khi nói về cụ rùa ở Hà Nội, về PTT Nguyễn Thiện Nhân khi
viếng thăm một trường học nhân ngày khai giảng, về TBT
Nguyễn Phú Trọng khi ông nói về việc không để lại dấu ấn
cá nhân trong nhiệm kì lãnh đạo của mình. Chúng ta biết tư
tưởng phong kiến về con người, về lãnh đạo, về nhà nước
đã ăn rất sâu trong tư duy của nhân dân ở nhiều tầng lớp.
Vì thế cái nhìn đó của TDN là một tư tưởng tiến bộ, có
ích cho xã hội.
Một số người cho ông là chơi ngông, hay là tùy tiện
phạm húy, phạm thượng. Không, tôi hiểu ở ông đó là biểu
hiện của tư tưởng tự do và bình đẳng. Tự do là gì? Đó
là một câu chuyện dài và nhiều nhọc nhằn của dân tộc
chúng ta. Ở đây tôi nói rõ để tránh sự hiểu lầm có thể.
Tự do không phải là sự tùy tiện trong việc làm, trong phát
ngôn, nhưng tự do không thể có trong sự chỉ đường, trong sự
định hướng bắt buộc, hay trong trật tự của pháp luật nếu
luật pháp ấy không phải do nhân dân trực tiếp (theo cách nào
đó) làm ra. Khuôn khổ của pháp luật, và tư tưởng thượng
tôn pháp luật đã có từ mấy nghìn năm nay, nhưng người dân
Việt Nam này có được tự do xưa như thế đâu. Các tư tưởng
gia, các trí thức tiến bộ của đất nước cần phải khẳng
định mạnh mẽ tư tưởng này: Tự do phải gắn liền với
pháp luật, đó là điều kiện của tự do, nhưng đó phải là
pháp luật do chính nhân dân soạn ra chứ không phải do nhà
nước làm ra như hiện nay.
Một tư tưởng, một cái nhìn khác được lộ ra,
được phát biểu - đó là một hình thái của tự do mà ta
thấy ở TDN.
Phê phán một yếu điểm, một hạn chế của dân tộc
mình - đó là một tư tưởng.
Phê phán cung cách làm việc, hay năng lực của nguyên
thủ quốc gia, của các nhà lãnh đạo (dù có theo cách châm
biếm) - đó là một tư tưởng.
Trong bài "hãy tha thứ…" của ông Đàm Mai Đạo,
ông đã đứng trên cái nhìn cổ xưa khi viết về TDN. Phải
hàng trăm năm nữa dân tộc này mới hiểu và mới biết đến
tự do, dân chủ nếu có tới 80 triệu người như ông Đạo.
Ông là một nhà tư tưởng không có tư tưởng, có
thể vì thế TDN đã mắc phải những hạn chế khi gặp những
vấn đề lớn hơn cần xử lí.
Ông có dẫn lời Giang Trạch Dân nói Đảng muốn trị
quốc, thì phải trị Đảng nhằm áp dụng vào đời sống chính
trị nước ta là sai lầm thứ nhất.
Ông nói muốn trị Đảng, thì Đảng phải nhờ dân,
dân trị Đảng. Đó là sai lầm thứ hai. Trong tất cả các
thể chế chính trị hiện đại, dân trị quốc phải thông qua
các chính đảng đại diện cho mình. Chưa bao giờ và chưa ở
đâu dân có thể trị quốc một cách trực tiếp cả. Không
trị quốc trực tiếp được thì làm sao trị Đảng được.
Dân trị (bệnh cho) Đảng, đó là một mệnh đề chính trị
hoang tưởng và nguy hiểm.
Hội nghị TW4 đặt việc chỉnh đốn Đảng là
nhiệm vụ cấp bách vào thời điểm này, theo tôi là hoàn toàn
chính xác, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên
công việc chỉnh đốn Đảng không chỉ nên xem việc suy thoái
về phẩm chất chính trị, đạo đức của đảng viên là một
mối lo nguy hại duy nhất. Sự thoái hóa về phẩm chất chính
trị, đạo đức trong Đảng như Huỳnh Ngọc Sỹ, Đặng thị
Bích Hòa, Nguyễn Trường Tô… dù con số (giả định) đến
hàng trăm cũng chưa phải đến mức tồn tại hay không tồn
tại đối với Đảng và với chế độ. Đảng viên không phải
là những phật tử, những môn đồ của Khổng Mạnh, vì vậy
nếu người ta cứ nhất thiết đòi hỏi tất cả đảng viên
phải thật trong - sạch, thì đó chỉ là những đòi hỏi giáo
điều, duy tâm, nếu không muốn nói là sự tự lừa dối.
Con người là một đời sống dù có luôn hướng
được tới cái thánh thiện, thì nhu cầu thân xác vẫn luôn là
cái thường trực và trở thành Ý Nghĩa trực tiếp của tồn
tại người. Tham, sân, si đó là những cái có ở trong mọi
chúng ta. Những lời kêu gọi về đạo đức trong chiều hướng
vận động của lịch sử, hàng hóa và sản xuất hàng hóa đã
trở thành một phương thức, một phương tiện, một công cụ
và một giá trị chân chính của đời sống, thì nhiều khi với
nó chỉ là vô nghĩa, hoặc làm dáng. Những phẩm chất đó bị
yếu, hoặc đã chết, anh ta chỉ còn như một cây gỗ đã mục
chẳng có giá trị gì trên cõi trần thế này.
Khi đã có quyền lực trong tay, lại bị thúc đẩy
bởi đời sống đa nguyên đang vận động mạnh mẽ, con người
ta hướng tới nhu cầu có nhiều tiền bạc, nhu cầu về nhà cao
cửa rộng, có vợ đẹp, con khôn, và cả những nhu cầu về
giải trí với những em chân dài phục vụ là cái điều hoàn
toàn chính đáng. Ác là chỗ, cũng chính từ cái chính đáng này
đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn con người ta tới vòng lao lí,
tai tiếng (do thiếu kiềm chế, hoặc bị gài bẫy). Chúng ta
cũng cần ý thức rằng, con người thời hiện đại là những
tồn-tại-người luôn phải đối diện với những nguy cơ đó
(và đây cũng là đặc trưng của lịch sử này). Đó là điều
ta thấy ít xảy ra ở con người ở những năm 70 của thế kỉ
trước. Sự sa sút như thế ở các quan chức và vì thế cũng
là điều dễ hiểu.
Cái gì đã là dễ hiểu trong nhận thức, thì cái đó
không thể là mối nguy của cuộc sống, của chế độ được.
Vì vậy, theo tôi, cần phải tìm ra cái cơ chế chính trị nào
đã như là cơ sở hiện thực đẩy các quan chức lâm vào các
nguy cơ tiềm ẩn đó mà trở thành tội lỗi. Đó mới là cái
gốc của những vấn đề cần làm ngay, chứ không thể chỉ là
sự tự soi mình, gương mẫu, hay tránh xa cám dỗ vật
chất…như những dư âm của lời dạy của các thánh hiền xưa
vọng lại.
Tôi cho rằng, sự tồn vong của chế độ nằm ở chỗ
có thay đổi hay không cái hình thái của thể chế chính trị
trong chế độ nhất đảng. Nếu chữ "trị" trong quốc trị
được hiểu là sự tự thống trị, tự xác lập quyền quản
trị, quản lí, quyền điều hành và lãnh đạo đất nước,
thì mô hình thể chế mà chúng ta đang có, đang thực hiện
chính là thể chế đảng trị.
<strong>Chính cái hình thức, hình thái của thể chế
này đã làm cho quyền lực và phẩm chất tham, sân, si trong mỗi
thực tại người không bị giới hạn, không bị kiểm soát là
nguyên nhân cơ bản-đầu tiên và cuối cùng, của những hư
hỏng của con người, của quan chức.</strong> Lã thị Kim Oanh,
Nguyễn Trường Tô, Phạm Thanh Bình, Sầm Đức Xương và nhiều
quan chức khác không phải là những con ngườu xấu xa. Họ
chính là những biểu hiện mạnh mẽ của tồn tại trong ý chí,
trong khát vọng, và trong hành động sờ nắm được của cuộc
sống. Tiếc rằng thể chế của chúng ta đã không cho họ
những công cụ vật chất đủ mạnh để ngăn chặn những nguy
cơ tiềm ẩn ở con người hiện đại trong họ ngoài những
lời dăn đạo đức như những lời du của quá khứ vọng lại.
Phải thay đổi thế chế, mô hình Đảng trị (quốc)
bằng mô hình Dân trị (quốc). Đảng hãy khiêm tốn chỉ là
Đại biểu, là người Đại diện do dân lựa chọn và ủy
(trao) quyền để thực hiện nền dân trị ấy.
Thể chế Dân trị được đánh dấu, xác quyết bởi HP phải do
chính nhân dân làm ra: chúng ta hãy tổ chức theo cách nào đó
để nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều dân tộc được tham gia
vào việc soạn thảo, hoặc sửa đổi Hiến Pháp 1992. Trong đó
quyền phúc quyết HP của nhân dân chỉ là một khía cạnh, một
nội dung của hành vi trực tiếp soạn, sửa HP này mà thôi.
Nhà nước phải là hình thức duy nhất của quyền
lực chính trị do nhân dân ủy quyền (thông qua HP), Chỉ có nhà
nước mới có quyền ra chính sách về các vấn đề lớn,
trọng đại của đất nước. Không một tổ chức, một chính
đảng nào có quyền này phải được xem như là một giá trị,
một qui định thành văn của HP Dân trị.
Thông qua các cuộc bầu cử Quốc Hội và Nguyên thủ
quốc gia, bằng lá phiếu của mình, người dân chọn lựa các
đảng viên ưu tú của ĐCS, và những thành phần ưu tú khác
vào nắm giữ các cơ quan quyền lực của bộ máy nhà nước
từ Tw tới cơ sở.
Trở thành đảng cầm quyền, Đảng sẽ thực thi
đường lối, những quyết sách của mình thông qua bộ máy nhà
nước mà dân đã ủy quyền. Đó chính là nền chính trị Dân
trị được bảo đảm bởi sự lãnh đạo của ĐCS trong chính
thể nhất đảng. Công cuộc đổi mới như thế được khởi
xướng phải được xem là một hành động, một nội dung cụ
thể và cấp bách của công cuộc chỉnh đốn Đảng lần này.
Liệu đây có phải là liều thuốc mạnh mà TDN và chúng ta đang
đòi hỏi đối với Đảng hiện nay?
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11229), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét