Hoàng Nhất Phương - The Croods – Chuyện Phiêu Lưu Của Gia Đình Croods

[video:http://www.youtube.com/watch?v=V1beJyceN_I]

http://www.youtube.com/watch?v=V1beJyceN_I

Mặc kệ lời cảnh báo của cha, cô Eep (Emma Stone) lẻn trốn ra
khỏi hang động khi cả nhà đã say ngủ, để tìm hiểu thế
giới bên ngoài. Trong lúc mạo hiểm cô gặp Guy (Ryan Reynolds),
một anh chàng cũng sống trong hang động, nhưng rất thông minh,
biết rất nhiều điều. Guy nhóm lửa, Eep bị ánh sáng nồng
ấm này thu hút, một điều trước đây cô chưa từng thấy. Guy
nói với Eep: thế giới họ đang sống sắp kết thúc, sẽ có
một điều gì đó thình lình xảy ra. Anh cho cô cái sừng và
dặn: Nếu gặp khó khăn cô cứ thổi sừng, anh nghe thấy tiếng
kêu sẽ đến giúp đỡ. Eep rất vui, vì được học biết
những điều mới lạ, những điều cô sẽ không bao giờ thấy
nếu cứ ở trong hang động. Nhưng ông Grug (Nicolas Cage) - cha
của Eep - luôn khẳng định: Cái gì mới cũng đáng sợ - New is
always bad. Ông mang câu chuyện Crispy Bear ra để răn đe riêng Eep
và cả nhà: Cô Crispy Bear đang sống tốt lành, chỉ vì tò mò
muốn biết những điều mới lạ đã phải trả giá bằng cái
chết. Ông bố Grug luôn luôn nghiêm khắc kết luận: …One day
she saw something new and died! Một ngày kia cô bé thấy những
điều mới lạ và mất mạng! Trong lúc Eep còn đang say sưa với
trời mới đất mới, ông Grug xuất hiện bắt cô về nhà. Hai
cha con sững sờ, khi chứng kiến trận động đất làm sụp
đổ hang động. Không còn nơi trú ẩn, gia đình Croods phải đi
tìm đất sống.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/582367_354859211301637_1751247319_n.jpg"
/></center>

Cùng phiêu lưu với gia đình Croods là Guy. Những phát minh đặc
biệt của chàng trai trẻ khiến cả nhà Croods kinh ngạc. Tư
tưởng cấp tiến và quan niệm theo mới hoàn toàn theo mới
không chút do dự của Guy, làm đảo lộn cả hệ thống suy
tưởng của ông Grug, người luôn luôn khẳng định: Cái gì
mới cũng đáng sợ. Nhưng ông không thể khước từ cái mới,
nếu muốn gia đình ông được sinh tồn. Hơn nữa, ông tận
mắt thấy cây đuốc do Guy đốt lên đã xua đuổi lũ chim hung
dữ, tận mắt nhìn thấy lửa như pháo hoa bùng cháy lên sáng
rực cả khung trời. Gia đình Croods sững sờ trước trí khôn
và sức sáng tạo thần kỳ của Guy như thế nào, thì đời
sống đặc biệt trong hang động của họ cũng khiến Guy kinh
ngạc y hệt như vậy. Họ chia sẻ chuyện đời với nhau, cùng
tham dự vào những cuộc mạo hiểm đầy rủi ro, để đi đến
"ngày mai"

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/541334_354858744635017_2099119137_n.jpg"
/></center>

Thời tiền sử, kỷ nguyên Croodacious, là bối cảnh đạo diễn
Kirl DeMicco và Chris Sanders dùng để dàn dựng <em>"The Croods."</em>
Bộ phim hoạt hình 3D thuộc thể loại phiêu lưu-mạo hiểm-hài
hước này, hiện đang đứng đầu tại các phòng vé ở Bắc
Mỹ, đang được khán giả khắp nơi trên thế giới ưa chuộng.
<em>"The Croods"</em> dẫn đưa người xem đi vào cảnh sống hoang
sơ của người tiền sử, gặp gỡ những sinh vật hình như
chỉ có trong giả thiết hay trong trí tưởng, như chó lai cá
sấu, voi tí hon, cánh hoa ăn thịt người, những trái bắp hay
những quả trứng khổng lồ. Hang động đơn sơ, rừng xanh kỳ
vĩ, ngọn đuốc thần kỳ, ánh lửa lấp lánh như pháo hoa,
được DreamWork minh họa bằng những bức tranh sinh động, đầy
màu sắc, tuyệt đẹp. Đấu tranh với thiên nhiên với dã thú
để sinh tồn, thói quen sinh hoạt của gia đình Croods, hình dáng
thô kệch và thái độ hài hước của từng nhân vật, sự lém
lỉnh thông minh của chàng Guy, lòng yêu thích phiêu lưu của
nàng Eep, ở chừng mực nào đó đều để lại trong lòng khán
giả những cảm nhận đặc biệt.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/168517_354859421301616_1988886431_n.jpg"
/></center>

<em>"Ngày mai"</em> là hình ảnh ẩn dụ trong <em>"The Croods."</em>
Cuộc phiêu lưu của gia đình Croods là cuộc phiêu lưu của
nhân loại. Bộ phim gợi nhớ hình ảnh chiếc tàu Mayflower chở
những người Pilgrims-Separatists, cập bến Massachusetts giữa mùa
đông khắc nghiệt. Đói và lạnh khiến một nửa trong số họ
đã qua đời. Nhưng sau đó bằng nghị lực, bằng trí tuệ,
bằng sự kiên cường, những người di dân năm 1620 đã khai sinh
ra quốc gia Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay. Bộ phim gợi nhớ
hình ảnh người miền Nam Việt Nam, liều mạng bỏ nước ra đi
sau năm 1975. Biết bao nhiêu thuyền nhân đã vùi thây dưới nấm
mồ đại dương. Nhưng rồi bằng ý chí quyết tiến, người
Việt di tản đã trở thành một cộng đồng phát triển có
những thành công đáng kể, ở khắp nơi trên thế giới. Cũng
giống như gia đình Croods, trước khi thành công những người di
tản đều phải mạo hiểm, đều phải học biết những sinh
hoạt mới, lề thói mới, quy luật của xã hội mới để có
thể sinh tồn.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/603980_354859574634934_545035077_n.jpg"
/></center>

<em>"Cuộc phiêu lưu của gia đình Croods"</em> không chỉ là sự
thay đổi địa lý để tìm nơi ăn chốn ở, mà còn là sự thay
đổi quan điểm và triết lý sống. Ông bố Grug không còn thấy
Cái gì mới cũng đáng sợ. Ông thông cảm với các con, cho phép
chúng mạo hiểm để tôi luyện sự can đảm và nghị lực.
Trong gian khó gia đình Croods hết lòng thương yêu nhau. Sự hiện
diện của chàng Guy chứng tỏ: <em>"a friend in need is a friend
indeed - khi hoạn nạn mới biết chân tình."</em> Nếu không gặp
Guy chắc gì gia đình Croods có thể đến <em>"ngày mai."</em>
Những điều này chính là thông điệp của <em>"The Croods"</em>
Hình ảnh đẹp và nội dung đầy triết lý sống cho thấy
<em>"The Crood"</em> sẽ là ứng cử viên không thể thiếu trong
giải Oscars 2013 lần thứ 86 ở…ngày mai.

<strong>Hoàng Nhất Phương</strong>

8:08am Thứ Năm ngày 28 tháng 3 năm 2013





***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130331/hoang-nhat-phuong-the-croods-chuyen-phieu-luu-cua-gia-dinh-croods),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét