Trần Đức Việt - Thoát khỏi tư duy lý luận Mác - Lênin và tư duy lý luận Trung Quốc là điều cần thiết

Tôi đọc bài <a href="http://danluan.org/node/9599">Thoát Trung
Luận</a> của ông Giáp Văn Dương với tinh thần đồng cảm sâu
sắc. Và xin có lời bàn thêm...

Theo sách lịch sử chính thống của nhà nước Việt Nam thì vào
đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt
Nam lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối. Các lý luận
theo tư duy phong kiến cùng với phong trào theo hướng này hoàn
toàn thất bại. Con đường cứu nước kiểu dân chủ tư sản
cũng thất bại, điển hình là cuộc khởi nghĩa của ông
Nguyễn Thái Học bị dập tắt, các phong trào đấu tranh không
tìm thấy đường ra. Chính lúc đó lãnh tụ của phong trào công
nhân là Nguyễn Ái Quốc đã đem chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt
Nam. Sau này, khi trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa với tên gọi Hồ Chí Minh, ông có nói: Chủ nghĩa
Mác-Lênin như cẩm nang thần kỳ, mỗi khi cách mạng gặp khó
khăn là lại giúp những người cách mạng tìm thấy lối thoát.
Những thành công, thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều
được giải thích là do có Đảng lãnh đạo, do sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam.

Thử điểm lại chủ nghĩa Mác - Lênin đã nêu lên điểm gì
mới so với các lý luận khác. Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm 3 bộ
phận cấu thành: triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác -
Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Triết học Mác-Lênin thừa nhận vật chất có trước ý thức
và quyết định ý thức (ngược lại với triết học Hê-ghen).
Kinh tế chính trị Mác - Lênin giải thích sự giầu có của giai
cấp tư sản là do bóc lột giai cấp công nhân. Để xóa bất
công xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin tóm tắt trong một câu: xóa
bỏ quyền tư hữu.Chủ nghĩa xã hội khoa học giải thích lịch
sử bằng lý luận đấu tranh giai cấp, cho rằng giai cấp công
nhân sẽ đào mồ chôn giai cấp tư sản. Vào thời của Mác,
ông đưa ra một số luận điểm mà sau này Lênin bỏ đi. Ví
dụ như Mác cho rằng chế độ cộng hòa đại nghị là hình
thức nhà nước tốt nhất của dân chủ vô sản, Lênin đã xóa
bỏ và kết luận: Nhà nước xô-viết công nông binh mới là
hình thức nhà nước chuyên chính vô sản tốt nhất. Hoặc Mác
cho rằng cách mạng vô sản chỉ thành công khi giai cấp công
nhân chiếm đa số trong dân cư, khi phong trào công nhân cướp
chính quyền cùng xảy ra ở nhiều nước, Lênin đã xóa bỏ và
nêu lên luận điểm: Cách mạng vô sản sẽ thành công ở khâu
yếu nhất trong dây chuyền tư bản chủ nghĩa thế giới, vào
đầu thế kỷ XX nơi đó chính là nước Nga. Chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Trung Quốc bị biến dạng khá nhiều, nhưng nét
cơ bản vẫn bảo tồn. Đó là việc xóa bỏ quyền tư hữu,
xóa bỏ chế độ cộng hòa đại nghị, dùng chuyên chính vô
sản tổ chức xã hội, tiến hành đấu tranh giai cấp quyết
liệt. Lịch sử dân tộc Hán có nhiều cuộc đấu tranh nội
bộ, đấu tranh cấp nhà nước (Trung Quốc thường chia làm
nhiều nước nhỏ, chống lẫn nhau), đương nhiên là tích lũy
nhiều kinh nghiệm đấu tranh cấp nhà nước. Lúc Mao Trạch
Đông đưa ra "tư tưởng Mao Trạch Đông" (các nhà nghiên cứu
phương Tây gọi là Maoism - chủ nghĩa Mao) thì những kinh nghiệm
này được nghiên cứu, áp dụng vào hoàn cảnh mới. Hơn thế
nữa, Mao muốn "tư tưởng" của mình là hình mẫu cho châu Á,
nếu như chưa phải là cho toàn thế giới. Các nhà lãnh đạo
Trung Quốc hiện nay đã hấp thu tất cả những gì trong "tư
tưởng Mao Trạch Đông" có thể giúp ích cho họ bành trướng
"tư duy Trung Quốc" ra toàn thế giới và điều này họ đang
thực hiện với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn.

Trở lại với Việt Nam, rất tiếc là các nhà lãnh đạo nhiều
thời đã không có tư duy độc lập, không có những lý luận
"đặc sắc Việt Nam". Ngay trong thời kỳ thịnh trị nhất của
phong kiến Việt Nam như triều đại Lý, Trần, Lê, tất cả
đều giống như một bản sao của Trung Quốc. Sách vở toàn là
Bắc sử, Kinh Dịch, Tứ thư, Ngũ kinh... Đến thời nhà Nguyễn,
được tiếp xúc với văn minh phương Tây rồi mà vua Tự Đức
vẫn "tự hào" là Việt Nam "đúng" với đạo Khổng - Mạnh hơn
Trung Quốc(?). Lịch sử nhiều khi rất trái khoáy, hiện nay một
số nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn đang "tự hào" là Việt Nam
mới đúng với chủ nghĩa Mác-Lênin, trong khi toàn thế giới
đã vứt bỏ lý luận này. Hình như người Việt rất giỏi môn
vơ lý luận người khác về làm của mình và khi lý luận này
trở nên lạc hậu với cuộc sống thì người Việt vẫn "kiên
định" với lý luận vơ được để "tự hào", để "tiếp tục
xây dựng truyền thống" và "phát triển trong hoàn cảnh mới".
Khi dạo qua các cửa hàng sách, tôi thấy vô số sách viết về
Kinh Dịch, Tử vi đẩu số, Tử bình... được xuất bản, tập
nọ nối tiếp tập kia. Cầm thử vài quyển lên xem mới thấy
nản. Nhiều vấn đề trong sách đã bị người Trung Quốc vứt
bỏ từ lâu, từ thời nhà Thanh, khi vua Càn Long tập hợp tư
liệu xuất bản Tứ khố toàn thư mà bây giờ nhiều "nhà
nghiên cứu" nước ta vẫn nêu lên như chân lý không thể bác
bỏ. So sánh cách làm của Trung Quốc với Việt Nam thì càng rõ
chúng ta lạc hậu đến mức nào. Trung Quốc có cả một nhóm
các nhà khoa học tập trung nghiên cứu kho tàng văn hóa thần bí
của họ, xuất bản thành sách. Việt Nam không có một tổ
chức chính danh nào nghiên cứu vấn đề tương tự, đưa ra
những kết luận có tính khoa học cao (Ngược lại, càng ngày
các nhà khoa học Việt Nam càng trở nên mê tín). Đối với
những vấn đề của xã hội hiện đại, Việt Nam không có
một nghiên cứu cho ra hồn. Vẫn loanh quanh trong vũng lầy của
chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa Mao, ẩn dưới nhãn mác "tư
tưởng Hồ Chí Minh". Trong một lần nói chuyện với các giáo
sư, tiến sĩ, các "trí thức XHCN Việt Nam", ông Nguyễn Phú
Trọng, khi đó là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho
biết: Nhà nước đã bỏ ra 9 tỉ đồng đặt hàng cho các nhà
khoa học xã hội nghiên cứu vấn đề của xã hội Việt Nam.
Nhưng kết quả là gì? Cũng có tổng kết, cũng có giải
thưởng nọ kia nhưng các bức xúc của xã hội vẫn còn nguyên
đó. Chẳng hạn một đề tài về đổi mới ở Việt Nam các
tác giả đưa ra mấy kịch bản sau: đổi mới thành công,
nước ta thoát khỏi lạc hậu; đổi mới không thành công,
nước ta rơi vào khủng hoảng gay gắt; nước ta bị nước
ngoài lợi dụng vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên để can thiệp
và mất chủ quyền... Kịch bản là vậy nhưng phương pháp nào
để có thể vừa đổi mới thành công, vừa giữ vững chủ
quyền thì không khẳng định được. Có lẽ chẳng cần đến
trình độ giáo sư tiến sĩ, chẳng cần nghiên cứu gì cũng có
thể đưa ra mấy kịch bản kiểu trên.

Tại sao các nhà khoa học nước ta bế tắc như vậy nhỉ? Tôi
nghĩ có thể là do hoàn cảnh xã hội không công nhận quyền tư
hữu, dẫn đến không có cơ sở đề xây dựng tư duy độc
lập, dù cố gắng thế nào thì cũng không vượt khỏi giới
hạn của tư duy lý luận Mác-Lênin và tư duy Trung Quốc đè
nặng lên xã hội Việt Nam mấy chục năm nay. Có lẽ các nhà
khoa học xã hội Việt Nam cũng cần phải có một tiếng súng
Đoàn Văn Vươn thức tỉnh họ.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11944), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét