Trần Minh Khôi - "Đạo lý báo chí"?

(<em>Từ ngữ: "đạo lý" dịch chữ ethic trong tiếng Anh. "Đạo
đức", moral/morality, có nghĩa khác. Tiếng Việt gọi là "đạo
đức báo chí", thật ra phải "đạo lý báo chí" mới chính xác.
Trong cái note về Hoàng Khương mềnh chỉ đặt vấn đề Hoàng
Khương phạm luật chứ không đặt vấn đề vi phạm đạo lý
báo chí. Hai lý do: 1) bàn về đạo lý thì phải có quy chuẩn
xác định trước, không thể vừa bàn quy chuẩn vừa bàn
chuyện vi phạm quy chuẩn, và 2) chỉ bàn về Hoàng Khương vi
phạm đạo lý báo chí là không công bằng. Đem Khương ra tòa
án công luận đạo lý còn các nhà báo khác thì sao?</em>)

Dưới đây là bản dịch (nháp thôi:) của tài liệu Quy tắc
Đạo lý, Code of Ethics của Hội Các Nhà báo Chuyên nhiệp ở
Mỹ. Gần mười năm trước, khi mới mon men làm báo, mềnh đã
tìm dịch tài liệu này. Giờ tình cờ lục ra, tính dùng để
viết cái note về journalism và journalists. Ném nó lên đây cho
các bạn mình đọc qua chơi. Đọc và đối chiếu là thấy ngay.
Không cần phải bàn cãi ai có đạo lý ai không.

<h2>Quy tắc Đạo lý Báo chí</h2>

Nhà báo phải trung thực, công bằng, và dũng cảm trong việc thu
thập, tường trình, và giải thích thông tin. Nhà báo phải:

- Kiểm tra sự chính xác của thông tin từ tất cả các
nguồn và thận trọng để tránh những sai lầm do sơ xuất. Cố
tình bóp méo thông tin là không bao giờ được chấp nhận.

- Tích cực trong việc tìm kiếm những đối tượng của
bài báo để cho họ có cơ hội được phản biện trước
những cáo buộc đối với họ.

- Nhận diện nguồn tin bất cứ khi nào có thể thực
hiện được. Công chúng có quyền được tiếp nhận càng
nhiều thông tin có thể được về độ tin cậy của nguồn tin.

- Luôn luôn chất vấn động cơ của người cung cấp tin
trước khi hứa hẹn nặc danh. Làm sáng tỏ các điều kiện đi
cùng với lời hứa khi trao đổi thông tin. Giữ lời hứa.

- (Skip 3 items here)

- Tránh các biện pháp lén lút, nhập vai để thu thập
thông tin, trừ khi những biện pháp công khai truyền thống không
mang lại thông tin quan trọng cho công chúng. Việc dùng những
biện pháp như thế phải được giải thích như một phần của
bài báo.

- Không đạo văn.

- (Skip 1)

- Xem xét những giá trị văn hóa của đối tượng và
tránh áp đặt những giá trị đó lên họ.

- Tránh việc khuôn mẫu hóa dựa trên chủng tộc, giới
tính, tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc, địa lý, tính dục, tàn
tật, ngoại hình, hay địa vị xã hội.

- Hỗ trợ việc trao đổi quan điểm công khai, ngay cả
những quan điểm người ta thấy xung khắc.

- Cho phép những người thấp cổ bé miệng được phát
ngôn; nguồn tin chính thức hay không chính thức có thể có có
giá trị ngang nhau.

Nhà báo có đạo đức nghề nghiệp đối xử với nguồn, đối
tượng, và đồng nghiệp như những con người xứng đáng
được tôn trọng. Nhà báo phải:

- Có lòng trắc ẩn với những người bị ảnh hưởng
bất lợi bởi bài báo. Dùng sự nhạy cảm đặc biệt khi đối
xử với các nguồn hoặc đối tượng là trẻ em hoặc ít có
kinh nghiệm.

- Biết nhạy cảm khi theo đuổi hoặc dùng phỏng vấn hay
hình ảnh của những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch
hay đau khổ.

- Biết rằng việc thu thập và tường trình tin tức có
thể gây thiệt hại hay sự bất tiện. Việc theo đuổi thông
tin không phải là một giấy phép để hành xử ngạo mạn.

- Biết rằng quyền của cá nhân trong việc kiểm soát
thông tin về họ lớn hơn quyền của các quan chức hay những
người khác theo đuổi quyền lực, ảnh hưởng, hay sự chú ý.
Chỉ có những nhu cầu quan trọng hơn của công chúng mới có
thể biện minh cho việc can thiệp vào đời tư của người
khác.

- (Skip 3 items)

- Cân bằng quyền được xử công bằng trước tòa của
nghi can với quyền của công chúng được thông tin.

Nhà báo phải không bị ràng buộc bởi quyền lợi của bất
cứ ai ngoài quyền được biết của công chúng. Nhà báo phải:

- Tránh xung đột quyền lợi, thực tế hoặc cảm nhận.

- Không liên hệ với các tổ chức và hoạt động có
thể thỏa hiệp sự liêm chính hoặc gây tổn thất cho sự tín
nhiệm.

- Từ chối quà tặng, ân huệ, chi phí đi lại, đối xử
đặc biệt, và tránh công việc làm bên ngoài, trách dịch líu
đến chính trị, vai vế công quyền và dịch vụ trong các tổ
chức cộng đồng nếu chúng thỏa hiệp với sự liêm khiết
của nghề làm báo.

- Công khai hóa những xung đột quyền lợi không tránh
được.

- Cẩn trọng và dũng cảm trong việc buộc những người
có quyền lực phải chịu trách nhiệm.

- Từ chối sự đối đãi ân huệ của các nhà quảng cáo
và các nhóm lợi ích. Cưỡng lại áp lực của họ nhằm ảnh
hưởng đến nội dung bài cáo.

- Cảnh giác với các nguồn cung cấp thông tin để đổi
lấy ân huệ hoặc tiền bạc; tránh việc đấu giá để giành
tin.

Nhà báo phải chịu trách nhiệm với độc giả, thính giả,
khán giả, và với nhau. Nhà báo phải:

- Làm sáng tỏ và giải thích về việc đưa tin và kêu
gọi đối thoại với công chúng về đạo đức báo chí.

- Khuyến khích công chúng lên tiếng phản ảnh tiêu cực
của các cơ quan truyền thông báo chí.

- Nhận sai phạm và sửa sai ngay lập tức.

- Vạch trần những hành vi thiếu đạo lý của nhà báo
và của cơ quan truyền thông.

- Tuân thủ cùng các chuẩn mực cao mà người khác tuân
thủ.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11271), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét