Chánh án tối cao Michael Kirby – Sự thay đổi qua bất đồng quan điểm

<div class="special_quote"><h2>Lời mở đầu</h2>

Đọc qua bài cam kết của Dân Làm Báo sẵn sàng đi tù dài hạn
để trả lời cho cái quyết định 7169 của thủ tướng và
liên hệ đến với biết bao nhiêu người yêu nước bị tù
tội chỉ vì bất đồng quan điểm với đảng lãnh đạo,
những hành động ấy làm tôi liên tưởng đến những nhà
đấu tranh cho sự tự do của dân tộc Việt Nam sẵn sàng
ngước nhìn lưỡi máy chém không chút sợ sệt. Cái nòi Việt
Nam đã được tôi thế đấy. Ngày mai ba người con yêu dấu
của dân tộc Việt, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy), Tạ Phong
Tần và Phan Thanh Hải, sau thời gian dài bị giam giữ bất hợp
pháp sẽ bị ra tòa xét xử chỉ vì sự bất đồng quan điểm.
Và tiếp nối cái nòi Việt Nam, họ sẽ ngước nhìn lưỡi máy
chém không chút sợ sệt.

Bất đồng quan điểm là bản chất tiến bộ và tiến trình
văn minh của nhân loại. Bản chất của Dân Làm Báo chỉ là
tạo cơ hội cho những tiếng nói bất đồng quan điểm của
chính mình và những người khác có cơ hội được bầy tỏ.
Những gì Dân Làm Báo đã và đang đóng góp cho cuộc cách mạng
tự do rực rỡ (mà tôi đã đề cập bài viết trước đây) cho
đất nước quá bất hạnh này mà tất cả ai là người Việt
không nuôi dưỡng ấp ủ và bảo vệ nó có lẽ không có trái
tim và không có cả cái đầu, và đấy là quan điểm của tôi
và rất mở rộng cho sự bất đồng quan điểm.

Bất đồng quan điểm về luật pháp phải được tiến hóa xa
hơn trong xã hội Việt Nam hiện tại để đặt thẳng vấn đề
với những điều man rợ và kém văn minh trong hiến pháp cũng
như trong luật pháp hiện tại; nghĩa là chưa cần phải xác
định bị cáo có tội hay không mà nên tranh luận giá trị của
điều luật ấy về sự bất lương tâm chà đạp quyền làm
người và thậm chí phản dân tộc và ngay cả phản bội tổ
quốc. Điều 88 và một số điều luật khác được dùng để
buộc tội những người yêu nước chỉ là một tiến trình ẩn
để xây dựng một nền đô hộ mới của Thực Dân Đỏ lên
trên dân tộc Việt Nam.

Tôi xin dịch bài viết của vị chánh án của tòa án tối cao
của Úc Michael Kirby (1) về bất đồng quan điểm qua ánh mắt
của một chánh án về tư pháp và nhất là trong Tòa Án Tối Cao
Úc, mà bản chất của bài viết này cũng là một bất đồng
quan điểm. Bài dịch này là một trong những bài viết được
lựa chọn bởi Tim Wright ấn hành trong cuốn sách "Time for
change: Australia in the 21st century" (tạm dịch là Thời điểm cho
sự thay đổi: Nước Úc trong thế kỷ 21).

Mai Việt Tú
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
23 tháng 9 năm 2012</div>


<h2>Michael Kirby – Sự thay đổi qua bất đồng quan điểm (Change
through dissent)</h2>

"<em>Những xã hội hoạt động tốt từng bước một làm
giảm sự tuân thủ và đốc thúc bất đồng quan điểm. Họ
làm thế một phần để bảo vệ quyền của những người bất
đồng quan điểm, nhưng hầu hết là để bảo vệ lợi ích
của chính họ</em>" - (Lời của) Cass Sunstein, Giáo Sư Luật

Bất đồng quan điểm – khả năng và ước muốn để suy nghĩ
khác với những người khác, bất đồng ý với họ và bầy
tỏ sự bất đồng ý ấy bằng nhiều hình thức – là một
khía cạnh cực quan trọng của sự tự do cá nhân. Ngay cả trong
gông cùm, trong một phòng giam tù, trù dập bởi những bạo
quyền chuyên chính, khối óc của con người vẫn tự do để
cảm nhận những quan điểm của công lý và những quyền cơ
bản. Nó có thể vẫn hiện hữu để xoa dịu người tù và
tạo hy vọng cho những lúc tốt đẹp hơn. Hy vọng như thế có
thể tăng sự chịu đựng bởi những sự trù dập do sự sai
trái của con người nhận thức về lẽ phải.

Tuy nhiên, gìn giữ những nhận thức khác nhau thường thường
sẽ, có lẽ thông thường, khuyến khích những người gìn giữ
ấy bầy tỏ những nhận thức ấy ra, càng nổ lực thúc dục
những người khác trong cộng đồng của người ấy hay xa hơn,
chia sẻ những ý kiến giống nhau hoặc tối thiểu phản biện
chúng để đưa đến kết quả của cuộc tranh luận sẽ được
phơi bầy thành một tổng hợp mới của sự hiểu biết và ý
kiến phản ảnh những quan điểm khác nhau, cũ và mới.

Trong nhiều xã hội, ngay cả ngày nay, áp lực tiềm tàng để
bóp nghẹt sự bầy tỏ những ý kiến mới và những nhận
thức bất đồng quan điểm. Đặc biệt là, những vấn đề
nhậy cảm như là tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, sắc tộc,
giống (nam hay nữ), tình dục, chính trị và tổ chức xã hội.
Kinh nghiệm chưa dạy chúng ta rằng hầu hết những cộng đồng
sáng tạo đốc thúc, hoặc tối thiểu chấp nhận, bầy tỏ
cảm nhận khác nhau về thực tại và ý kiến khác nhau về
những vấn đề tập quán của tổ chức xã hội.

Bất đồng quan điểm trong luật pháp là một loài (species)
đặt biệt, rõ ràng trong tôn ti của luật pháp, mà trong đó
quan tòa – như là những người hành động chính trong sự bầy
tỏ và áp dụng luật pháp – đối diện thẳng thừng với nhu
cầu nhận thức những điểm ngờ vực và không chắc chắn
của nhiều luật lệ và nguyên tắc. Hành động như thế một
cách công khai và minh bạch, các quan tòa đóng góp vào sự tiến
hóa của những điều luật và vào sự tiến hóa của những
giá trị mà ảnh hưởng lên cái cách mà những thứ ngờ vực
ấy được giải quyết.

Từ sự tranh cãi cho một khía cạnh khác của điều luật,
người bất đồng quan điểm thách thức những kết luận và
biện minh của số đông. Ông hay bà ta đôi khi giúp thay đổi ý
kiến phơi bầy – hoặc tối thiểu làm cho nó rõ ràng hơn và
bén nhọn hơn những điểm về khác biệt của sự đồng ý
giữa những ý kiến đối chõi. Từ sự kêu gọi những ý nghĩ
mới và khác, những cách ổn định lâu dài về tư duy có thể
bị thay đổi cùng nhịp nhàng với những nguyên tố thay đổi
nhanh chóng trong xã hội và giá trị của chúng.

Bằng đối đầu với những rắn rỏi của những ý kiến cũ
và bằng cách kiếm ra những sai trái trong những điều tin
tưởng được chia sẻ chung hàng ngày, người bất đồng quan
điểm có thể thay đổi cái tập quán về phương cách nêu ra
những vấn đề. (Mặc dù) nó không thể xảy ra ngay tức thì.
Nhưng những ý tưởng là những động lực mạnh mẽ tạo thay
đổi. Dù nó trong tôn giáo, chính trị, kinh tế, tư pháp hoặc
bất kỳ lãnh vực kỷ luật nào đi nữa, sự cạnh tranh ý
tưởng đòi hỏi sự tự do để bầy tỏ quan điểm không chính
thống cũng như là dẫn giải sự chính thống. Đấy là sự
đụng độ của cái không chính thống mà sự thật và tiến
trình được phơi bầy.

<h2>Sự bất đồng quan điểm trong tư pháp</h2>

Bất đồng quan điểm trong những ý kiến tư pháp là một nét
đặc trưng của hệ thống pháp luật, như là của Úc, mà dấu
vết nguyên thủy của chúng đến từ Anh Quốc. Trong phong tục
tư pháp Âu Châu, chánh án thường thường không có quyền thể
hiện bất đồng quan điểm. Kiểu làm việc này thông thường
được biện minh trên căn bản rằng là bầy tỏ sự bất
đồng ý trên những quyết định sẽ giảm thiểu lòng tin
tưởng của công chúng về sự xác định của luật pháp.

Phong tục tư pháp của Úc thì khác bởi vì lịch sử nước Anh
có tự do hơn. Những chánh án hàng đầu thường thường
được lựa chọn ở tuổi trung niên từ những luật gia kinh
nghiệm nhất của công ty tư. Họ không được thăng quan tiến
chức trong chính phủ với cái nghề công chức tư pháp. Chánh
án của chúng ta (Úc) do đó thông thường cưỡng lại áp lực
từ chính phủ và những đồng nghiệp của họ. Độc lập tư
pháp bao gồm cả độc lập lẫn nhau. Hầu hết chánh án là
đầu đề của sự đúng đắn trong kháng án hay xem xét lại.
Nhưng chỉ có những chánh án cao cấp của chúng ta có lòng
lương tâm trong sạch và sự hiểu biết về luật của họ và
những dữ kiện của vụ án.

Trong những tòa án cao hơn, bất đồng ý về luật pháp cũng
không tránh khỏi và thật ra khá thông thường. Những từ ngữ
của hiến pháp hay bị tranh cãi. Nhất là những lần thay đổi
nhanh chóng, có thể không có những tiên quyết trong luật pháp
chung cho một vấn đề mới của xã hội hay của kỹ thuật. Do
đó chánh án có bổn phận sáng tạo để giải quyết những
điều không chắc chắn ấy, tuy nhiên một số có thể chọn
lựa cách từ chối hoặc che dấu nó.

Đòi hỏi bởi những nhà quan sát cho sự nhất trí giữa những
chánh án thì thường thường ấu trĩ. Nếu cứ bắt buộc chánh
án phải che đậy sự bất đồng ý trước công chúng mà họ
phục vụ, nó phủ nhận quyền tối thượng, cả người dân,
quyền đánh giá, và phê bình, cả những sự lựa chọn tư
pháp. Cứ giả vờ như bất cứ cái gì trong luật pháp cũng xác
định, và những chánh án ấy điều khiển như những anh thợ
lái tự động, sẽ dối trá được một số nhỏ thôi. Đấy
là tại sao bổ nhiệm chánh án, nhất là cho những tòa án cao,
là qui định rất quan trọng, được boản toàn giá trị đúng
đắn bởi chính phủ.

Nghiên cứu những ý kiến trong công lý chứng tỏ cao xa hơn cả
sự tranh cải tính kiên định cao trong những kiểu mẫu kết án
do những chánh án khác nhau. Giải bầy luật pháp cũng không
tránh khỏi tiến trình hình thành bởi những giá trị. Chánh
án, cũng như hầu hết người quan trọng, cũng có giá trị. Họ
có tầm nhìn về hiến pháp và về xã hội, về công bằng và
công lý của chúng. Một số quan tâm hơn đối với những
người (chánh án) khác về bảo vệ nhân quyền và nền tảng
tự do. Các chánh phủ đều biết về những cá tính khác nhau
(của những chánh án). Nó ảnh hưởng lên sự bổ nhiệm tư
pháp. It khi thấy ai cứng đầu như Tim Fisher (2), sau bản án Wik
trên sở hữu đất tự nhiên năm 1996 (3), khi ông ta tuyên bố
rằng chính phủ sẽ bổ nhiệm "chữ C Conservative(s)" vào Tòa
Án Tối Cao (ý nói bổ nhiệm chánh án loại bảo thủ, bảo vệ
da trắng). Cho dù họ có nói thế hay không, các thế hệ chính
phủ của mọi loại phức tạp thường thường bổ nhiệm chánh
án có khả năng nhưng họ cũng hy vọng (các chánh án ấy) hòa
đồng nói chung với giá trị của họ.

Một phân tích gần đây bởi Andrew Lynch và giáo sư George
Williams đã cho thấy sự phân chia trong kiểu mẫu bỏ phiếu
quyến định bản án của Tòa Án Tối Cao hiện tại. Ngoại
trừ bốn năm (đầu) trăng mật khi Tòa Án Tối Cao Úc được
thành lập năm 1903, luôn luôn có sự phân chia, phản ảnh những
triết lý và nhận thức khác nhau của những người giữ vị
trí. Bất đồng quan điểm, bầy tỏ bất đồng ý qua kết quả
của bản án, là một lời kêu gọi cho tương lai.

Trước năm 1976, khi chánh án được làm việc suốt đời, họ
thường sống đủ lâu để thấy những bất đồng quan điểm
của họ được chấp nhận. Chẳng hạn như, Sir Isaac Isaacs năm
1907 nhất quyết rằng có một cách khác để diễn giải hiến
pháp của chúng ta mà mãi đến năm 1921 mới được chấp nhận.
Nó đã sống sót từ đó. Sir Owen Dickson kiên nhẫn bầy tỏ
phương thức hướng tới luật pháp của ông ta, mà đã lần
lần được áp dụng trong 35 năm làm việc. Ngày nay, bởi vì
chánh án Tòa Án Tối Cao phải nghỉ hưu ở tuổi 70, sự kêu
gọi bất đồng quan điểm phải được công bố rộng rãi
đến với những chánh án kế tiếp, đến với những luật sư
và đến với thế hệ trẻ.

Lynch và Williams, qua tham khảo về những quyết định của Tòa
Án Tối Cao năm 2004, cho thấy sự đồng tình rất mạnh mẽ
trong quyết định những bản án cá nhân của 4 chánh án hiện
tại thường thường chia sẻ cùng quan điểm. Họ bất đồng ý
trong rất ít trường hợp. Mặt khác, chánh án McHugh bất đồng
quan điểm 14 phần trăm các bản án, chánh án Callinan 22 phần
trăm và tôi 38 phần trăm trong tất cả bản án. Sự bất đồng
ý của tôi về những vụ án về hiến pháp năm ngoái ghi nhận
52 phần trăm – cao nhất trong lịch sử của Tòa Án Tối Cao.

Qua cái nhìn cô lập của nó, những thống kê như thế cũng
chẳng nói lên gì nhiều. Để thấu hiểu bất đồng ý kiến,
thật là cần thiết để nhìn vào chính những vụ án để tìm
thấy những bất đồng ý như thế nào. Do đó, năm 2004, bất
đồng quan điểm của tôi quan tâm về quyền lực của các cơ
quan chính phủ liên bang giam giữ vô thời hạn một người
không giấy tờ quốc tịch gì cả không thể bị trục xuất
về chính quốc gia của người ấy; quyền lực của quan chức
liên bang có thể trục xuất khoảng nửa triệu người gốc Anh
ở Úc như là "những người hành tinh lạ"; quyền lực của
quốc hội tiểu bang bổ nhiệm chánh án quyết định giam giữ
vô hạn định những tù nhân đã ở tù xong bản án; và nới
rộng quyền lực của tòa án quân sự lên trên những vi phạm
nhân sự.

Trong những quyết định này và quyết định khác, những giá
trị và biểu tượng quan trọng của hiến pháp và xã hội Úc
của chúng ta đang ở điểm có vấn đề. Chi khi nào phơi bầy
những xung đột trong ý kiến về tư pháp để cho quốc hội và
công dân thích có cơ hội đánh giá công lý và chiều hướng
của luật pháp của tòa án cao nhất quốc gia.

Gần đây, một quyển sách quan trọng được ấn hành ở Hoa
Kỳ bởi Cass Sunstein, một giáo sư luật ở Viện Đại Học
Chicago. Trong cuốn sách "Why Societies Need Dissent" (tạm dịch
là "Tại Sao Xã Hội Cần Bất Đồng Quan Điểm"), Cass
Sunstein giải thích tại sao sự thật thà, minh bạch và bất
đồng quan điểm rất quan trọng cho sự khỏe khoắn của tất
cả cơ quan tổ chức, không chỉ ở tòa án thôi. Ông ta chỉ ra
những trường hợp như tổng thống Mỹ Johnson dần dần vướng
mắc ở Việt Nam, sự phân tán giữa Công Ty Ô Tô Ford và Công
Ty Ô Tô Edsell và tiến trình công lý thất bại về Nazi ở
Đức và Vichy ở Pháp như là kết quả sự im lặng của những
cơ quan tổ chức nơi mà những tiếng nói phản hồi không
được đáp ứng. Ông ta lưu ý về xu hướng tư pháp trong
những tòa thượng thẩm theo qui củ ý kiến đa số, mô tả
một "ảnh hưởng theo luồng" theo phân tâm học kiểu số
đông rằng thiểu số đi theo đa số. Đấy thì thường thường
đạt đồng ý dễ hơn. Đồng hành với ý kiến người khác
tạo tương đắc hơn đối với những người làm chung. Chắc
chắn rằng ít rách việc hơn là bầy tỏ sự bất đồng ý
của một người nào đó.

Sunstein đưa thí dụ những trường hợp trong Tòa Thượng Thẩm
Hoa Kỳ nơi mà những bất đồng quan điểm đã được chứng
tỏ. Chúng gồm cả những bất đồng quan điểm trong vụ án
giữa Dread Scott và Sandford cho phép có quyền giữ nô lệ và
những bất đồng quan điểm trong (vụ án giữa) Dennis và Hoa
Kỳ, mà duy trì luật pháp về cộng sản, tương tự như thế
xảy ra ở Tòa Án Tối Cao tại Úc vài tháng sau đó. Trong những
vụ án lớn nhất là những vụ về hiến pháp, rất là quan
trọng chánh án định án đúng. Họ làm được (đúng) như thế
nếu họ chịu nghe lời, lắng nghe, chịu nhìn những những khía
cạnh khác với những thẩm định đầu tiên của họ.

Sự bất đồng quan điểm của tôi cao hơn bất kỳ chánh án
Tòa Án Tối Cao nào trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là kết quả
của tiến trình pha trộn thay đổi của Tòa Án Tối Cao và các
loại luật, liên bang hay tiểu bang, đã được rà soát kỹ
lưỡng, cũng như đưa ra hệ thống tổng quát về những phép
đặc biệt của tòa án, mà ảnh hưởng đến những loại của
vụ án, đến với tòa án lúc này. Bây giờ kháng án cũng không
dễ dàng. Tôi đồng ý với sự đánh giá của Lynch và Williams
rằng nếu tôi làm việc cái thời ông chánh án trưởng Mason
trụ trì vào thập niên 1990, mức độ bất đồng quan điểm
của tôi có thể sẽ gần hơn tới mức độ của đa số bây
giờ đang trong tòa án. Thời điểm rất quan trọng trong luật
pháp, như là trong đời sống. Nếu vụ án Mabo (4) về quyền
sở hữu đất đai của thổ dân, vụ án đài truyền hình
Capital tiếp tục bảo vệ tự do ngôn luận (5) vụ án Dietrich
về sự phải có quyền có luật sư aaij diện tại vụ xử án
hình sự (6) vào đến Tòa Án Tối Cao trong sự tổng hợp như
hiện tại, kết quả có lẽ sẽ rất khác. Trong công việc
định án, rất nhiều tùy thuộc vào thời gian làm việc của
một người nào đó và giá trị của những người đồng
nghiệp.

Để kiểm chứng lý thuyết này, tôi đi ngược lại những
quyết định của tôi vào năm 1995 - ấy là năm cuối cùng tôi
làm việc là chánh án trưởng của Tòa Kháng Án (Court of Appeal)
của tiểu bang New South Wales (7), Trong năm ấy, không kể những
quyết định chính thức, có 234 vụ án mà trong đó tôi tham gia
đưa lý lẽ. Trong 85 phần trăm của chúng, tôi nằm trong đa
số. Trong 15 phần trăm tôi nằm trong (thiểu số) bất đồng
quan điểm. Trong 27 phần trăm của những vụ án ấy, những lý
do tôi đưa ra đều nằm trong đồng ý tất cả (chánh án tham
gia). Kể thêm 12 phần trăm nữa là tối thiểu một chánh án
đồng ý những lý lẽ của tôi mà không cho thêm một lời nào
cả của chính ông ta. Những con số đưa ra để chứng tỏ
rằng một thanh danh (xấu tốt) như là một "nhà bất đồng quan
điểm vĩ đại" tùy thuộc vào bất đồng quan điểm đến từ
ai: dựa vào sự tiếp cận luật pháp của họ, giá trị của
họ và, nếu có sự liên hệ, tầm nhìn của họ trên hiến
pháp và những quan điểm của họ về xã hội Úc.

Trong thời gian Sir Anthony Mason là chánh án trưởng của Tòa Án
Tối Cao, chánh án Dawson thường chỉ là người bất đồng quan
điểm đối với những quyết định quan trọng về hiến pháp
và những quyết định quan trọng khác vào lúc ấy. Tôi khá
thường bất đồng ý với những lý do và kết luận của ông
ta. Nhưng tôi ca ngợi sự bầy tỏ của ông ta về chúng và phong
tục của tòa án của chúng ta liên tục thách thức chúng ta,
như là luật sư và công dân, với những lựa chọn được đúc
kết. Như những giá trị của chánh án Dawson có trở lại tạo
ảnh hưởng lên trên hay không, trong thời gian sắp tới, những
chánh án Mason, Brennan, Deane, Toohey và Gaudron. Trong những đường
lối như thế, nhưng (nhìn) từ một khoảng xa, những tòa án cao
nhất hướng theo những thay đổi triết lý đang xảy ra cho
đất nước, phản ảnh, theo chu kỳ, những thay đổi của bầu
cử định kỳ. Những ai không nhìn nhận những thứ (thay đổi)
ấy thì thật ngây ngô một cách tuyệt vọng hoặc tự dối
mình. Đấy chỉ là cách duy nhất cho cơ quan tổ chức của
chúng ta hoạt động.

Bất đồng quan điểm có thế là bất tâm đắc. Trong Tòa Kháng
Án của tiểu bang New South Wales, chúng ta có những thủ tục
của cơ quan để giảm thiểu bất đồng quan điểm không cần
thiết, có đôi khi thích hợp nhất để toàn thể có một ý
kiến đơn độc. Những kỹ thuật của chúng ta bao gồm giao
việc công bằng cho toàn thể chánh án để viết ra dự thảo
đầu tiên về một văn hóa của sự kính trọng lẫn nhau, bồi
đắp bằng những giao hợp xã hội hạnh phúc.. Những phương
pháp này chưa hình thành trong Tòa Án Tối Cao của Úc. Một ngày
nào đó, nó sẽ đến - nhưng không trong cuộc đời tư pháp
của tôi.

Có nhiều (người) trong xã hội ghét bất đồng ý, đòi hỏi
sự đồng lòng và đòi hỏi sự nhất trí hơn, giữa những
chánh án tòa thượng thẩm. Họ nói thao thao bất tuyệt về nhu
cầu cho sự rõ ràng và chắc chắn trong luật pháp. Thật sự,
đây là mục đích cuối cùng để đạt được nếu có thể
đạt được hay không. Nhưng chánh án không được nhất định
phải hoàn thành sự nhất trí bằng cái giá của sự thật, sự
độc lập và lương tâm. Có nhiều sự thất bại trong hệ
thống tư pháp của Úc, bởi vì nó chỉ là cơ quan của con
người. Nhưng trong những sức mạnh lớn nhất của nó là bổn
phận tạo cho những chánh án nói rõ những ý kiến thật thà
của họ. Như là công dân, chúng ta có thể đồng ý hay không
đồng ý với những ý kiến ấy. Nhưng chúng ta phải một cách
cẩn trọng bảo vệ và cổ vũ những thủ tục công khai này.
Và kể cả sự bầy tỏ bất đồng quan điểm nếu có.

Chánh án bất đồng quan điểm có thể hoặc không thể được
chứng tỏ qua lịch sử. Tuy nhiên, cái chứng tỏ thật sự cho
những chánh án càng hiện ra lúc này qua định án khi sự thật,
như là được thấy, được nói ra và lương tâm được trong
sáng. Quyền và bổn phận để bất đồng quan điểm tạo tín
hiệu rằng mỗi chánh án Úc, cho dù giá trị của ông hay bà ta
như thế nào đi nữa, một cách thật thà ấn định luật pháp
và sự ứng dụng của nó đối với vụ án đưa đến từ sự
chỉ đạo của lương tâm. Nếu chúng ta nghĩ về nó, chúng ta
sẽ không tìm ra cách nào khác. Chỉ đồng hành với những con
số và chỉ với quyền lực thì chỉ có thể hoạt động trong
Tòa Sảnh Tammany (Tammany Hall) (8). Nó không có chỗ đứng trong
tòa án của Úc.

<h2>Ấp ủ nuôi nấng bất đồng quan điểm</h2>

Những tranh luận cho, và biện minh cho, bất đồng quan điểm
trong tư pháp thì cốt yếu giống như những tranh cãi, và biện
minh cho, sự đa dạng trong bầy tỏ nói một cách chung chung hơn.
Dân chủ là một hệ thống chính phủ không hoàn thiện. Nhưng
trong những cứng ngắc của những hệ thống khác, chúng ta đã
thấy sự trù dập, dã man và kém hữu hiệu mà trong đó chủ
nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và những thứ độc tài
khác đã lãnh đạo. Thị trường mở, mà trong đó những quyết
định kinh tế được làm bởi cả triệu người tham gia, nằm
trong những giới hạn cần thiết, quá hữu hiệu xa hơn nền
kinh tế tập trung chỉ đạo. Một phần, đấy là bởi vì khả
năng của những cá nhân để đòi hỏi sự khôn ngoan đã
được thu thập và sự nghịch lý của những người đặt ra
kế hoạch. Trong tôn giáo, sự không khả năng để đặt câu
hỏi về những niềm tin xưa cũ và khám phá những ý nghĩa
đến với những lời thánh kinh cổ có thể khóa chặt sự
nghịch lý vào trong chủ nghĩa cuồng tín vô trí tuệ, trái
ngược với sự thật khoa học. Những tiếng nói của bất
đồng quan điểm có thể chỉ ra những đường lối về chấp
nhận những cách suy nghĩ mới mà giúp được sự hòa hợp thế
giới tâm linh và thực tại của trái đất.


Trong luật pháp, như trong đời sống, một bất đồng quan
điểm là một lời kêu gọi đến với lý lẽ nhân loại và
quyền lực của nó để xúc tiến thay đổi trong ý kiến qua
động lực của những ý nghĩ. Chánh án trưởng Charles Evans
Hughes cuarHoa Kỳ có lần đã nói:

"Một bất đồng quan điểm ... là một lời kêu gọi cơn lũ
tinh thần của luật pháp, sự thông minh cho một ngày trong
tương lai, khi một quyết định sau này có lẽ chỉnh đốn sự
sai lầm mà trong đó người chánh án bất đồng quan điểm tin
tưởng rằng công lý đã bị phản bội."

Một cách tổng quát hơn, bất đồng quan điểm là sự thực
hành của tự do tư tưởng mà là một phần của thiết kế di
truyền của loài người mà do nó tiến trình và biên giới mới
của tự do đã tiến tới bởi những thế hệ kế tiếp. Chúng
ta không nên lên án bất đồng quan điểm. Chúng ta nên nuôi
dưỡng ấp ủ và bảo vệ nó.
________________________


<h2>Chú thích thêm của Mai Việt Tú</h2>


(1) Michael Kirby (1939-) đã hồi hưu từ năm 2009. Ông từng làm
chánh án cho Tòa Án Tối Cao Úc từ năm 1996 cho đến lúc hồi
hưu. Ông viết bài này trong lúc ông vẫn là chánh án của Tòa
Án Tối Cao. Năm 1991, ông được trao giải Huy Chương Danh Dự
Úc (Order Of Australia) (cũng nên nhắc ở đây lãnh tụ Miến
Điện Aung San Suu Kyi được trao giải này năm 1996, dĩ nhiên bà
không thể xuất ngoại dự lễ được) và Huy Chương Nhân
Quyền Úc (Human Rights Medal Of Australia) cùng năm.



(2) Tim Fisher (1946-) cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam,
cựu phó thủ tướng Úc (1996-1999) thuộc Đảng Quốc Gia Úc
(đảng này có thể gọi là đảng của nông dân). Nông dân da
trắng Úc vẫn có sự lo sợ người thổ dân chiếm đất của
họ.



(3) Vụ án Wik: một nhóm thổ dân Úc đòi quyền làm chủ hai
vùng đất ở tiểu bang Queensland theo sau vụ Mabo (xem ở 4).
Nhưng lần này những vùng đất này đã được cho thuê làm
nông và quặng mỏ. Bảy chánh án xét xử và thổ dân Wik thắng
tại tòa án tối cao với 4 trên 3. Nghị án này làm rung động
công chúng Úc vì mọi người nêu ra nếu nhà họ đang ở mà
thổ dân Úc nói là đất của họ thì sao.



(4) Vụ án Mabo: Eddie Mabo là người thổ dân Úc (người Việt
hay gọi là Úc Đen, chữ này rất là không đúng đắn về mặt
chính trị) và hai người nữa đã kiện lên Tòa Án Tối Cao Úc
rằng tổ tiên họ là những người định cư tại một vùng ở
tiểu bang Queensland trước khi người da trắng đến; và ông ta
đã thắng kiện. Đây là vụ án đầu tiên công nhận một vùng
đất nguyên thủy thuộc về thổ dân.



(5) Vụ án giữa đài truyền hình Capital và chính phủ liên bang:
năm 1991 thủ tướng Úc Bob Hawke bổ xung thêm về bộ luật
thông tin là giảm thiểu quảng cáo chính trị gần đến lúc
bầu cử vì cho rằng những cơ quan truyền thông tư "vô tình
một cách cố ý" quảng cáo chùa cho những chính trị gia mà họ
ủng hộ là một hình thức tham nhũng có thể xảy ra. Đài
truyền hình Capital đưa chính phủ liên bang ra tòa án tối cao
và thắng kiện vì sự giới hạn thông tin vi phạm tự do ngôn
luận của hiến pháp.



(6) Vụ án Dietrich : Olaf Dietrich buôn lậu ma túy từ Thái Lan về
Úc bị bắt tại phi trường năm 1986. Ông ta không nhận tội và
bị ra tòa xét xử. Ông chứng minh không tài sản gì cả và làm
đơn xin luật sư chùa (chính phủ trả tiền). Phiên tòa vẫn
xảy ra và ông không có luật sư đại diện và ông bị kết
án. Ông kháng án và xin luật sư chùa. Phiên tòa kháng án vẫn
xảy ra giữ nguyên án mà ông vẫn không có luật sư đại
diện. Ông đưa vụ án lên tòa án tối cao. Tòa án tối cao
quyết định ông bị xử không công bằng và vụ án vi phạm
hiến pháp là mọi người bình đẳng trước pháp luật mà ông
không được. Do đó tất cả các kết án đều vô giá trị và
tòa phải xử lại. Mặc dù vậy vụ án kéo dài quá lâu ông
cũng đã ở tù đủ hạn do đó cũng không có vụ xử lại xảy
ra. Sau vụ này Dietrich vi phạm pháp luật nhiều lần kể cả
giết người và đang ở tù chung thân.



(7) Tòa Kháng Án (Court of Appeal) nằm trong hệ thống Tòa
Thượng Thẩm. Tòa này xem xét lại quyết định của tòa dưới
và biểu quyết.



(8) Tammany Hall: Khởi đầu là một hội từ thiện giúp đỡ di
dân ở thành phố New York, sau đó lần lần tạo quyền lực và
kiểm soát cả chính trị, tất cả ai muốn ra ứng cử Đảng
Dân Chủ phải qua sự chấp thuận của bộ máy này (nghe hơi
quen quen như ở Việt Nam).


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/tin-tuc/20120924/chanh-an-toi-cao-michael-kirby-su-thay-doi-qua-bat-dong-quan-diem),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét