Trương Nhân Tuấn - Đôi lời nói thêm về các bài phản biện của quí ông Phạm Quang Tuấn và Dương Danh Huy

Ông Phạm Quang Tuấn đã <a
href="http://boxitvn.blogspot.de/2012/05/tra-loi-bai-ve-cac-y-kien-cua-ong-pham.html">trả
lời</a> lại bài phản biện của tôi <a
href="http://danluan.org/node/12745">"Về các ý kiến của ông Phạm
Quang Tuấn"</a>, đồng lúc ông Dương Danh Huy cũng <a
href="http://danluan.org/node/12768">lên tiếng</a> về bài phê bình
của tôi <a href="http://danluan.org/node/12732#comment-59157">"Hiểu
thế nào về nội dung bản tuyên bố ủng hộ Phi Luật Tân trong
tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough?"</a>. Hai bài có
đăng trên trang BauxiteVN.

Bài của ông Phạm Quang Tuấn cũng như bài trước, chỉ lập
lại các ý kiến đã viết, những chi tiết lặt vặt, không
liên quan gì đến nội dung hay chủ đề của các bài viết (ba
bài) của tôi. Bài của ông Dương Danh Huy thì cố gắng biện
hộ cho cho việc <em>"quyền chủ quyền của Phi trong khu vực
Scarborough"</em> là <em>"quyền chủ quyền của Phi từ đảo
Luzon"</em>. Nhưng điều tệ, trong bài này, ông Huy đã vượt qua
mức tranh luận thuần túy khoa học để bước vào lãnh vực
chỉ trích cá nhân, khoe khoang và tự mãn lố bịch.

Bài viết này, tôi sẽ đề cập đến:

<div class="special_quote">
1/ lần nữa cho rõ ràng và dứt khoát về <em>"quyền chủ quyền
trong khu vực bãi cạn Scarborough". </em>

2/ Về điều 121 của Bộ Luật Biển 1982 về hiệu lực các
đảo.

3/ Sau cùng là một số điều <em>"lặt vặt"</em> khác.
</div>
<strong>I. Ta có thể hiểu thế nào về câu: <em>"Chúng tôi hoàn
toàn ủng hộ quyền chủ quyền và các hành động bảo vệ
quyền chủ quyền của nước Cộng Hòa Philippines trong khu vực
Panatag Shoal?"</em></strong>

Không thấy người nào trong nhóm ký tên lên tiếng giải thích.
Chỉ có ông Dương Danh Huy, một người đã rút tên ra khỏi danh
sách, lên tiếng. Theo ông này:

<div class="special_quote"><em>... "quyền chủ quyền trong khu vực
bãi cạn Scarborough" (một cụm thuật ngữ ám chỉ về vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) là khác với "chủ
quyền tại bãi cạn Scarborough" (ám chỉ về các mỏm đá cao
hơn mặt nước và lãnh hải 12 hải lý của chúng)… nó không
ủng hộ chủ quyền của bên nào đối với các mỏm đá cao
hơn mặt nước và lãnh hải 12 hải lý của chúng, nhưng nó
ủng hộ quyền chủ quyền của Phi trong khu vực, tức là cho
rằng vùng đặc quyền kinh tế trong khu vực đó thuộc về
Philippines. Trên phương diện pháp lý, có thể giải thích…
với lập luận vùng đặc quyền kinh tế trong khu vực đó
thuộc về đảo Luzon của Philippines thay vì thuộc về các mỏm
đá cao hơn mặt nước tại bãi cạn Scarborough, bất kể nước
nào có chủ quyền đối với các mỏm đá đó.</em></div>

Tức là việc: <em>"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền chủ
quyền và các hành động bảo vệ quyền chủ quyền của nước
Cộng hòa Philippines trong khu vực Panatag Shoal"</em>, trong đó
<em>"khu vực Scarborough"</em> phải hiểu là <em>"vùng đặc quyền
kinh tế trong khu vực đó thuộc về đảo Luzon".</em>

Giải thích như vậy là không thuần lý, bởi hai lẽ, đã nói
trong bài trước:

<em>1/</em> về từ vựng, nhắc lại thí dụ, khi nói <em>"quyền
chủ quyền của Việt Nam tại vùng (hay khu vực) đảo Phú
Quốc"</em> thì người ta sẽ hiểu <em>"quyền chủ quyền"</em>
đó sinh từ đảo Phú Quốc chứ không phải <em>"quyền chủ
quyền"</em> khu vực đó sinh từ bờ biển của lục địa.

2/ Về <em>"quyền chủ quyền"</em> theo luật Biển 1982. Các
quyền này sinh ra từ chủ quyền lãnh thổ. Luật pháp của Phi
đã xác định bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của Phi. Khi
Phi có chủ quyền tại Scarborough dĩ nhiên nước này có các
<em>"quyền chủ quyền"</em> tại bãi cạn này. Tạm gác hiệu
lực ZEE để bớt tranh cãi, lãnh hải 12 hải lý và vùng tiếp
cận 12 hải lý của bãi Scarborough cũng là một quyền thuộc
<em>"quyền chủ quyền"</em> của Phi. Cột nước, mặt nước,
vùng trời, thềm lục địa, tài nguyên...trong phạm vi 24 hải
lý (tính từ đường cơ bản) của bãi này thuộc quyền tài
phán của Phi. Nước này có quyền khai thác, phát triển kinh tế
trong khu vực này. Đó là các <em>"quyền chủ quyền"</em> của
Phi. Nên biết, chu vi bãi này là 45 km và diện tích này lên tới
150 km², chưa tính diện tích vùng lãnh hải và vùng tiếp cận
lãnh hải.

Mặt khác, thử chấp nhận rằng (để bớt tranh cãi), nội dung
của tuyên bố trên không nhằm ủng hộ chủ quyền của Phi ở
Scarborough. Như vậy, nếu chủ quyền bãi cạn này thuộc về
Trung Quốc, thì việc ủng hộ <em>"quyền chủ quyền của Phi
trong khu vực Scarborough"</em> sẽ không ổn. Vì khu vực ZEE của
đảo Luzon sẽ chồng lấn với đòi hỏi của Trung Quốc về
lãnh hải, vùng ZEE và thềm lục địa ở bãi Scarborough. Đòi
hỏi này phù hợp với tinh thần của luật Biển 1982.

Điều này mâu thuẫn, vì ta không thể ủng hộ hoàn toàn
<em>"quyền chủ quyền"</em> của Phi trong một vùng thuộc chủ
quyền của Trung Quốc. Việc này chỉ có thể đưa tới khủng
hoảng ngoại giao lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu không
nói là chọc giận Trung Quốc ở những điều không đáng.

Giải thích của ông Dương Danh Huy như thế vừa không thuần lý
(ý nghĩa từ vựng) vừa không phù hợp pháp luật của Phi, lại
vừa mâu thuẩn với luật Biển 1982.

Ông Phạm Quang Tuấn cho biết, những người soạn thảo bản
tuyên bố này là những nhà <em>"nghiên cứu"</em> nổi tiếng.
Tôi không đặt vấn đề về khả năng của các vị này. Nội
dung Bản tuyên bố, theo tôi, thì rất rõ ràng và hoàn chỉnh.
Nhưng lý luận của ông Dương Danh Huy, qua bài viết nhằm giải
thích khác đi ý nghĩa bản tuyên bố, mới làm hỏng mọi việc.
Điều này tôi đã viết trong bài trước: nó sẽ làm phật lòng
giới trí thức Phi. Mọi người sẽ đặt câu hỏi: Mới ký
ủng hộ chưa ráo mực, sao lại tìm cách thay đổi nội dung như
thế?

Lại thêm hành động rút tên ra khỏi danh sách. Ông Huy sợ
trách nhiệm về chữ ký của mình?

Ngồi chung một thuyền, mới gặp chút bão giông mà nhảy lên
bờ, bỏ đồng bọn. Như thế rõ ràng đó thuộc <em>"type"</em>
người <em>"chơi không được"</em>.

(Nếu bản tuyên bố này có gởi cho tôi, tôi sẽ không ngần
ngại ký tên, nhưng sẽ góp ý thêm ở khoản 1 và khoản 4. Bản
tuyên bố, khoản 1 mâu thuẫn với khoản 3. Khoản 1 ủng hộ
hoàn toàn, hàm ý luôn việc sử dụng vũ lực. Trong khi khoản 3,
ủng hộ nội dung tuyên bố của bộ Ngoại Giao Việt Nam là
ủng hộ một giải pháp ôn hòa. Khoản 4 tôi sẽ đề nghị
thêm Hoàng Sa của Việt Nam vào chung với Scarborough. Nội dung
mạnh mẽ của bản tuyên bố như thế sẽ đi thẳng vào lòng
quần chúng Phi, khiến tình hữu nghị hai bên Việt Phi sẽ thắt
chặt. Vấn đề khác ý kiến trong giới trí thức, cá nhân tôi
với nhóm trí thức ký tên, là chuyện thường tình. Mọi
người cùng tề chỉnh đồng ý thì mới là có vấn đề.)

<h2>II. Về hiệu lực các đảo ở điều 121 của bộ luật
Biển 1982:</h2>

Bản tiếng Việt bộ luật này viết về điều 121 như sau:

Điều 121: chế độ các đảo

<div class="special_quote">

1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi
thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt đất.

2. Với điều kiện phải tuân thủ ở khoản 3, lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
một hòn đảo được hoạch định theo đúng các qui định của
công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.

3. Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở
hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.</div>

Tôi đã đưa ra một số thí dụ trong bài viết, một đảo
không có người ở, không có đời sống kinh tế riêng, đôi khi
vẫn có hiệu lực về hải phận <em>"kinh tế độc quyền –
ZEE"</em> và <em>"thềm lục địa"</em>. Một số thí dụ về
những đảo đá nhỏ, không có người sinh sống và khả năng
kinh tế tự túc, vẫn có thể có hiệu lực về ZEE và thềm
lục địa.

Bộ luật SB 2699 của Phi qui định bãi cạn Scarborough cùng các
đảo TS có <em>"regime of Islands – chế độ của đảo"</em>. Bộ
luật không xác định Scarborough và các đảo Trường Sa là
<em>"đảo – island"</em> hay <em>"đá – rock"</em>. Như đã thấy,
<em>"đảo"</em> hay <em>"đá"</em>, trong một số trường hợp
chúng vẫn có thể có ZEE và thềm lục địa.

Như thế, trên thực tế cho thấy, khoản 3 của điều 121 của
bộ luật Biển 1982 có nhiều điều cần xét lại.

Ngày xưa, khi khoa học kỹ thuật còn phôi thai, một đảo đá
nhỏ, hay các đảo san hô có tầm cỡ các đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, không cách nào con người có thể sinh sống. Nền
kinh tế tự túc do đó cũng không có. Thậm chí, các đảo lớn
như Groenland, thời tiết khắc nghiệt không thích hợp cho đời
sống con người, mặt đất quanh năm tuyết phủ. Chiếu theo
khoản 3 điều 121, các đảo này không thể có vùng ZEE và thềm
lục địa. Nhưng dưới đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật
hôm nay, một đảo đá, đảo san hô, tầm cỡ của các đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, thậm chí một nhà giàn, một đảo nhân
tạo (đèn pha)… vẫn có thể cho phép con người đến sinh
sống ở đó.

Về khái niệm <em>"đời sống kinh tế riêng"</em>, thế nào là
đời sống kinh tế riêng? Trong thế giới <em>"toàn cầu
hóa"</em> hôm nay, các nước đều liên thuộc với nhau về kinh
tế, mỗi nước đều có nền kinh tế riêng của mình nhưng
chắc chắn không thể tách ra sống riêng rẽ. Một đảo đá,
đảo san hô, vẫn có thể có một nền kinh tế, như khai thác
các nguồn tài nguyên về cá, dầu khí, du lịch… Thuật ngữ
<em>"nền kinh tế riêng"</em> vì thế rất tương đối.

Như vậy, một đảo đá, đảo san hô, trước kia không thể có
người sinh sống, thì hôm nay nhờ Khoa Học Kỹ Thuật tiến
bộ, các đảo đó con người vẫn có thể sinh sống và cũng có
một nền kinh tế tự túc.

Đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các học giả trên thế
giới nói về điều 121 Bộ Luật Biển 1982. Có rất nhiều ý
kiến trái ngược nhau về hiệu lực các đảo. Nhưng mọi
người đều đồng ý ở chỗ là việc thiếu chính xác của
điều 121. Tức ai muốn diễn giải thế nào cũng được. Nhưng
nếu ta muốn tìm hiểu ý nghĩa ban đầu của các tác giả
điều 121, thì ta thấy, tiên khởi, (trong bản sơ thảo), một
đảo chỉ được định nghĩa như khoản 1. Tuy nhiên, một số
quốc gia phản đối điều này, vì vùng biển của họ có mặt
các đảo của nước khác, do đó khoản 2 và 3 mới được thêm
vào, nhằm hạn chế hiệu lực các đảo không có người sinh
sống. Các yếu tố <em>"con người sinh sống"</em> và <em>"nền
kinh tế tự túc"</em> là hai yếu tố quyết định để một
đảo có vùng ZEE và thềm lục địa hay không. Đảo lớn hay
nhỏ chỉ là một điều rất phụ, không hề được đề cập
ở điều 121 của Luật biển. Điều cần chú ý khác là tình
trạng địa lý gần bờ hay xa bờ của các đảo không hề
được qui định theo Luật Biển. Tức một đảo cận bờ hay xa
bờ, đều áp dụng điều 121 như nhau.

Quí ông Phạm Quang Tuấn và Dương Danh Huy luôn viện lý do các
đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các đảo nhỏ, do đó
không thể cho chúng hiệu lực như đất liền (tức có vùng ZEE
và thềm lục địa, quan niệm này chủ quan, vì nó không dựa
lên một yếu tố pháp lý nào.

Hiện nay điều 121 của Bộ Luật Biển có các cách giải thích
khác nhau, tùy theo quyền lợi của các quốc gia. Các quốc gia
có đảo dĩ nhiên sẽ đòi hiệu lực các đảo của họ ở
mức tối đa có thể đòi hỏi. Các quốc gia giáp biển nhưng
không có đảo, bị các đảo của nước khác chi phối, dĩ
nhiên yêu cầu hiệu lực đảo này ít nhất có thể được. Hai
quan niệm trái ngược này có thể đưa tới tranh chấp, thậm
chí xung đột, vì quan niệm của hai bên đều dựa trên những
lý lẽ chánh đáng. Bộ Luật Biển 1982 không dự trù điều
khoản nào về cách phân chia vùng ZEE và thềm lục địa giữa
hai quốc gia, mà chỉ nói hai bên phải giải quyết bằng
<em>"thỏa thuận theo như qui định ở điều 38 của Qui Chế Tòa
Án Quốc Tế"</em>. Tức hai bên phải giải quyết trên tinh thần
<em>"équitable – công bằng"</em>.

Vấn đề là: thế nào là công bằng?

Chia theo trung tuyến? Nếu đảo nhỏ quá so với lục địa thì
nước lục địa cho là không công bằng. Chia theo tỉ lệ diện
tích? Nước có đảo sẽ cho là không công bằng vì Luật Biển
điều 121 nói rằng <em>"đảo được hoạch định theo đúng các
qui định của công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền
khác"</em>. Tức là đảo và đất liền có giá trị như nhau
trước pháp luật. Chia theo dân số? Nếu vậy thì Trung Quốc
sẽ rất mừng, họ có dân số 1/5 thế giới. Công bằng là 1/5
biển trên địa cầu này thuộc về họ? Nếu vậy các nước
khác sẽ không đồng ý, vì việc phân phối biển cho các nước
ven biển là tính theo đơn vị quốc gia chứ không tính theo dân
số của quốc gia. Vấn đề <em>"công bằng"</em> vì thế cũng
là một khái niệm rất tương đối. Luật công bằng thật ra
là luật của kẻ mạnh, hay của kẻ hiểu biết, khôn ngoan.
Thử nhắc lại tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa giữa Việt Nam
và Trung Quốc (và một số nước khác. Việt Nam nên có quan
niệm thế nào về Hoàng Sa và Trường Sa?

Nếu hai quần đảo này không thuộc Việt Nam, dĩ nhiên phía
Việt Nam sẽ quan niệm rằng các đảo Hoàng Sa và Trường Sa
chỉ là các đảo đá nhỏ, không phù hợp cho đời sống con
người cũng như không có nền kinh tế tự túc, do đó không có
qui chế <em>"đảo"</em> theo điều 121.

Nhưng nếu hai quần đảo này thuộc Việt Nam, dĩ nhiên ta sẽ
cho chúng có đầy đủ hiệu lực, đúng theo qui định điều
121. Thật vậy, các đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay có
người sinh sống và chúng có thể có một nền kinh tế tự túc
nếu phát triển đúng mức. Nếu ta có ý kiến khác, tức các
đảo này của mình nhưng mình xem chúng có giá trị như <em>"đá
– rock"</em>, điều hiển nhiên người ngoài sẽ đặt nghi vấn
về chủ quyền của mình tại các đảo này. Đó một hiện
tượng, gọi là đồng thuận ám thị, các đảo này không phải
của Việt Nam. Phía Trung Quốc biết tỏng điều này do đó họ
càng làm mạnh, đòi hỏi đầy đủ hiệu lực cho các đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Việt Nam nhượng bộ, họ càng lấn
tới.

Và khi người Việt Nam nào lựa chọn điều này, chắc người
đó không thuộc loại <em>"hiểu biết và khôn ngoan"</em> rồi!

Vấn đề đặt ra, vừa đứng trên bình diện bang giao quốc
tế, vừa nhân danh quyền lợi của quốc gia, dân tộc, Việt Nam
cần có quan niệm nào để chính mình không bị thiệt hại và
không làm thiệt hại cho quốc gia khác?

Nếu Việt Nam không mạnh, thì Việt Nam phải khôn ngoan. Tôi đã
nói nhiều lần, lựa chọn qui chế đảo của Việt Nam tại
Hoàng Sa và Trường Sa là một lựa chọn chiến lược. Tương
tự như sự lựa chọn của Phi tại bãi cạn Scarborough hiện
nay.

Áp dụng máy móc điều 121 thì không ổn mà không áp dụng
điều này cũng không ổn luôn. Làm thế nào để quyền lợi
quốc gia không mâu thuẫn với Luật Biển 1982 đồng thời, quan
trọng hơn cả, không mâu thuẫn với quyền lợi các nước
khác.

Việt Nam <em>"trụ"</em> hay không <em>"trụ"</em>? hay <em>"Dĩ bất
biến ứng vạn biến"</em>? Trụ cũng chết mà không
<em>"trụ"</em> cũng chết. <em>"Bất biến"</em> lại càng chết
sớm.

Ta thấy tranh chấp biển đảo ở khu vực biển Đông cực kỳ
phức tạp:

<div class="special_quote">1/ chủ quyền các đảo,
2/ Quan niệm khác biệt về hiệu lực các đảo,
3/ Việc chồng lấn giữa vùng biển ZEE và thềm lục địa sinh
ra từ các đảo với vùng biển ZEE và thềm lục địa sinh ra
từ bờ biển của các nước.
4/ Quan trọng hơn cả là thái độ bá quyền, bất chấp luật
lệ của nhà nước Trung Quốc.</div>

Việt Nam cần phải có một sách lược như thế nào để có
thể bảo vệ được chủ quyền của mình trên các đảo,
điều này tôi đã nói trong bài viết ở đây:

<a
href="http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235392">Việt
Nam cần điều chỉnh lại chiến lược biển Đông.</a>

Về thái độ của Phi qua Bộ Luật SB 2699. Một vài dấu hiệu,
mà ông Phạm Quang Tuấn có nhắc, cho thấy có thể Phi quan niệm
các đảo Trường Sa (và bãi cạn Scarborough) là <em>"đá"</em>.
Một vài nguồn tin khác cho biết Phi đề nghị với Trung Quốc
để chia đôi bãi cạn Scarborough. Nhưng các điều này không có
gì chắc chắn. Nhắc lại rằng, theo tuyên bố bảo lưu năm 1984
khi thông qua Luật Biển 1982, Luật Quốc Gia của Phi có hiệu
lực cao hơn Luật Biển 1982. Khi dùng thuật ngữ <em>"regime of
Islands"</em> để chỉ cho các đảo Trường Sa và bãi Scarborough,
là họ để một khoảng trống chiến lược, ai muốn hiểu sao
thì hiểu. Họ có thể giải thích Bộ Luật SB 2699 một cách
bất kỳ, lúc nào họ cảm thấy có lợi. Bộ ngoại giao, kể
cả tổng thống, đều không có thẩm quyền giảng giải hay ký
kết cảc kết ước liên quan đến lãnh thổ. Ký kết nghiên
cứu và thăm dò giữa Phi và Trung Quốc của tổng thống Aroyo
năm 2005 (sau đó có mặt Việt Nam) đã bị quốc hội Phi hủy
bỏ.

<h2>III/ Về các chi tiết lặt vặt:</h2>

Người ta nói <em>"lượng tiểu phi quân tử"</em>. Hai bài viết
của ông Phạm Quang Tuấn chỉ nói những điều <em>"lặt
vặt"</em>. Riêng ông Dương Danh Huy, thái độ rút tên ra khỏi
danh sách bản tuyên bố, tìm cách thay đổi nội dung bản tuyên
bố, cho thấy ông này chỉ là loại <em>"quân tử nói đi nói
lại"</em>.

Về thuật ngữ <em>"chủ quyền – souveraineté"</em>, thực ra
thuật ngữ này không đơn thuần là <em>"chủ quyền"</em>, mà
định nghĩa của nó vượt ra ngoài phạm vi tranh luận hôm nay.
Hiểu <em>"souveraineté"</em> là chủ quyền, như tinh thần của
quốc tế công pháp, thường phải kèm theo chữ <em>"territoriale
– lãnh thổ", "souveraineté territoriale – chủ quyền lãnh
thổ"</em>, hay sử dụng một thuật ngữ khác là <em>"danh nghĩa
chủ quyền"</em>. Khi có danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh
thổ (một hòn đảo), chiếu theo Bộ Luật Biển 1982, thì sẽ
có những quyền sinh ra từ danh nghĩa này. Đó là các quyền đã
được định nghĩa về vùng ZEE, thềm lục địa v.v…

Vấn đề trong bài viết của tôi là không bàn về thuật ngữ
<em>"souveraineté"</em>, mà nói về việc ông Dương Danh Huy thay
đổi ý nghĩa của bản tuyên bố. Không thể biến hóa từ
<em>"quyền chủ quyền của Phi tại khu vực bãi cạn
Scarbourough"</em> thành ra <em>"quyền chủ quyền của Phi tại khu
vực ZEE của Luzon"</em> được.

Ông Phạm Quang Tuấn có thể chẻ sợi tóc ra làm tư, có thể
lăng nhăng với <em>"chủ quyền"</em> và <em>"quyền chủ
quyền"</em>, có thể làm sạch rác trong các bài viết của tôi,
nhưng không thể bênh vực ông Dương Danh Huy, phù phép biến khu
vực Scarborough thành khu vực ZEE của Luzon.

Ông Phạm Quang Tuấn cũng có nói về <em>"moral support"</em> để
phản biện vụ tôi nói động từ <em>"support"</em> có hai nghĩa
theo tiếng Pháp <em>"supporter và soutenir"</em>. Nghĩa nào thì cũng
không thể ủng hộ <em>"miệng"</em>. Nhưng văn bản còn đó,
nguyên văn là <em>"fully support"</em>. Chỉ có <em>"moral support"</em>
thì không đủ rồi!

Về việc cộng tác báo chí nước ngoài, tham gia các hội thảo,
tranh luận với học giả nước ngoài, viết thư phản biện các
tạp chí khoa học ...v.v… tôi thành thực khen ngợi quí vị nào
có những nỗ lực đóng góp cho việc củng cố chính nghĩa của
Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trước cộng đồng quốc
tế. Ông Dương Danh Huy chỉ trích tôi chưa từng làm các việc
này. Tôi quan niệm rằng, mỗi người một sở trường một sở
đoản một tình trạng đặc biệt cá nhân, làm việc gì thì
nên tính toán để có kết quả lâu dài. Tình trạng tranh chấp
Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc là con bệnh ung thư đến
thời kỳ thứ ba, nếu chỉ xức thuốc đỏ thì cũng như không.

Tôi đã từng thông báo cho mọi người, từ nhiều năm trước,
trên diễn đàn Talawas, là các Atlas trên thế giới đa số đều
ghi Hoàng Sa là của Trung Quốc. Không ai tin, bây giờ thì ai cũng
thấy cho tới cơ quan Quốc Gia địa dư của Hoa Kỳ cũng ghi
Hoàng Sa của Trung Quốc. Tôi đã từng thông báo từ nhiều năm
trước, ít ra 05 năm, bản đồ <em>"Trung Quốc chính khu"</em>
với hình chữ U chín gạch, sẽ được loan truyền ra khắp thế
giới. Nay thì đúng vậy, bản đồ này được loan truyền rộng
rãi qua các công tác trao đổi giáo dục, văn hóa… giữa các
nước với Trung Quốc. Hiện nay, các văn bản của các học
giả Trung Quốc, các bài học dạy sinh ngữ Hoa tại các trường
ở Châu Âu… đều có bản đồ Trung quốc chính khu với hình
chữ U chín gạch. Quí vị khoe khoang là tham dự hội thảo này
kia, nhưng quí vị biết gì về các chuyện đó? Chờ nước
đến cổ mới nhảy thì đã quá muộn rồi! Những gì quí vị
phản đối Nature hay Science đều chỉ là bề nổi của tảng
băng, hay chỉ là công tác <em>"nước đổ lá môn"</em> mà thôi.

Tôi cũng có đọc bài <em>"tranh luận"</em> của ông Phạm Quang
Tuấn với một học giả nước ngoài về tranh chấp Hoàng Sa và
Trường Sa. Cười bể bụng. Một bên khách quan, khoa học nói
có sách mách có chứng, một bên nói chuyện tình cảm dạt dào.
So sánh lý lẽ của ông Phạm Quang Tuấn với lý lẽ của học
giả kia, tôi liên tưởng đom đóm với mặt trời. Có điều
đom đóm nói ngang thì mặt trời cũng lặn, chịu thua thôi! Tôi
cũng có đọc các bài của ông Dương Danh Huy trên báo chí
nước ngoài, đôi khi giật mình té ghế. Ông này điển hình là
một <em>"học giả Việt yêu nước ngoài"</em>. Khi thì yêu
nước Phi, khi thì yêu nước Tàu. Hôm nào rảnh điểm lại các
bài này để độc giả cười rã ruột cho vui.

Về việc công bố các công trình nghiên cứu, lẽ ra tôi đã cho
ra mắt cuốn <em>"Địa lý chiến lược biển Đông"</em> từ mùa
hè năm ngoái, nhưng có nhiều vấn đề thay đổi quá nhanh, cần
phải điều chỉnh lại. Tôi cũng đang cặm cụi sửa chữa và
dịch tác phẩm <em>"Biên giới Việt-Trung 1885-2000 lịch sử
thành hình và những tranh chấp"</em> in năm 2005 của tôi sang
tiếng Pháp nhưng chưa xong. Vì còn chờ kết quả phân giới,
cắm mốc của Hiệp Ước Biên Giới Việt - Trung vừa kết
thúc.

Theo tôi, mỗi người có một sở trường, một sở đoản.
Không nên ép ai trong một lãnh vực nào. Trên vấn đề Hoàng Sa
và Trường Sa, viết bằng ngôn ngữ nào không phải là điều
tiên quyết, mà quyền lợi của dân tộc Việt Nam được đặt
ở đâu trong bài viết đó. Trường hợp bản tuyên bố ủng
hộ Phi của các nhà trí thức, tôi bóp trán suy nghĩ sẽ chờ
bao lâu nữa mới có một dịp bằng vàng nhằm <em>"quốc tế
hóa"</em> tranh chấp Hoàng Sa, đưa chủ đề này vào các diễn
đàn ASEAN, hay đưa vào hiệu lực của DOC, và sắp tới, DOC.
Tôi lên tiếng phê bình và tôi bất chấp dư luận phê phán tôi
ra sao.

Những dòng mà ông Dương Danh Huy viết ra, quá là khoe khoang cá
nhân, mặc dầu qua hình thức chỉ trích người khác (tức là
tôi), mà điều này không có chỗ đứng trong các vấn đề của
đất nước. Những việc quí vị đã làm, đã lấy lại cho
Việt Nam những gì? Đem lợi cho Việt Nam những gì? Nếu chưa
có gì thì đừng nên kể lể công trạng ra như vậy.

Nay mai có dịp tôi sẽ cho đăng bài <em>"Từ hội chứng Gruzia
(Géorgie) đến mặc cảm ăn cháo đá bát"</em>, trong đó tôi có
đề cập đến hai ông Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn, một
tiến sĩ vật lý, một giáo sư hóa học, hai <em>"học giả"</em>
Việt đầu tiên đã ví Việt Nam với Gruzia và Trung Quốc với
Nga trong tranh chấp giữa các nước này. Quí vị đón đọc.


<strong>Trương Nhân Tuấn</strong>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/12786), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét