Nguyễn Ngọc Già - Chia tay Dân Luận

Thưa quý độc giả trang Dân Luận
Chào ban biên tập Dân Luận

Ban đầu, tôi định rút lui khỏi Dân Luận trong im lặng, nhưng
thấy như vậy không hay và trở nên coi thường độc giả cũng
như ban biên tập, nên tôi có vài lời để chia tay với quý
vị.

Tôi cũng rất tiếc với thời gian gắn bó từ những ngày đầu
"tập viết" để từ đó có được những độc giả thương
mến tôi. Có được điều này cũng là từ trang Dân Luận mà
ra, dù Dân Luận lập ra phi lợi nhuận và tôi viết cũng bất
vụ lợi.

Qua bốn năm, tôi đã được nhiều độc giả ủng hộ, thương
mến và góp ý rất nhiều để ngày càng hoàn thiện kỹ năng
cho đến nội dung viết, sao cho trở nên chuyên nghiệp hơn. Mặc
dù năng lực tiếp thu có hạn cùng với khả năng chừng mực,
tôi cũng cố gắng học hỏi và lắng nghe để góp một chút
tiếng nói nhỏ nhoi cho phong trào nhân quyền và dân chủ của
người Việt Nam chúng ta.

Tất nhiên, quá trình viết không thể nào không có bài dở hay
sơ sót trong nội dung, quý độc giả cũng thông cảm mà châm
chước. Bên cạnh đó, vì là tác giả viết bài, nên đôi khi
gặp những độc giả phản hồi không lương thiện mà nghiêng
về bóp méo, khiêu khích, tôi cũng có nhiều lúc thiếu kiểm
soát với tư cách chủ quan (tác giả viết bài), âu cũng là lẽ
thường tình, nên nhân đây tôi cũng xin lỗi quý vị (tất
nhiên cả các công an mạng, dư luận viên gì đấy khi tôi không
kìm chế mà có lời khiếm nhã với quý vị).

Tôi cho rằng, một trang báo hay trang blog dù mục đích không tìm
kiếm lợi nhuận, mà chỉ nhắm tới việc góp phần truyền bá,
nâng cao nhân quyền, dân trí cho người dân cũng nên ngày càng
chuyên nghiệp hơn, chứ không đợi trang báo phải vì mục đích
kinh doanh. Độc giả ngày càng đông lên được xem là "lợi
nhuận tinh thần" cũng góp phần kích thích sự say mê vì công
việc trang báo mang lợi đến cho quần chúng.

Theo đó, để trở nên chuyên nghiệp, trang báo (hay blog) nên xác
định vấn đề quản lý cũng như vai trò của biên tập viên.
Một trang chuyên nghiệp không nên có lập luận <em>"vừa là
biên tập vừa là độc giả"</em> ngay trên trang nhà (trừ phi
trang không muốn ngày càng chuyên nghiệp). Vì vậy, trang báo nên
giữ quyền đăng, không đăng, hoặc đăng rồi những phải gỡ
bỏ và nên xin lỗi tác giả lẫn bạn đọc (chuyện bình
thường và càng thể hiện tính chuyên nghiệp và tôn trọng
người đọc).

Phần phản hồi nên là đất dành cho độc giả và tác giả
(giao lưu, tranh luận và cả khen chê), biên tập cũng giữ quyền
đăng, xóa. Ban biên tập nên giữ đúng vai trò của mình thay vì
tham gia vào trực tiếp viết phản hồi như tư cách độc giả.
Tất nhiên, nếu Dân Luận cho rằng, quyền của quý vị thì tôi
không có gì để góp ý thêm. Vì quan niệm "vừa là biên tập
vừa là độc giả", sẽ trở nên "vừa đá bóng vừa thổi
còi", mất đi tính khách quan và có vẻ khá bạc bẽo, vì chưa
cảm ơn tác giả gửi bài đến (phép lịch sự tối thiểu) mà
còn tham gia vào như trường hợp ông Đàm Mai Đạo với phản
hồi như sau:

<blockquote><em>Đàm Mai Đạo (khách viếng thăm) gửi lúc 23:00,
01/06/2013 - mã số 89209

Tôi kết luận:

Dù sao đi nữa, không nên gọi ông Nhất là "nhà bất đồng
chính kiến" như RSF gọi, hay bênh vực ông ở góc độ "quyền
tự do ngôn luận" bị xâm phạm theo cách diễn giải luật pháp
như là "điều 258" mù mờ, vô nghĩa tựa "điều 88" chẳng hạn,
bởi những cái đó trở nên vô nghĩa khi quý độc giả gắn
kết với những chi tiết mà tôi vừa trình bày.

Tôi kết luận như thế, bỗng các ông, các bà vu cho tôi là:
KHÔNG NÊN BÊNH VỰC ông Nhất! Thật tôi không biết nói gì cả!

Tôi cứ nghĩ viết chân phương và rõ nhất thì không bị hiểu
lầm, hóa ra vẫn cái cách mà chính các ông, các bà vẫn gọi
là đừng bóp méo lời nói người khác.</blockquote>

Thú thật, tôi đọc các phản hồi trong bài của ông Đàm Mai
Đạo mà thấy các biên tập viên Dân Luận chỉ trích rất kỳ.
Dân Luận có quyền đăng, không đăng chẳng lẽ còn ít quá ư?!

Hãy nhìn các trang báo uy tín như RFA, BBC v.v... cho đến những
trang nhỏ hơn khác và cả các trang blog nghiêm túc mà học hỏi
thêm, tránh việc tham gia với tư cách độc giả dễ dẫn đến
sa đà với lời lẽ méo mó, xúc phạm tác giả, từ đó làm
mất đi hình ảnh làm báo chuyên nghiệp và có vẻ thiếu đạo
lý tối thiểu đối với người đã gửi bài đến. Tôi thấy,
ông Đạo gởi bài cho DL, CĐVN, DLB, Blogger Nguyễn Tường Thụy,
trong đó chỉ có DL và Nguyễn Tường Thụy đăng, nhưng ngay cả
trang blog nhỏ bé Nguyễn Tường Thụy, anh Thụy cũng không tham
gia kiểu như Dân Luận ứng xử với ông Đạo, mặc dù anh
Thụy không đồng quan điểm với anh Đạo về cách nhìn Trương
Duy Nhất.

Đó là lý do tôi chia tay Dân Luận.

Dân Luận hãy suy nghĩ lại để sao cho trang báo của mình ngày
càng gần gũi và được nhiều người biết đến.

Riêng phần tôi, xin báo với độc giả nào thương mến tôi là
tôi sẽ tạm nghỉ ngơi vài tháng, sau đó tiếp tục công việc
của mình, dù hiện nay tôi chưa biết trang nào có thể chấp
nhận tôi nữa :D

Nguyễn Ngọc Già
_______________

p/s: xin nhắn với các trang báo (blog), có trang nào cho tôi một
chốn dung thân thì xin liên hệ với tôi nguyenngocgiagia@gmail.com
(tất nhiên cũng viết theo phong cách như viết cho Dân Luận và
bất vụ lợi). Tôi xin cám ơn.





***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130602/chia-tay-dan-luan), một số
đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét