởng Thăng
đã cử Thứ trưởng Trần Ngọc Đông đi công du để tìm hiểu
cho ra ngọn ngành. Hy vọng là ông Đông không phải sang thăm
Nhật Hoàng, nghe giảng về Samurai.

Ai cũng biết, người Nhật nổi tiếng với truyền thống Samurai
– võ sỹ đạo. Nếu đấu trận bị thua, bị cắt búi tó hay
bị làm nhục, võ sỹ đạo phải lấy kiếm, tự rạch bụng mà
chết, gọi là hara-kiri. Chết chứ không thể sống nhục.

Làm ăn với người Nhật, người Việt ta đi sang đó và những
nhà quản lý Việt Nam nên học văn hóa Samurai. Chẳng cần phải
tự mổ bụng như võ sỹ Nhật, nhưng ít nhất phải biết về
văn hóa sống, cung cách dùng vốn vay nước ngoài cho đàng hoàng
và minh bạch, chưa được như Samurai thì ít nhất cũng là
người Việt "đói cho sạch rách cho thơm"

Đừng đợi một hôm nào đó, người Nhật không cấp visa cho
người Việt, rồi ngưng ODA lần nữa, để lại cho xứ mình
một thanh kiếm samurai. Lúc đó anh Đinh La Thăng có tự xử
kiểu hara-kiri thì cũng quá muộn.

<strong>HM.</strong> <em>25-03-2014</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140329/hieu-minh-thanh-kiem), một số
đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét