Hoàng Dũng - Thư gửi báo Nhân Dân đề nghị làm rõ quan niệm về Quyền Con Người

<strong>Kính gửi:</strong> Ông Thuận Hữu – Tổng Biên
tập báo Nhân dân

Tôi là Hoàng Dũng, thành viên của Phong trào Con đường Việt
Nam. Phong trào có mục tiêu là làm cho quyền con người được
tôn trọng, bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam để
người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền pháp
định của bản thân từ đó làm chủ đất nước và làm chủ
cuộc sống của mình.

Ngày 30 tháng 10 năm 2012, trên địa chỉ
http://nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/binh-luan-phe-phan/t-h-i-ngo-i-ngh-v-cac-nha-dan-ch-1.374783
của báo Nhân dân điện tử có bài "Từ hải ngoại nghĩ về
các "nhà dân chủ"" của tác giả Trần Mai bàn về vấn
đề dân chủ, nhân quyền.

Sau khi đọc kỹ bài viết trên, tham khảo nhiều tài liệu chính
thức, tôi nhận thấy tác giả Trần Mai đã có những nhận
định sai lầm nghiêm trọng về quyền con người. Việc đăng
bài viết của tác giả có nghĩa rằng Báo Nhân Dân cũng đồng
ý với những nhận định đó.

Tôi sẽ chỉ đi vào nhận định sai lầm nghiêm trọng nhất
của Quý Báo, bởi nhận định này là nguyên nhân gốc để
toàn bộ bài báo trở thành 1 quan điểm vô cùng nguy hại cho
các độc giả trong và ngoài nước về quyền con người.

Xin trích dẫn nhận định sai lầm của tác giả Trần Mai trong
bài viết này: "Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế
giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân
quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập
quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai
cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và
không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát
hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người
không phải là bẩm sinh và vốn có, <strong>mà phải do nhà
nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã
được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong
khi thực thi quyền con người</strong>". (Đoạn bôi đậm do tôi
nhấn mạnh)

Đây là nhận định sai lầm nghiêm trọng mà tôi muốn nhắc
đến. Bởi:

1. Theo Công ước Quốc tế về Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc
thông qua năm 1948 mà Việt Nam đã tham gia năm 1982, điều 1 và
điều 2 khẳng định:

<strong>Điều 1:</strong>

<em>Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về
nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý
trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh
thần bác ái.</em>

<strong>Điều 2:</strong>

<em>Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và
tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có
một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn
ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm
khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay
tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có
sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc
gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị,
nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay
lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay
dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình
trạng bị hạn chế về chủ quyền.</em>"

Xem chi tiết tại:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuyên_ngôn_Quốc_tế_Nhân_quyền


2. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập của Hồ chủ tịch khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Hồ Chủ tịch
tuyên bố rằng:

"<em>Hỡi đồng bào cả nước,</em>

<em>Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc</em>".

<em>Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776
của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp
năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi</em>".

<em>Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.</em>"

Xem đầy đủ tại:
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1092&Itemid=69

Từ 03 (ba) đoạn trích dẫn nêu trên đã thấy được nhận
định của tác giả Trần Mai, báo Nhân dân trái ngược hoàn
toàn với Công ước Q uốc tế về Nhân quyền và Tuyên ngôn
Độc lập của Hồ Chủ tịch.

Vì những điều nêu trên, tôi đề nghị Báo Nhân dân làm rõ
quan điểm của Quý Báo về quyền con người. Liệu có một âm
mưu nào đó đứng sau bài báo này để hòng lớn tiếng phản
bác lại Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ tịch, gián tiếp
phản bác lại thứ thiêng liêng nhất của nhân dân Việt Nam,
của loài người?

Sau khi nhận được hồi đáp của Quý Báo, tôi sẽ tiếp tục
phân tích thêm những quan điểm khác của Quý Báo về Dân chủ
ở bài báo này.

Tôi chờ đợi hồi đáp của Quý Báo. Trong khi chờ đợi, tôi
cũng gửi thư đề nghị này tới một số cơ quan báo chí
truyền thông trong và ngoài nước, hầu mong được cùng bàn
bạc với mọi người, bởi quyền con người không chỉ dành cho
tôi, cho Quý Ông Tổng Biên tập báo Nhân dân, tác giả Trần
Mai… mà là của bất cứ ai đang được sống, đang muốn sống
như một con người.

Kính chào trân trọng.

Ngày 02 tháng 11 năm 2012.
Hoàng Dũng.
Email: hoangngocanan@gmail.com
Địa chỉ: Phú Nhuận, Tp HCM, Việt Nam

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/384214_373647106052728_331699594_n.jpg"
/></center>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121102/hoang-dung-thu-gui-bao-nhan-dan-de-nghi-lam-ro-quan-niem-ve-quyen-con-nguoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét