Trịnh Ngọc Anh - Vai trò tôn giáo trong Giải Pháp Việt Nam

Tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam phát xuất từ chính sách
<em>"phân biệt đối xử"</em> do đảng và chế độ CSVN gây
ra, cộng với hậu quả từ những mâu thuẫn ý thức hệ còn
sót lại sau chiến tranh, và bởi tình trạng độc tài, tham ô,
bất công, lạm dụng quyền lực xảy ra trong xã hội. Từ hoàn
cảnh đó, bên cạnh một giải pháp chính trị thích hợp cho
Việt Nam, Tôn Giáo đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình
hoà giải các mâu thuẫn của dân tộc.

Với bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, ảnh hưởng của
các đoàn thể tôn giáo ôn hoà rất cần thiết để dung hoà
các xung đột tồn đọng trong lòng các giới tín đồ, kể cả
thành phần tín đồ hiện là đảng viên, nhân viên của đảng
và chế độ đương quyền. Khi vai trò của các tôn giáo có
nền móng sâu xa trong văn hoá và xã hội được phục hưng,
ảnh hưởng tinh thần này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thay đổi thể chế chính trị. Tôn giáo có thể ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu được tối đa tình trạng trả thù,
báo oán - một vấn đề hiện vẫn gây tâm lý bất an ở những
người đang phục vụ cho chế độ. Với căn bản triết lý mang
tính từ bi, bác ái được thấm nhuần trong lòng mọi giới tín
đồ, vai trò tôn giáo sẽ có thể tạo ra được tâm lý hài
hoà, bao dung cần thiết để làm căn bản cho tiến trình hoá
giải các mâu thuẫn chính trị đang có. Mặt khác, tôn giáo
cũng có thể đóng vai trò trung gian để giải toả được các
trở ngại tâm lý trong tiến trình xây dựng các giải pháp
chính trị cho Việt Nam. Vai trò này rất quan trọng trong những
bước đối thoại ban đầu: khi nhà cầm quyền muốn giữ thể
hiện của phía đương quyền, và các đoàn thể đối lập cũng
phải có những dè dặt chính trị cần thiết khi đàm phán,
thương thảo.

Với bản chất của một xã hội đang dung chứa quá nhiều yếu
tố mâu thuẫn với chế độ, viễn ảnh xảy ra các biến
động xã hội, kinh tế, chính trị... mỗi ngày gia tăng một
nhiều và nặng nề hơn. Nếu như các chính sách đối nội và
đối ngoại không được điều chỉnh nhanh chóng hoặc thay
đổi một cách rốt ráo, thì biến động chắc chắn sẽ bộc
phát. Trong tình huống đó, sự thay đổi cơ chế qua đột biến
sẽ là một tiến trình không thể ngăn chận được.

Nhà cầm quyền CSVN không có con đường nào khác hơn là phải
đổi mới một cách rốt ráo để tạo yếu tố thành hình một
chính thể dân chủ pháp quyền thực sự, chứ không phải chỉ
là những thay đổi vá víu ở luật pháp, hay các chính sách
lưng chừng ở từng giai đoạn. Đảng CS có thể tiếp tục
tồn tại và sinh hoạt hợp pháp trong tương lai hay không là
tuỳ thuộc vào thiện chí cụ thể của đảng này trong giai
đoạn chuyển biến hiện nay, trong đó việc trả lại quyền
lãnh đạo đất nước cho toàn dân là yếu cầu tiên quyết.

Tuy nhiên, với hậu quả của một hoàn cảnh lịch sử nhiều
sai lầm và mâu thuẫn, vấn đề trả lại quyền tự quyết cho
nhân dân không đơn giản chỉ là sự trao quyền lãnh đạo ở
giờ phút sau cùng, dù là qua một cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do.
Đảng CSVN cần có một giải pháp chuyển thể tốt cho xã hội
và an toàn cho chính họ. Giải pháp đó là chuẩn bị một tâm
lý bao dung rộng lớn trong mọi tầng lớp người Việt Nam ở
cả trong và ngoài nước, để khi Việt Nam có thay đổi thể
chế, người ta đã có thể chấp nhận được một tiến trình
hoà giải đúng nghĩa. Trong hướng thay đổi đó, Tôn Giáo đóng
một vai trò gạch nối quan trọng.

Trong bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay, để có thể
hoàn thành được tiến trình hoà giải này, sự độc lập và
quyền tự do của các tôn giáo cần thiết được phục hồi
một cách trọn vẹn. Nhà nước Việt Nam cần giải toả những
kiểm soát và giới hạn đang áp đặt lên các đoàn thể tôn
giáo nói chung, và quyền hành đạo của các tu sĩ, tín đồ nói
riêng. Sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo một cách đúng
nghĩa và trọn vẹn của bộ máy nhà nước, đồng thời cũng
là của đảng cầm quyền đương thời, sẽ tái tạo niềm tin
ở một chính sách thay đổi đúng nghĩa và đúng mức. Từ đó,
các tôn giáo mới có thể góp phần một cách hiệu quả trong
tiến trình làm trung gian hoá giải các bế tắc chính trị, xã
hội, văn hoá và giáo dục của nước ta.

Giải quyết các bế tắc chính trị để đất nước thật sự
có dân chủ, tự do là nhu cầu tiên quyết để phát triển
quốc gia. Tuy nhiên, muốn xã hội phát triển một cách lành
mạnh thì nền tảng đạo đức cần phải được tích cực
phục hồi và bảo tồn liên tục. Với các chức năng tự nhiên
của tôn giáo trong vai trò lãnh đạo tinh thần, văn hoá và
giáo dục, các tôn giáo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong
tiến trình xây dựng một nước Việt Nam mới với tinh thần
nhân bản - một yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội
văn minh, tiến bộ đúng nghĩa.

Ngày nào quyền Tự do Tôn giáo ở nước ta được thực thi,
ngày đó các quyền Tự do khác mới có thể được phát triển
một cách tốt đẹp và trọn vẹn. Khi nào vai trò của các tôn
giáo được tôn trọng thực sự thì lúc ấy đất nước mới
có điều kiện phục hưng đúng nghĩa từ nền tảng tinh thần
và tâm linh.

<strong>Trịnh Ngọc Anh (ĐVDVN)</strong>

www.vidan.info

http://vidan.info/images/comment.png

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11989), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét