HÀ NỘI (NV) - Tuy bị đả kích dữ dội trong kỳ họp đảng
nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn ngồi yên trên ghế thủ
tướng. Ðiều này làm giới vận động dân chủ hóa Việt Nam
thất vọng dù tin tức xì ra từ cuộc họp trung ương đảng
kỳ 6 báo hiệu những chỉ dấu không thuận lợi cho ông.
<center><img
src="http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/157256-VN_NguyenTanDung_AFP_102212.400.jpg"
/></center>
<center><em>Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tươi cười (giữa)
trong khi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang (phải), Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng (trái) mặt mũi đăm đăm khi chuẩn bị thăm
lăng Hồ Chí Minh trước khi bắt đầu cuộc họp Quốc Hội ở
Hà Nội ngày 22 tháng 10, 2012. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty
Images)</em></center>
Nhưng tại sao ông không bị cưa ghế?
Ông David Koh, chuyên viên nghiên cứu chính trị Việt Nam tại
Viện Khảo Cứu Ðông Nam Á ở Singapore nêu ra một số lý do và
viết trên báo Straits Times hồi tuần qua.
Kết thúc cuộc họp trung ương đảng kéo dài 2 tuần lễ, ngày
15 tháng 10 năm 2012, một bản thông báo kết quả hội nghị
nhìn nhận niềm tin của quần chúng vào cái đảng độc tài
ngày càng xuống thấp vì tham nhũng ngày càng nhiều, chính sách
kinh tế và phân chia quyền lực dựa vào bè phái để chia phần
ăn.
Dù được che đậy, người ta vẫn nhìn thấy có sự đấu đá
giữa hai phe cánh cầm đầu bởi Trương Tấn Sang, chủ tịch
nước, và đối thủ bên kia là Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng.
Sự đấu đá có thể thấy khá lộ liễu qua một số vụ bắt
giữ hoặc lời đả kích để người ta hiểu nhắm vào ai.
Dù bị truy tội trong cuộc họp đảng, bản tường thuật của
trung ương đảng nói cái cơ chế này "không kỷ luật một
đồng chí thuộc Bộ Chính Trị" mà ai cũng hiểu là Nguyễn
Tấn Dũng.
Những tai tiếng sụp đổ và tham những hai năm qua từ tập
đoàn đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu biển Vinalines đến
thâu tóm ngân hàng, nợ xấu ngân hàng, kinh tế đình đốn
khiến hàng chục ngàn công ty lớn nhỏ sập tiệm, đổ dồn
hết lên đầu ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ông là
người điều hành guồng máy nhà nước.
Người ta đưa ra 3 lý do giải thích tại sao ông không mất
chức thủ tướng và không bị đẩy ra khỏi Bộ Chính Trị.
Thứ nhất, Nguyễn Tấn Dũng có đủ số phiếu của phe cánh
trong trung ương đảng để bảo đảm ông không bị gạt ra
khỏi Bộ Chính Trị. Chỉ cần đa số quá bán của tổng số
175 phiếu là xong. Phe cánh của ông gồm nhiều chủ tịch tỉnh
hay tỉnh ủy, hầu hết đều trong trung ương đảng. Biết mánh
như vậy, ông đã cùng đồng ý với Bộ Chính Trị để "tự
kỷ luật mình" dù trong cuộc họp riêng của Bộ Chính Trị
ông đã bị đa số đòi "kỷ luật". Khi toàn thể trung ương
đảng bỏ phiếu thì ông vẫn không bị lật đổ.
Thứ hai, hiện không có một người nào khác trong Bộ Chính
Trị có khả năng thích hợp để thay ông làm thủ tướng.
Người đó buộc phải là thành viên Bộ Chính Trị và có kinh
nghiệm điều hành kinh tế.
Tin tức đồn đãi nói Nguyễn Sinh Hùng, đương kim chủ tịch
Quốc Hội, được đề nghị thay thế, nhưng theo một blogger,
trong cuộc họp, ông này lại lên giọng hòa giải, đề nghị
cho ông Dũng và những người vấp sai lầm cơ hội sửa sai
chuộc tội.
Thứ ba, nếu lật Nguyễn Tấn Dũng, phe cánh húc nhau có thể
dẫn đến xáo trộn chính trị. Sợ nguy hiểm tới bản thân
mình trong một tương lai bất định, tất cả đều cho cái tốt
nhất vẫn là tránh chia rẽ. Chẳng thế, trong diễn văn chấm
dứt cuộc họp, tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã
cảnh cáo đồng đảng không nên để "các thế lực thù
địch" lợi dụng cơ hội lật đổ chế độ.
Tuy nhiên, theo ông Koh, các giới quan sát chính tình Việt Nam
quên một số yếu tố khác đã thúc đẩy các phe cánh đồng
thuận với nhau trong việc giữ Nguyễn Tấn Dũng lại trên ghế
thủ tướng.
Theo ông Koh, dù cá nhân Nguyễn Tấn Dũng phải gánh phần lớn
trách nhiệm với những gì xảy ra tại Việt Nam, toàn thể
đảng CSVN cũng đều chia sẻ trách nhiệm.
Trước hết, chính đại hội đảng đã biểu quyết thông qua
các chính sách kinh tế xã hội mọi mặt mà chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng thi hành (dù có thể chính phủ của ông ta soạn thảo
các chương trình đó). Trách nhiệm và tội lỗi là của cả
đảng để cho Việt Nam tụt hậu, kinh tế èo uột, giáo dục, y
tế cái gì cũng vô cùng tồi tệ.
Kế đến, ông ta mới được đề cử giữ chức thủ tướng
nhiệm kỳ thứ hai hồi tháng 5 năm ngoái. Mới một năm rưỡi
có thể chưa đủ để đánh giá thành quả dù các đối thủ
của ông ta tin rằng thừa đủ.
Thứ ba, người Việt Nam có truyền thống tha thứ trong cách cư
xử hàng ngày. Nếu cho ông ta cơ hội sửa sai lỗi lầm thì
tốt hơn là gây chia rẽ lớn trong đảng.
Phản ứng đối với kết quả kỳ họp trung ương đảng kỳ 6
từ thờ ơ để đả kích kịch liệt có thể thấy rất nhiều
trên Internet. Thật ra, theo ông Koh, Việt Nam cần cải tổ rất
nhiều trong mọi lãnh vực từ y tế, giáo dục, công nghệ,
chính sách gia cư và cả kế hoạch chống tham nhũng. Tuy dư
luận quần chúng và nhiều lãnh tụ đảng CSVN kết tội chính
phủ của ông Dũng làm đất nước tụt hậu, nhưng lại không
có đủ sức mạnh xã hội hay một nhóm lãnh tụ đảng đủ
đông đảo để thay đổi.
Cuộc khủng hoảng nội bộ đảng CSVN mới đây chứng tỏ
đất nước này cần phải gạt bỏ những kẻ lãnh đạo bất
tài, vô hạnh. (T.N.)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121104/tai-sao-nguyen-tan-dung-khong-bi-cua-ghe),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét