Hoàng Nhất Phương - Casablanca –Tình Yêu Thời Chiến

[video:http://www.youtube.com/watch?v=EJvlGh_FgcI]

http://www.youtube.com/watch?v=EJvlGh_FgcI

Khi Thiếu Tá Heinrich Strasser (Conrad Veidt) hỏi Rick Blaine (Humphrey
Bogart): <em>"What is your nationality? Quốc tịch của anh là
gì?"</em> Bằng giọng điệu dí dỏm rất đời thường nhưng
vô cùng kiêu bạc, Rick trả lời "<em>I'm a drunkard. I stick my
neck out for nobody. Tôi là một gã say. Tôi mặc kệ sự đời,
chẳng buồn để ý đến."</em> Rick là ai? Anh là người Mỹ
lưu vong, cư trú tại Casablanca - Maroc, thuộc địa của Pháp. Tuy
dáng vẻ bên ngoài lạnh lùng, ngạo mạn, nhưng sự thật Rick
là một người Mỹ nhiệt thành yêu nước, từng chiến đấu
bên cạnh những người Cộng Hòa, trong cuộc Nội Chiến Tây Ban
Nha, chống lại nhóm phát xít Francisco Franco. Thành phố biển
Casablanca năm 1942 là nơi tập trung đủ mọi tầng lớp, đủ
mọi thành phần có trong xã hội thời đó. Người ta có thể
gặp những nhân viên, quan chức của Pháp đi lại giữa phố
phường. Người ta cũng có thể thấy các sĩ quan Đức Quốc Xã
đuổi theo một kẻ tình nghi theo phe kháng Đức, hay âm thầm
truy tìm tông tích một chính khách nổi tiếng nào đó. Hơn thế
nữa, Casablanca còn là nơi có rất nhiều người tỵ nạn, họ
tìm cách đi Hoa Kỳ chạy trốn chiến tranh đang lan rộng khắp
Châu Âu. Nói tóm lại <em>"thượng vàng hạ cám"</em> đều
có thể tìm thấy tại Casablanca, đặc biệt là trong quán rượu
và cũng là sòng bài <em>"Rich's Café Américain."</em>
<div class="boxright200"><img
src="https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/s720x720/48125_329088723878686_1804485656_n.jpg"
/></div>
Ai cũng mong có giấy tờ hợp pháp đến Bắc Mỹ, tìm chân
trời mới không có chiến tranh. Giấy thông hành trở thành món
hàng vô giá của những kẻ cơ hội, là con đường sống cho
những người đang bị Đức Quốc Xã truy nã. Trong lúc tình
thế bất ổn, Ugarte (Peter Lorre), một kẻ lang bạc kiếm sống
bằng mánh khoé, bằng đủ mọi thứ nghề và cũng là khách
quen của <em>"Rich's Café Américain"</em> lại nắm trong tay hai
tấm giấy thông hành. Hắn định công khai rao bán <em>"báu
vật"</em> hắn đã chiếm đoạt, sau khi giết hai nhân viên
bưu điện người Đức. Dự tính bất thành, vì Ugarte bị Đại
Úy cảnh sát người Pháp Louis Renault (Claude Rains) bắt giữ ngay
tại quán. Tuy nhiên, Renault và các quan chức của Đức Quốc Xã
không hề biết, trước khi bị đưa đi Ugarte đã nhanh chóng trao
hai tờ thông hành cho Rick. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói,
nếu như Rick không gặp lại Ilsa Lund (Ingrid Bergman), vị khách
bất ngờ và cũng là người yêu cũ của anh. Chồng của Ilsa là
Victor Laszlo (Paul Henreid) là lãnh tụ kháng chiến người Tiệp
Khắc, từng trốn thoát khỏi trại tập trung của Đức Quốc
Xã. Họ đến Casablanca tìm đường đi Hoa Kỳ, để tiếp tục
tổ chức phong trào kháng chiến. Biết Rick có hai tấm giấy
thông hành, họ muốn mua lại nhưng Rick cương quyết không bán.
Anh đồng ý đưa cho Victor một tờ thông hành, với điều kiện
Ilsa phải ở lại Casablanca. Tình thù rực nắng, yêu hận mênh
mang, tưởng như không thể giải quyết. Nhưng khi giòng nhạc
<em>"A Times Goes By"</em> vang lên… You must remember this. A kiss is
still a kiss. A sigh is just a sigh. The fundamental things apply. As time
goes by. And when two lovers woo. They still say, <em>"I love you."</em> On
that you can rely. No matter what the future brings… Em ơi hãy nhớ.
Môi hôn vẫn mơ. Lời than muôn thuở Thực tại vẫn là. Năm
tháng qua đi. Hai người đắm men tình yêu, vẫn trao <em>"lời
ân ái." Ta vẫn còn chút gì để nhớ. Dẫu rằng đời đã
về xưa…"</em> Họ đã đem tơ tình vương vấn hòa nhập làm
một vào hồn non nước, để <em>"Casablanca"</em> trở thành
giai điệu bất hủ của những người muốn đem tình yêu đền
nợ nước.

Chắc chắn nhà xuất bản Hal B.Wallis, đạo diễn Michael Curtiz,
các nhà biên kịch Julius J. Epstein, Philip G. Epstein, Howard Koch,
Casey Robinson và ê-kíp tài tử Humphrey Bogart, Ingrid Bergman, Paul
Henreid, Claude Rains, Peter Lorre, Sydney Greenstreet, Conrad Veidt, Dooley
Wilson, Joy Page..v.v…, không nghĩ rằng họ đã tham gia dàn dựng
và diễn xuất những thước phim để đời.
<em>"Casablanca"</em> được mệnh danh là một trong số những
tác phẩm nghệ thuật điện ảnh kinh điển của nhân loại.
Chiến tranh luôn khắc nghiệt, rất nhiều khi phi lý. Lựa chọn
làm theo cách này hay không làm theo cách kia, thường ngoài ý
muốn và đòi hỏi sự cam đảm. Nếu cho rằng Rick đã chọn
đứng lại, để Ilsa và Victor ra đi, là một lựa chọn
<em>"dễ chịu,"</em> hãy nhớ lại lời nhận xét lừng danh
của Forster: <em>"If I were forced to choose between my country and my
friend, I hope I would be brave enough to choose my friend. Nếu bị bắt
buộc phải lựa chọn giữa tổ quốc và bằng hữu, tôi hy
vọng tôi đủ can để để chọn bạn của mình."</em> Lời
của Forster cho thấy, Rick đã bị giằng xé bởi lựa chọn khó
khăn giữa tình yêu của anh dành cho Ilsa, và trách nhiệm giúp
vợ chồng cô ra khỏi Ma-rốc đến Hoa Kỳ. Và anh đã chọn
bằng hữu, để có thể nói với Louis rằng: <em>"I think this is
the beginning of a beautiful friendship. Tôi nghĩ một tình bạn thiết
mới bắt đầu."</em> Anh cũng nói với Ilsa khi đưa vợ chồng
cô ra sân bay rằng <em>"Nếu em ở lại, em sẽ hối hận. Sự
hối hận không phải chỉ có trong hiện tại, không phải chỉ
có ở tương lai, mà là ngay lúc này, và sẽ kéo dài suốt đời
em. You would regret it if you stayed. Maybe not today, maybe not tomorrow,
but soon and for the rest of your life."</em> Hình ảnh bất động
của Ilsa, khuôn mặt dư đầy cảm xúc phức tạp của cô đã
diễn tả tài tình số phận của một người, không nắm chắc
ngày mai của mình. Cô không biết cô sẽ lên máy bay với Victor,
hay ở lại Basablanca với Rick. Trong sự bất trắc đầy hiểm
họa ấy, Ilsa biết rõ tình yêu giữa cô và Rick, biết rõ trách
nhiệm của một người vợ đối với chồng. Cô không nghiêng
theo chiều gió, ngược lại chấp nhận đón nhận kết quả
trung thực và thật như sự thật là. Đây chính là điều
khiến Ilsa Lung trở thành hình ảnh bất hủ, một hình ảnh mà
chỉ có Ingrid Bergman mới lột tả trọn vẹn ý tình.

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc6/s720x720/285364_329090173878541_601613463_n.jpg"
width="550" /></center>

Năm 1944, trong lễ trao giải Oscar lần thứ
<em>"Casabalanca"</em> được trao ba giải thưởng quan trọng:
Phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản chuyển
thể tuyệt vời nhất. Đã 68 năm tính từ ngày công chiếu
đầu tiên, nhưng cho đến nay <em><em>"Casabalanca - Tình Yêu
Thời Chiến"</em></em> vẫn luôn đứng ở nhóm đầu, trong
bảng xếp hạng dành những bộ phim hay nhất của nhân loại.
được trao tặng ba giải Oscar danh tiếng. Tuy chỉ là phim đen
trắng, nhưng bất cứ ai đã xem <em>"Casablanca"</em> đều cảm
nhận: Cảnh ngộ trớ trêu của Rick-Ilsa-Victor không phải là
những vấn đề quan trọng, trước thế sự hỗn mang của
chiến tranh. Nhưng những điều mà ba con người ấy đã làm
được, đã chịu đựng được, đã hy sinh được, không hề
nhỏ bé. Họ đã đấu chiến thắng bản ngã ích kỷ của mình,
đã dám đương đầu với sự thật. Sự thật của tình yêu,
sự thật của cuộc đời, sự thật của chiến tranh giúp họ
vượt lên trên mọi nỗi đau khổ, cứu vớt thế giới bằng
chính cái đẹp của tâm hồn cao thượng. Đây chính là thông
điệp của tình nhà nợ nước, tồn tại đến muôn thuở muôn
đời trong "Casablanca."

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/285269_329091390545086_2057219534_n.jpg"
width="550" /></center>

<strong>Hoàng Nhất Phương</strong>

4:30am Thứ Sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130224/hoang-nhat-phuong-casablanca-tinh-yeu-thoi-chien),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét