Cái <b>mắt xích 1</b>: ĐỘC QUYỀN (<i>một mình một chợ</i>)
ắt sinh ra khổ nạn:
- Hàng hóa giá cao, tăng-giảm tùy thích, mọi lúc mọi nơi.
- Hàng hóa dẫu kém chất lượng, quá đát, phế phẩm... (chưa
kể bị ăn chặn, ăn bớt, cắt xén, đánh tráo) cũng đành
chịu.
- Người mua (Thượng đế) thì phải Xếp-Hàng-Cả-Ngày (chưa
kể bị hành hạ, sách nhiễu, làm khó đủ điều) mà chưa
chắc mua được món hàng vừa ý.
- Lá bùa <i>Xin cho</i> và "<i>Nhờ ơn trên mưa móc</i>": có gì
hưởng nấy, bảo gì làm nấy, nói gì nghe nấy. <i>Luật cạnh
tranh</i> bị triệt tiêu. <i>Luật chống độc quyền</i> nằm
trong vùng cấm.
- "Quả đấm thép" ưu đãi trăm bề, đặc ân trăm lối... làm
ăn thua lỗ, thiên hạ còng lưng gánh nợ, chịu trận.
- Hàng hóa đã thế. Chưa đủ. <i>Tư tưởng - Tư duy</i> cũng
bị "định hướng", khoanh vùng, hóa thành ĐỘC ĐẠO.
...
Các khổ nạn (<i>tế bào gốc</i> của ĐỘC QUYỀN) với những
đặc thù "bẩm sinh" nói sơ qua ở trên, đủ thấy Nó không sinh
ra <b>đặc quyền đặc lợi</b> mới là lạ!
Như một logic tất yếu:
ĐỘC QUYỀN (<b>mắt xích 1</b>) ắt sinh ra ĐẶC QUYỀN ĐẶC
LỢI (<b>mắt xích 2</b>)
Cái <b>mắt xích 2</b> (ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI) lại sinh ra tiếp:
- Vun vén cá nhân, trục lợi. Ỷ lại, hám quyền. Tôn thờ
<i>quyền</i> và <i>lợi</i>. (<i>Từ chức</i> chỉ còn là chuyện
cổ tích dành cho trẻ em mẫu giáo).
- Thoái hóa, suy đồi, lạc hậu.
- Hách dịch, cửa quyền. Ngang ngược, lộng quyền.
- Tham nhũng như sâu tằm (bóc lột bậc cao).
- Não trạng "con cưng", "con riêng". Đứng trên thiên hạ.
- Xem thiên hạ như con bò.
- Tha hóa thả ga.
<b>Đặc quyền đặc lợi</b> mà không sinh ra THA HÓA mới là
lạ!
Như một logic tất yếu:
ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI (<b>mắt xích 2</b>) ắt sinh ra THA HÓA
(<b>mắt xích 3</b>)
Cái <b>mắt xích 3</b> (THA HÓA) tiếp tục sinh ra:
- Kẻ ăn không hết, người lần không ra. Ăn trên ngồi trốc.
- Nịnh trên - đạp dưới.
- Dối trên - lừa dưới. Dối lừa đủ nẻo.
- Kẻ thì dù - lọng che quanh ; Kẻ thì mưa nắng, mong manh, mút
mùa.
- Nói một đàng, làm một nẻo.
- "Nhân dân ta thán, trăm họ oán hờn".
Như một logic tất yếu:
THA HÓA (<b>mắt xích 3</b>) ắt sinh ra <b>mắt xích 4</b> oan
nghiệt: "NHÂN DÂN TA THÁN, TRĂM HỌ OÁN HỜN".
Rồi từ cái mắt xích 4 oan nghiệt đó, mới nảy ra: <b>CHỈNH
ĐỐN</b>
<center>* * *</center>
<i>Tóm lại</i>:
<b>ĐỘC QUYỀN</b> sinh <b>ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI</b> sinh <b>THA
HÓA</b> sinh "<b>NHÂN DÂN TA THÁN, TRĂM HỌ OÁN HỜN</b>": <b>4 mắt
xích "nghịch lý" bất khả phân</b>.
<i>Chỉnh đốn</i> là thuốc chữa, được chăng??? Và đã bao
lần <i>chỉnh đốn</i> rồi??? Đã chọn đúng mắt xích??? Bệnh
giảm hay tăng??? Hỏi cũng là trả lời.
Theo ngu ý của phó thường dân tôi: <b>Thuốc đặc trị</b> hữu
hiệu nhất (<i>hiện có trên thị trường mà thiên hạ đã thử
nghiệm lâm sàng thành công từ xưa nhiều rồi</i>) đó là:
thuốc <b>DÂN CHỦ</b>.
Dùng thuốc này thì DÂN mới là CHỦ thật sự. Dân không
sướng, không vui, không thích... mới là chuyện quá lạ !!!
Có lẽ VẤN ĐỀ thì ai cũng thấy, cũng biết, mà <i>cốt
lõi</i> của nó là:
<b>CHỌN ĐÚNG MẮT XÍCH + CHẤP NHẬN VƯỢT CẠN = ĐÁP SỐ
ĐÚNG</b>
Nhưng <b>4 mắt xích</b> nói trên, mắt xích nào là TRỌNG TÂM và
QUYẾT ĐỊNH cho cả 4 mắt xích ???
Mong được Quý vị trả lời giúp.
<em><strong>THU THẢO</strong></em>
TB: Để thư giản, xin Quý vị thử tải về bản nhạc <i>Hãy
sống giùm tôi</i> của Trịnh Công Sơn, với lời nhạc:
<i>Hãy sống giùm tôi
Hãy nói giùm tôi
Hãy thở giùm tôi
Quả tim này dành cho lửa hồng</i>...
...
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11919), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét