Việt Nam - Anh hùng đến bần cùng

Trong không khí mua bán nhộn nhịp và giao thông tậm tịt của
thủ đô Việt Nam, vô số biểu ngữ giăng đầy nhắc nhở
người dân "mừng Đảng, mừng xuân". Những ngày này, Hà Nội
chẳng có nhiều thứ để ăn mừng. Cách đây không lâu, Việt
Nam là một trong những nước phát triển hấp dẫn. Giờ nó
đang tụt hậu nặng nề.

Mối bận tâm cấp thiết nhất là lạm phát, đã vượt trên 20%
trong năm ngoái, là lần thứ hai trong ba năm (xem biểu đồ).
Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á, và thực
tế chính phủ đã kiểm duyệt, yêu cầu các tờ báo ngưng lảm
nhảm về nó. Hàng ngàn doanh nghiệp phá sản, bất động sản
sụp đổ, các ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
đang vật vã với các khoản nợ xấu.

<div class="boxright320"><img
src="http://media.economist.com/sites/default/files/imagecache/290-width/images/print-edition/20120331_ASC856.png"
/></div>
Sự đảo chiều đến thật đột ngột. GDP của Việt Nam đã
tăng hơn 8% mỗi năm từ 2003 đến 2007, khi đất nước thu hút
một làn sóng đầu tư nước ngoài. Giờ thì Ngân hàng Thế
giới dự đoán mức tăng trưởng chỉ đạt trung bình 6% một
năm trong năm năm tính đến cuối 2012. McKinsey, một nhà tư
vấn, lập luận rằng trừ khi Việt Nam tăng năng suất lao
động hơn một nửa, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ giảm
dần xuống dưới 5%. Thấp hơn so với mục tiêu 7-8% của chính
phủ. McKinsey lập luận, "sự khác biệt tưởng chừng nhỏ,
nhưng thật ra không thế". Đến năm 2020, nền kinh tế của
Việt Nam có thể nhỏ đi khoảng 1/3 so với trường hợp mức
tăng trưởng ổn định 7%/năm.

Mọi người, thậm chí các bác lãnh đạo cộng sản, đều
đồng ý về những lý do chính cho sự suy giảm. Các DNNN hoạt
động kém hiệu quả, tham nhũng, lãng phí, chiếm khoảng 40%
sản lượng, kéo nền kinh tế đi xuống. Công thức sản xuất
chi phí thấp với đồng lương thấp không còn phát huy hiệu
quả. Các quốc gia như Campuchia và Bangladesh đang vượt trội
Việt Nam về chi phí sản xuất rẻ. Mặc dù vậy, nước này
đã thất bại trong việc nâng cao chuỗi giá trị bằng việc
tăng cường hoạt động sản xuất và hướng đến hàng công
nghệ cao hơn.

Đáng chán thay, việc nhận ra điều này và làm gì đó với nó
dường như là hai chuyện khác nhau trong đầu những nhà cầm
quyền cộng sản. Một số người lạc quan hy vọng vào những
thay đổi tại cuộc họp ba ngày của các cán bộ cao cấp của
đảng vào tháng trước. Tuy nhiên, lại vẫn quá nhiều những
lời to tát sáo rỗng và ít những điều cụ thể khác. Nguyễn
Phú Trọng, TBT của Đảng Cộng sản, kêu gọi đảng cải cách
để tránh một mối đe dọa hiện hữu. Nhưng dù bài phát biểu
của ông được công bố công khai, phần còn lại của cuộc
họp vẫn như lệ thường - diễn ra sau cánh cửa đóng kín.

Những lời kêu gọi thay đổi hay là chết của Đảng không
phải mới. "Họ nói điều này trong suốt 20 năm qua" - Carl
Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện
Quốc phòng Úc ở Canberra nói. Điều đang thiếu, lúc này cũng
như ngày trước, là một kế hoạch chi tiết để thực hiện
cải cách như tái cấu trúc khu vực nhà nước cồng kềnh, tinh
giản đầu tư công và cải thiện tính minh bạch. Chín giám
đốc điều hành của Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước
ngập nợ nần, đã bị xét xử vào ngày 27 tháng 3 về trách
nhiệm trong việc quản lý kém các nguồn lực nhà nước. Đây
là trường hợp lớn nhất của thể loại này trong nhiều năm
qua, nhưng các chính trị gia đã khuyến khích và tài trợ cho
việc mở rộng hoành tráng công ty này, kể cả thủ tướng,
hầu như chẳng phải giải trình gì cả.

Ngay cả nếu có một sự thay đổi trong đầu mấy lão chóp bu,
vẫn sẽ rất khó khăn để các chú lãnh đạo thực hiện thay
đổi trên toàn hệ thống. Quyền lực tại Việt Nam phân tán
hơn so với các nước láng giềng Trung Quốc, các lợi ích kinh
doanh và chính trị là những trở ngại lớn hơn nữa cho việc
thay đổi. Hơn nữa, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có
một số thành công trong việc tái cấu trúc chính nó thành một
mạng lưới tầng lớp tinh hoa kiểu Ivy League, đồng chí của
họ tại Việt Nam vẫn bị mắc kẹt mãi trong quá khứ. Quyền
lãnh đạo chính thống nhờ các chiến thắng quân sự cách đây
hơn một thế hệ đang mờ dần đi theo thời gian, và đòi hỏi
về lợi ích kinh tế của giới lãnh đạo Việt Nam đang khó
khăn hơn để duy trì.

Theo <a href="http://www.economist.com/node/21551538">The Economist</a>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/12173), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét