xe hỏng phanh" gây nhiều bàn cãi của ông Dương Trung Quốc.
Kế theo, một kiến nghị rất hình tượng khác cũng liên quan
đến "cái chân phanh": Lắp dần các bộ hãm ABS (1) cho nền
chính trị- Một bài viết khá thú vị của tiến sĩ Phạm Ngọc
Cương vừa gửi website Trương Duy Nhất với cái tít rất ngắn
gọn: ABS.</div>
Tôi còn nhớ hồi nhỏ bố dạy: tiếng Việt chỉ dành hai từ
trang trọng là thầy và bác cho hai nghề cao quí là thầy giáo
và bác sỹ. Hôm nay mở blog Trương Duy Nhất thấy anh chạy hàng
slogan đầy ấn tượng và trách nhiệm đề nghị đảng để
"bác sỹ " dân xem bệnh. Chuyện đảng, lý ra người ngoài
đảng cũng không cần để mắt vào; ngặt nỗi đảng lại đang
cầm lái, mệnh đảng ảnh hưởng lớn nhất đến vận nước.
Người xưa nói: không lo xa thì có nỗi đau gần. Để tránh
những cơn địa chấn chính trị, xã hội lớn đang tích tụ,
nhiểu khả năng nổ tung, cần "trị" đảng.
<h2>1- Nôm na về quyền lực</h2>
Thế giới ngày nay chỉ có hai loại quyền lực: độc
tài và dân chủ. Độc tài là gom quyền và dân chủ là tản
quyền. Quyền lực không phải là cái cọc bê tông chôn vào
một chỗ là cắm tịt mãi ở đấy. Quyền lực dường như là
một hợp chất lợi ích ở dạng lỏng. Ở nền độc tài nó
dường như chỉ đựng ở trong một cái xô và do các nhà độc
tài khư khư nắm giữ. Ở những nền dân chủ nó dường như
được hắt đều ra toàn xã hội (<em>tuy vẫn có chỗ đọng
nhiều như văn phòng thủ tướng hoặc phủ tổng thống…,
nhưng cả mỗi người dân thường vẫn đều cảm nhận thấy
mình có quyền</em>). Khi nằm gọn trong một (hoặc vài) cái xô
thì tất nhiên sẽ phải có nhiều người thấy là "chướng"
và tìm cách cướp, giành lấy (<em>các cuộc bạo loạn, cách
mạng và đảo chính…</em>). Khi san đều ra toàn xã hội thì
số lượng người nổi máu chiếm đoạt tất phải ít đi
nhiều (<em>vì còn gì nhiều ở đó đâu mà tranh cướp</em>).
Quyền lực khi được phân tán ra toàn xã hội thì sự gắn
kết hay rũ bỏ quyền lực qua chuyển giao, xáo trộn, thay đổi
(theo bản chất sẽ chỉ còn ở tầm cục bộ) trở nên khá
nhẹ nhàng và đơn giản.
Tản quyền – để tồn tại nhịp nhàng như một hệ
thống – cần sự minh bạch và công khai như cơ thể cần không
khí để thở; gom quyền thì công khai sẽ là tối nguy hiểm, là
nhu cầu xa vời, không cần thiết (<em>vì công khai với ai, cho
ai, và để làm gì</em>). Khi công khai thì gom quyền xụp đổ
(<em>khi Gorbachev thông báo về glasnost - công khai hóa - Liên bang
Xô viết và cả Đông Âu sụp</em>). Điều đó giải thích vì
sao ở các thể chế gom quyền, truyền thông bị quản lý vô
cùng chặt chẽ.
Tản quyền thực ra gồm một số loại phanh (<em>phản
quyền</em>) song hành:
<ul><li>Về hành pháp thì đảng (<em>hoặc các đảng</em>) đối
lập luôn nhìn ngó vào đảng cầm quyền để bới lông tìm
vết, vạch lá chỉ sâu (<em>cuộc chơi giành quyền lực luôn là
cuộc chơi có từ hai ứng cử viên trở lên, luôn ở thế cạnh
tranh sòng phẳng và dữ dội. Vừa chọn lọc được tinh hoa
vừa xả bớt các ức chế xã hội trong mỗi lần tranh
cử</em>).</li>
<li>Hệ thống lập pháp và tư pháp độc lập luôn hóa giải,
chấn chỉnh các mâu thuẫn và đối kháng phát sinh (<em>dân đệ
đơn kiện cơ quan công quyền các cấp, và thắng kiện là hết
sức bình thường</em>).</li>
<li>Hệ thống thông tin ngôn luận tự do, luôn là sân chơi phản
biện hiệu quả, chống các loại bệnh tật dễ đeo bám cùng
quyền lực.</li>
<li>Các nghiệp đoàn, tổ chức xã hội dân sự luôn có quyền
cất cao tiếng nói của mình và có vai trò thực.</li>
<li>Mỗi công dân có quyền bày tỏ, bảo lưu ý kiến, tự ứng
cử và có khả năng đắc cử cao (<em>nếu tầm vóc xứng
đáng</em>) vào các cơ quan công quyền…</li></ul>
Ngay trong bộ máy hành pháp thì ở chế độ tản quyền
các cấp chính quyền (trung ương và địa phương) cũng khá
độc lập và không có quyền lấn sân nhau. Sứ mạng lãnh đạo
trong các thể chế tản quyền đặt các chính khách ở vị thế
cạnh tranh quyết liệt; phải luôn ý thức rằng để duy trì
ghế họ phải phục vụ tốt chứ không phải lạm dụng đặc
quyền để vơ vét. Vị thế lãnh đạo chỉ còn khi họ hình
thành và kiến tạo lên một tương lai tốt đẹp.
Gom quyền thì tất yếu sẽ là gom cả tiền. Tiền luôn
xoắn xuýt lấy quyền như đôi tình nhân ở các thể chế gom
quyền; tiền được coi là lộc dĩ nhiên của kẻ có quyền, là
cái nệm êm ả quyến rũ của quyền lực.
Ở các xã hội tản quyền thì tiền và quyền đã thôi
cùng song hành... Lòng dân ở chốn dân chủ luôn xao động khi
thấy sự gắn kết của quyền và tiền. Họ coi đó là sự tha
hóa chính trị và đạo đức. Ở đó tiền luôn là cái bẫy
của quyền lực.
Gom quyền thường dễ lạm dụng quyền lực vào việc
tích lũy vật chất cá nhân, gia đình và phe nhóm vì vậy các
vở kịch tham nhũng cứ liên miên như kênh truyền hình nhiều
tập. Ở xã hội dân chủ, quyền lực chỉ để thỏa mãn thi
triển tham vọng thực hiện các hoài bão triết lý và lý
thuyết về quản lý xã hội.
Ở chính thể gom quyền, thường nhà độc tài phải
mượn hờ danh nhân dân, tập thể, đảng, đoàn… để khoác
tính chính danh cho tham vọng cá nhân của mình. Ở chế độ
tản quyền lãnh tụ không cần khoác tấm vỏ mị dân đó. Để
chứng minh sự độc đáo và khác biệt họ cần khắc họa cái
tôi của mình sao cho rõ nhất, tự ra quyết định, tự chịu
trách nhiệm và nếu họ đúng và được chọn thì thành quả
tỏa sáng không chỉ cho cá nhân họ mà toàn xã hội.
Ở các nước có nền kinh tế ở bước phát triển
thấp (thu nhập khoảng $1000/đầu người/năm) nền độc tài
thường còn chỗ dung thân vì dân chúng ở các xã hội này còn
đang mải đáp ứng phần "con" (nhu cầu dạ dầy) là chính.
Khi qua được các thúc bách về phần "con" thì phần
"người" (<em>đòi có mắt phải được tự nhìn, có tai
phải được tự nghe, có đầu để được tự nghĩ, có mồm
để được tự nói…</em>) sẽ lên tiếng. Vì vậy các cuộc
cách mạng mà ta thấy hôm nay xẩy ra ở những nền kinh tế
đâu có quá nghèo, thậm chí là chớm giàu.
Dân chủ hay độc tài trong quá trình ra quyết định
quản lý khác nhau một chút. Dân chủ là lấy ý kiến rộng rãi
trước, tập hợp, lọc, rồi chọn ra phương án. Độc tài là
ít tham khảo ý kiến và luôn cho ý mình là nhất. Trong quá
trình thực hiện mục tiêu thì dân chủ thường hiệu quả hơn
vì có sự đồng thận cao hơn. Thực ra nền "độc tài thông
minh" đáng được ủng hộ (<em>khi minh vương có nhãn quan hơn
người cả mấy mươi năm hay một vài trăm năm, thì mọi bàn
luận, đóng góp ý kiến là không cần thiết, tốn thời
gian</em>), nó hơn đứt nền "dân chủ ngô ngọng" (<em>nơi mà
bàn luận luôn bát nháo, mãi không ra được quyết sách gì tầm
vóc</em>). Chỉ việc thi hành "ý chúa" sao cho tốt là ổn
đủ mọi đàng, vì ý chúa luôn vượt xa trước thời đại.
Nhưng tiếc rằng cả vài trăm năm may ra mới có một minh quân,
còn đa phần người lãnh đạo đều mắc bệnh kiêu ngạo cá
nhân, ảo tưởng tự phong mình là thánh, tài có một tí mà
tật lại to đùng, nên phương án an toàn nhất cho mọi kiến
thiết quốc kế dân sinh vẫn là dân chủ, tức là luôn cần
nhiều ý kiến, cạnh tranh ý tưởng, cạnh tranh đề án, lấy
sự đồng thuận cao là con đường an toàn nhất cho cộng
đồng.
Ở những nước có nền dân chủ phát triển, tâm lý
người dân thường cho rằng mỗi đảng chính trị chỉ nên
lãnh đạo đến hai nhiệm kỳ. Từ ba (khoảng 12 năm) đã là
nhiều và thường từ ba nhiệm kỳ là hư hỏng. Đảng nào ở
một mạch quá ba nhiệm kỳ là hỏng khó chữa luôn. Dù đã
được trang bị đủ các loại phanh, biến tấm màn quyền lực
thành gần như trong suốt mà họ cũng luôn thấy quyền lực là
sân chơi rất dễ bị tha hóa. Càng ngồi lâu càng dễ hình
thành các nhóm lợi ích, thiếu năng động. Vì vậy rất ít khi
họ bỏ phiếu cho đảng nào quá lâu. Cách hành xử ăn theo
loại quyền lực.
Ở tản quyền, chính quyền muốn làm cứng cũng không
nổi nên chủ yếu phát triển xu hướng quyền lực mềm
(<em>vận động, bầu cử, từ chức, trưng cầu dân ý…</em>);
ở gom quyền, thường chọn làm cứng cho nhanh gọn và tiện, vì
làm mềm mất công. Các biện pháp cứng thường được chính
quyền ưu ái (<em>cấm đoán, bắt bớ, đàn áp, giải tỏa,
khủng bố…</em>). Và cách hành xử của dân với chính quyền
cũng tương tự như của chính quyền với dân. Ở tản quyền,
dân thường hành xử mềm, (<em>biểu tình, yêu sách, thu chữ
ký, vận động hành lang..</em>). Ở gom quyền, dân cũng sính
động tác mạnh (<em>nổi loạn, đập phá, làm cách mạng..</em>)
Âu cũng là luật nhân quả, gieo cây nào ăn quả ấy.
Thật khó có phép lạ nào tức thời có thể phanh cái bánh xe
quyền và tiền đang đan quyện vào nhau và làm mưa làm gió
(…). "Phê và tự phê" là chuyện cổ tích thời đại, nhưng
liệu đã phải hết thuốc chữa?
<h2>2- Chỉnh sửa quyền lực = tìm cách xác lập lại
niềm tin</h2>
Ở các nước tản quyền, chính quyền sợ dân (<em>vì
xã hội đều gồm chỉ một hạng người, dân thực là chủ,
có quyền bất tín nhiệm</em>), ở những nước gom quyền dân
sợ cơ quan công quyền (<em>vì dân là hạng hai, ba, bốn… là
ở đẳng cấp tôi mọn</em>).
Nhưng dù ở đâu thì khi lòng dân xao động (<em>mất,
hay thiếu niềm tin</em>) là chiếc ghế quyền lực cũng lung lay.
Vậy khi nào chiếc ghế quyền lực vững? Các triều
phong kiến Việt chỉ cần khoác tấm áo giải phóng dân tộc là
có thể tồn tại dài dài (<em>vì ngày đó đi cùng phương thức
sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chất lượng cuộc sống
nước này với nước khác cũng không có gì khác nhau lắm để
mà so bì</em>). (…). Ngày nay, các cơn gió hoài nghi về sự toàn
vẹn lãnh thổ và định nghĩa lại tính chất công cuộc giải
phóng đã làm tấm áo đó trở thành khá mỏng và lạnh. Nó còn
thành cộc khi tính chính danh bị mang ra suy xét dưới nhiều
lăng kính khác của thời đại như việc nâng cao vị thế dân
tộc, chất lượng cuộc sống dân chúng và thúc đẩy công
bằng xã hội!
Trước sức ép của xu thế thời đại và khát vọng
thay đổi của dân chúng, chính quyền (…) chắc chắn phải
tính bước tiếp cho cuộc chơi. (…) Tuy vậy đảng vẫn còn ở
trong thế chủ động. Đảng có ba khả năng: rút quân bài mới,
lập lại cuộc chơi hoặc vớt vát câu giờ. Tệ nhất là
thiếu viễn kiến để thành thế bị động là hết thuốc
chữa.
Không thể tiếp tục chơi bài dân chủ "giả hiệu"
(tản quyền vờ mà gom quyền thực); vậy đâu là sự tiếp
nối của quyền lực? Độc tài trách nhiệm? Đi tắt hồ hởi
ảo vào sự ổn thỏa tắp lự của quyền lực? (đi tắt = cách
mạng). Dân chủ hoá cục bộ? Dân chủ triệt để?
Lãnh đạo đảng đang nắm cuộn chỉ rối, (…). Sẽ
ảo tưởng nếu ai đó hi vọng vào một sự dân chủ hóa triệt
để từ cao dội xuống. Một là đảng sẽ chọn nền độc tài
trách nhiệm, tức là qui quyền lực vào một người để qui
trách nhiệm (<em>chế độ một thủ trưởng: ví dụ giao chức
tổng bí thư cùng chủ tịch nước vào một người ở trung
ương, bí thư cùng chủ tịch thành phố gộp thành thị trưởng
ở địa phương…</em>). Giải pháp này có thể sẽ vẫn đảm
bảo sự ổn định chính trị (…), nhưng nguy hiểm vì đầy
tính may rủi trong dài hạn (nếu thay vì cần có năng lực và
"trách nhiệm" nền độc tài sẽ vẫn tiếp tục chỉ tìm ra
người bất tài và vô trách nhiệm, và sự bức xúc của dân
chúng sẽ càng lên cao dẫn tới sụp đổ nhanh chóng cả hệ
thống (cách mạng).
Hoặc là đảng phải chọn con đường dân chủ hóa
từng bước, hoặc từng phần (cục bộ). Làm việc này tức là
lắp dần các bộ hãm cho nền chính trị. Đảng sẽ nắm chặt
cơ quan hành pháp vì đó là bầu sữa ấm nhất của quyền
lực. Để quốc hội tới 50% số ghế ngoài đảng thì đảng
sẽ thấy bị hụt hẫng rất nhiều trong vai trò lãnh đạo
tuyệt đối của mình. Hơn nữa quốc hội với vai trò lập
pháp vĩ mô và thời khóa biểu xuân thu nhị kỳ của mình không
thể xếp vào chương trình nghị sự tất cả mọi vấn đề vi
mô. (…) Khi nới lỏng tư pháp, cho quan tòa quyền sờ từ đầu
tới chân thì mọi chuyện sẽ diễn ra từ tốn và đất nước
sẽ dần tiến tới một nhà nước pháp quyền. Nền tư pháp
độc lập chính là cây đũa thần biến dần các loại bánh vẽ
trong hiếp pháp và luật pháp thành bánh thật. Khi lòng dân bớt
căng thẳng, áp lực bùng nổ chính trị sẽ chùng xuống.
Tư pháp độc lập không chỉ giải tỏa vấn đề
"xây dựng chỉnh đốn" đảng đang bế tắc về phương pháp
mà tạo tính răn đe cho toàn bộ hệ thống công quyền. Làm
công chức để sống bằng lương, quan trường sẽ không phải
là sân chơi trục lợi cho cá nhân trên quần chúng mà là nơi
mưu cầu hạnh phúc cho quảng đại.
Thời gian cũng không còn nhiều để câu giờ. Chỉ cần
một điểm tựa có thể nâng cả thế giới. Điểm tựa chính
trị để cả dân tộc đứng dậy lúc này là hình thành và gia
cố nền tư pháp độc lập. Khi hệ thống công quyền liêm
chính lên thì xã hội sẽ bớt khủng hoảng niềm tin. Tòa án
độc lập là nơi vãn hồi sự công bằng và tháo ngòi bùng nổ
mâu thuẫn xã hội. Jean- Jacques Rousseau viết trong "Bàn về
khế ước xã hội": "<em>Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng
đủ mạnh để mãi mãi làm người thống trị nếu như hắn
không chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng thành
nghĩa vụ</em>". Chỉ cần làm được như vậy bộ mặt độc
tài sẽ bớt đi nhiều nét trơ trẽn. Nhà cầm quyền và dân
chúng đã có được cái bắt tay mở màn cho sự cộng sinh mới.
Thời điểm này nói giao quyền lực về tay từng
người dân nhất thời sẽ chỉ là mỹ từ suông. Phải nhiều
đêm và ngày nữa mới đến thời khắc chính quyền chịu hỏi
ý dân cho đàng hoàng sau những khoảng thời gian nhất định
(bầu cử sạch). Đảng quá hiểu công khai hóa qua việc tư nhân
hóa báo chí sẽ sẽ dẫn đến sụp đổ tức thì (<em>Việt Nam
sẽ thành một nước không tìm mua nổi thớt vì các quan bị
phanh phui đã mua bằng hết để che mặt!</em>). Blogs – công cụ
thông tin thời đại và tự phát, thường trái ý đảng lại
hợp lòng dân. Bước đầu các blogs làm blocks xây nền. (…)
Dân sẽ tìm đến blogs để thỏa cơn đói tin thì cuộc chiến
cho tự do báo chí bất chiến tự nhiên thành.
Đừng nghĩ rằng đó là sự thoái lui có trật tự
khỏi sân chơi quyền lực. Thực ra đó là sự tiếp nối hợp
lý có tính qui luật của quyền lực. Đỉnh cao của nghệ
thuật nắm về thực chất lại là sự thả! Không nên sợ
thiếu (hoặc giảm) quyền, chỉ sợ sự phân bổ quyền lực
không công bằng.
<h2>3- Thuốc cho tương lai</h2>
(…) Cần có sự nhận thức sâu rộng trong dân chúng
rằng tất cả những tài sản lớn lao vẫn đang nằm ở phía
trước. Mẹ Việt Nam còn son trẻ và sẽ tiếp tục đẻ ra
nhiều quả trứng vàng. Cùng với việc xây nền tư pháp nghiêm
minh sẽ cần thông qua ít nhất Luật miễn hồi tố. Không thể
lôi chuyện cải cách ruộng đất ra truy tiếp ông Trường
Chinh.., hay kiểm lại vì sao quan (hay gia đình quan) có đến bấy
nhiêu của chìm của nổi. Người Việt Nam cần nhìn về tương
lai và khép chặt chuyện tệ hại đã qua. Đánh giá quá khứ là
chuyện của các nhà sử học! Quyền lực cần được tiếp
nối ổn thỏa và tài sản luôn tiếp tục sản sinh và truân
chuyển. Thử hỏi các nhà mặt tiền phố lớn ở Việt Nam thế
kỷ vừa qua đổi chủ bao lần. Ở các nước văn minh khi đánh
thuế sở hữu cao rất nhiều dòng họ phải mang nhà, đất
biếu lại nhà nước làm nhà công vì con cháu bất tài, không
thể giữ tiếp nổi.
Mấu chốt để giải quyết bài toán kinh tế là phải
quản lý tốt tiền tệ. Làm sao có dòng tiền dồi dào, ổn
định, rẻ để đảm bảo: a) phát triển sản xuất, b) kiềm
chế lạm phát thấp, c) bình ổn cuộc sống nhân dân, nâng cao
sức tiêu dùng nội địa.
Thống đốc ngân hàng trung ương hiện đại (<em>phải
là người có kiến thức và đảm lược thực</em>) cần có
quyền độc lập trong việc điều tiết tiền tệ quốc gia.
Nền kinh tế cũng như cơ thể con người mà suốt ngày lên cơn
sốt thì không còn hơi sức đâu để làm việc. Tiền tệ là
hồng cầu của nền kinh tế thị trường. Chỉ cần dăm nhà
băng lớn loạng choạng là bất kỳ nền kinh tế thị trường
nào cũng có thể đổ chổng kềnh.
Một Việt Nam dốc lòng bảo vệ tổ quốc song hành
với phát triển cấp tốc kinh tế thị trường thì thống đốc
ngân hàng trung ương, bộ trưởng bộ tài chính và bộ trưởng
bộ quốc phòng phải là những vị trí quan trọng, quyền lực
hàng đầu của chính phủ.
<h2>4- Trung Quốc</h2>
Là vấn đề mà nước Việt Nam phong kiến, cộng sản
hay dân chủ đều phải đương đầu. Trung Quốc có thực đáng
sợ? Liệu Trung Quốc có thành người hàng xóm biết điều? Làm
thế nào để quyền tự do của Trung Quốc dừng bước ở
điểm mà quyền của một nước Việt Nam độc lập và tự
chủ bắt đầu?
Để thu hồi có đảo Đài Loan mà suốt 60 năm nay Trung
Nam Hải dẫu đi đủ các bài Hoa quyền vẫn hoàn tay trắng.
Trung Quốc không có bạn. Một số nước sợ và thù Trung Quốc.
Đa số đều ghét Trung Quốc. Cứ "trỗi dậy hòa bình" kiểu
này thì nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ chia đôi thế giới một
bên là Trung Quốc và bên kia là toàn bộ các nước khác. Thiếu
Trung Quốc thế giới vẫn sống thịnh vượng và văn minh nhưng
thiếu thế giới Trung Quốc sẽ khốn cùng.
Chính trị toàn cầu là cuộc chơi vô tiền khoáng hậu.
Từ 1954- 1975 Việt – Mỹ đánh nhau thừa sống thiếu chết.
Giờ Mỹ là người bạn ân huệ, tiền bạc, công nghệ rủng
rỉnh lại át vía kẻ xấu chơi giùm. Để cô lập Liên Xô, năm
1972 Mỹ và Trung đã túm tay nhau. Tới đây khi cần cô lập Trung
Quốc, khả năng Mỹ và Nga sẽ quay qua ôm nhau. Trung Quốc cũng
không dễ thở gì khi phía Bắc và Đông Bắc bị Nga và Nhật
trấn. Phía Tây bị Ấn Độ chèn. Phía Đông và Nam bị Mỹ và
Úc chặn.
Nếu Trung Quốc không chơi đẹp với mấy nước nhỏ
như Việt Nam và Philippines… để những nước này kiên quyết
đứng lên chống trả hoặc ngã vào vòng tay nước khác thì
Trung Quốc tứ bề thọ địch. Trung Quốc tham lam và nông cạn
mới đi gây khó dễ với Việt Nam. Về địa chính trị Trung
Quốc cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Trung Quốc. Lịch sử
Việt Nam luôn là khắc tinh của Trung Quốc. Thế của Việt nam
nhắc Trung Quốc biết mình biết người và chơi cho đẹp. Việt
Nam luôn thiệt hại kể cả khi coi Trung Quốc là thầy, là chủ,
là đồng chí, anh, em hay là bạn, còn làm đầy tớ nể sợ
Trung Quốc thì lại càng nguy khốn.
Theo bộ di trú Canada, Trung Quốc hôm nay có 960,000 triệu
và đa triệu phú đô la. Vậy mà trong số đó tới 60% đang làm
hồ sơ di trú để ra định cư nước ngoài, trong số 60% đó
thì hàng đầu tới 37% là muốn xin vào Canada. Năm qua Canada chỉ
xem xét hồ sơ các dân nhà giàu này vào một buổi sáng mùng 3/7
và giới hạn chỉ tiêu là 700 người/năm. Lấy tấm vé vào
cửa Canada này này cần có từ 1.6 triệu CND trở lên, vậy mà
trong có mấy phút buổi sáng đầu giờ làm việc người Trung
Quốc đã nhập vào 697 hồ sơ khiến chính phủ Canada phải lập
tức đóng cổng lại.
Trước tai họa thiên nhiên, lũ chuột (không phải
người) luôn tháo thân trước! Một đất nước có chủ nghĩa
dân tộc cao, "mạnh" và "đang lên" thì sao các "con
trời" chạy thục mạng đi tìm miền đất hứa như vậy?
Để kết thúc, xin mượn lời Dudley Field Malone – nhà
chính trị Mỹ-: "I have never in my life learned anything from any man
who agreed with me" Tạm dịch: trong đời tôi chưa bao giờ học
được gì từ những người luôn đồng ý với tôi.
<em><strong>Phạm Ngọc Cương</strong></em>
(1) Là hệ thống phanh được lắp cho hầu hết các loại xe bây
giờ.
_________________
<em>– Bài viết có một số câu đoạn bị cắt bỏ, những
phần trong dấu (…). Xin lỗi tác giả vì sự cắt lược này-
TDN</em>
<center><img
src="http://truongduynhat.vn/wp-content/uploads/2012/03/toathaptoronto.jpg"
/></center>
<center><em>Trương Duy Nhất và Phạm Ngọc Cương trên
nhà hàng đỉnh tháp CN Toronto Canada, tòa tháp cao thứ nhì thế
giới và được xem như một trong bảy kỳ quan của thế giới
hiện đại (ảnh: Hoàng Minh Tường)</em></center>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11991), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét