Nhiều “đại gia ngân hàng” bán hết tài sản cũng không thể trả hết nợ

<em><strong>Tiếng là "đại gia ngân hàng" nhưng nếu tính
thẳng thắn ra chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài
sản đi cũng không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – T.S
Lê Xuân Nghĩa thẳng thắn nói.</strong></em>

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li>"Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng quá cẩu
thả"</li>
<li>Đơn vị xếp hạng tín nhiệm ngân hàng "xin lỗi" vì kết
quả "thiếu sót"</li>
<li>Vì sao Agribank "mất hút" trong bảng xếp hạng tín nhiệm
ngân hàng?</li>
<li>Các "đại gia" ngân hàng Việt có bao nhiêu tiền?</li>
</ul></div>

T.S Lê Xuân Nghĩa cho biết quyết tâm của Chính phủ trong việc
ngăn chặn tình trạng lũng đoạn tại ngân hàng: Đồng tiền
đầu tư vào ngân hàng phải là đồng "tiền sạch" 12 đời
(đời - đi qua 1 chủ sở hữu).

Theo nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia –
ông Lê Xuân Nghĩa, tình trạng lũng đoạn tại các ngân hàng
đã được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia chỉ ra và báo
cáo lên Thủ tướng Chính phủ <strong>cách đây 2 năm</strong>.

Quy định của luật hiện hành thì cá nhân và những người
liên quan không được phép sở hữu quá 20% tổng số cổ phần
tại một tổ chức tín dụng, nhưng trên thực tế có những
người sở hữu lên đến 50% thậm chí 60%.

Ông Nghĩa châm biếm rằng, đó là <strong>ngân hàng của
"choa" (tao)</strong> chứ không phải ngân hàng của cộng
đồng, nhân dân, ngân hàng của đất nước.

Chính vì thế chỉ ở Việt Nam mới có chuyện mẹ làm chủ
tịch HĐQT, con gái làm tổng giám đốc, con trai làm phó tổng
giám đốc… Việc này đã diễn ra trong vòng nhiều năm, nó như
một góc xa lạ đối với thị trường tài chính quốc tế.

Trước đây, chúng tôi (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) đã
cảnh báo đây được xem là nguy cơ lớn nhất đe dọa đến an
ninh của hệ thống tài chính tại Việt Nam.

"Vĩnh viễn chúng ta không thể xóa được nợ xấu, hệ thống
ngân hàng không thể lành mạnh nếu điều này không được
chấm dứt. Bởi lẽ, ngay từ đầu việc người góp vốn đã
không minh bạch" – ông Nghĩa nói.

<h2>Tiền ở đâu ra?</h2>

Về tỷ lệ sở hữu là thế. Nhưng ông Nghĩa cũng đặt câu
hỏi: Tiền đâu để những cá nhân đó có thể sở hữu số
cổ phần đó?

Cách đây vài năm NHNN có hàng loạt các yêu cầu về tăng vốn
từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, rồi từ 1.000 tỷ đồng
lên 3.000 tỷ đồng trong một thời gian rất ngắn.

Giả sử, một cá nhân đang sở hữu 30% cổ phần tại một
ngân hàng có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, thì khi ngân
hàng đó tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng, cá nhân
đó muốn duy trì tỷ lệ sở hữu của mình thì đồng nghĩa
với việc phải có thêm 1.000 tỷ đồng để đóng vào.

Số tiền trên là quá lớn đối với một cá nhân cộng thêm
thời gian để có được số tiền đó lại rất ngắn.

Do đó, hầu hết các cá nhân này buộc phải "lao" vào sử
dụng tất cả các công cụ tài chính để "biến" tiền gửi
của dân cư thành tiền của mình.

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/nganhang-bandoc-giaoduc-vietnam1.jpg"
width="500" height="466" alt="nganhang-bandoc-giaoduc-vietnam1.jpg"
/></center>

Cũng dễ hiểu vì sở hữu ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận
rất cao nên ít có ai bỏ lỡ cơ hội này. Thống kê cho thấy,
lợi nhuận cao nhất rơi vào khoảng 33%/năm.

Ông Nghĩa chỉ ra cách kiếm tiền để góp vào duy trì tỷ lệ
sở hữu của những cá nhân sở hữu tại các ngân hàng (tạm
gọi là "đại gia ngân hàng") cụ thể như sau: thông thường
là họ sẽ lập ra các công ty con và dùng chính công ty con này
để phát hành trái phiếu lấy tiền về đầu tư vào ngân hàng
của mình đang sở hữu hoặc các ngân hàng khác; sau đó lấy
chính số cổ phiếu tại ngân hàng mà mình nắm cổ phần về
cầm cố vay vốn ngay tại ngân hàng của mình và lấy số tiền
cầm cố được này đi trả nợ trái phiếu.

Tiếng là "đại gia ngân hàng" nhưng nếu tính thẳng thắn ra
chắc chắn nhiều đại gia dù có bán hết tài sản đi cũng
không thể trả hết nợ tại các ngân hàng – ông Nghĩa thẳng
thắn nói.

Bởi lẽ, vòng quay của trái phiếu ra cổ phiếu, rồi từ cổ
phiếu thành tín dụng và từ tín dụng trả trở lại cho trái
phiếu thời gian quá ngắn.

Thời gian đó chưa đủ để cổ phiếu đó sinh lời để trả
lại tiền cho trái phiếu. Chính vì thế nợ xấu của các
"đại gia ngân hàng" tại các ngân hàng là tương đối lớn.

<h2>Tiền phải "sạch" 12 đời</h2>

Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất bức xúc về tình trạng
này và yêu cầu phải làm rõ vấn đề, đồng tiền đầu tư
vào ngân hàng phải là đồng "tiền sạch" 12 đời (điều
tra nguồn gốc 12 đời), trước mắt hãy chứng minh được đó
là đồng "tiền sạch" 3 đời, ông Nghĩa cho biết.

Ông Nghĩa cho rằng, việc chống thao túng sẽ tiếp tục được
Chính phủ làm quyết liệt và dứt khoát phải làm sớm để
làm trong sạch hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo không gây xáo trộn hệ thống thì
cách thức xử lý có thể khác. Chẳng hạn giao cho ngân hàng
nhà nước xử lý hành chính, ép giảm tỷ lệ xuống đúng như
quy định, tịch thu số cổ phần dư thừa xung công quỹ…

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/tin-tuc/20120915/nhieu-dai-gia-ngan-hang-ban-het-tai-san-cung-khong-the-tra-het-no),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét