src="http://danluan.org/files/u1/sub02/im13225827941.jpg" width="197"
height="298" alt="im13225827941.jpg" /><div class="textholder">Phùng Quán
1955</div></div>
Ngày 10 tháng 10 năm 1955, Hà Nội bừng lên niềm vui giải phóng.
Thủ Đô ngập trong cờ, hoa, khẩu hiệu và nắng thu… Những
chàng trai Hà Nội ngày "ra đi đầu không ngoãnh lại"
(Nguyễn Đình Thi), trải qua ba ngàn ngày xông pha chiến trận nay
trở về trong niềm hân hoan chào đón của bà con thủ đô.
Sau những giờ phút thiêng liêng, hồ hởi, những xúc động
tràn nước mắt là những ngày cam go, gian khổ. Nước cộng hòa
trẻ tuổi phải đối đầu với biết bao thử thách. Tổ Quốc
mới dành một nửa" nửa còn trong lửa nước sôi" ( Tố
Hữu). Ở miền Bắc, giặc Pháp sau khi cuốn gói để lại đói
nghèo của bảy mươi năm đô hộ và chiến tranh xâm lược với
"những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời
chiều" (NĐT), những lô cốt, bông ke, bom mìn rình rập trong
lòng đất…
Trong lúc đó, Cải cách ruộng đất, cuộc cách mạng vô sản
long trời lở đất như một tảng đá đè nặng lên miền Bắc.
Miền Bắc phải gánh trên vai sứ mệnh lịch sử: Xây dưng
miền Bắc và thống nhất nước nhà. "Kế hoạch ba năm khôi
phục kinh tế" làm dậy lên khí thế ra quân. Những cánh
đồng hoang chằng chịt dây thép gai, cỏ dại, ngổn ngang đồn
bốt, bong ke, chiến hào được khai hoang, phục hóa thay vào hai
vụ chiêm mùa. Những nhà máy bị giặc Pháp tháo gở, đặt mìn
phá hủy được công nhân dùng máu mình gìn giữ, bảo vệ,
khôi phục sản xuất. Trường học đã vang lừng tiếng hát…
Song, trong xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện những mảng
tối, Nạn tham nhũng đã manh nha từ trong kháng chiến chống
Pháp mà bản án cao nhất đối với một đại tá hậu cần và
một thứ trưởng bộ nông nghiệp mà Bác Hồ phê chuẩn là
một bằng cớ, nay có điều kiện "nẫy nòi sinh sôi" và
trở thành "quốc nạn" sau này. Phùng Quán lúc bấy giờ đã
dự cảm:
"thói dối trá, đạo đức giả, tệ quan liêu, tham nhũng, tuy
ngày đó chỉ mới manh nha, nhưng tôi đã dự cảm sẽ là hiểm
họa khôn lường đang rình phục Nhân Dân tôi, Đảng tôi; có
nguy cơ làm băng hoại những gì thiêng liêng cao quý mà cả
triệu người suốt thế kỷ qua không tiếc máu xương để tạo
dựng, bảo vệ…" (Khai từ - Trăng Hoàng cung - Phùng Quán).
Đảng chủ trương đưa văn nghệ sĩ đi thực tế" ba cùng
(cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân trong những ngày khôi
phục kinh tế sôi động và cũng rất cam go ấy vừa để cải
tạo tư tưởng vưà sáng tác phục vụ nhân dân.
Nhiều nhà văn đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước từ Tây
Bắc Điện Biên xa xôi đến hải đảo đêm ngày sóng bủa…
Phùng Quán về với Kiến An, Hồng Quảng, Nam Định, Thanh Hóa…
Những giọt nước mắt nóng hổi của người con miền Nam,
người chiến sĩ và nhà văn trẻ thấm bờ vai sần sùi, chằng
chịt vết sẹo của những anh hùng bị cực hình từ địa
ngục Côn Đảo trở về. Phùng Quán đã hiến dâng đứa con tinh
thần, tiểu thuyết Vượt Côn đảo cho những người anh hùng
vượt ngục, vượt đại dương mà anh cảm mến và kính phục.
Không ngủ yên trong thành công, Phùng Quán quyết "đã đi với
nhân dân thì thơ không thể khác". Anh đến Hồng Quảng, Kiến
An, Nam Định… chứng kiến cảnh lúa, khoai, hoa màu bị luộc
trong những cánh đồng ướp muối, đồng cảm trước "những
bà mẹ già quấn dẻ rách, da đen như củ cháy giữa rừng",
hai bàn tay rớm máu khi mở dây thép gai và san bằng bông ke, lô
cốt,công sự…Bữa ăn của họ toàn những dây khoai gầy
đét.
Lệ thường, sau một ngày làm việc mệt nhọc, Phùng Quán
lang thang với phố phường vừa đi, vừa ngẫm nghĩ như đếm
từng bước. Anh đã chứng kiến những chị công nhân vệ sinh
trong cơn mưa phùn gió bấc, rét như cắt da thịt, dưới ngọn
đèn bảo le lói múc, gánh từng thùng phân từ những hầm xí
bị hư hỏng.
Ở Nam Định, nơi các anh thường đi qua, công trình đài xem
lễ (lễ đài để làm lễ, mít tinh, có phòng hội họp) đang
bỏ dở. Công trình đã ngốn xong mười một triệu bị rút
ruột để dầm mưa,giải gió… Thuở ấy, lương chị công nhân
đổ thùng xí là hai mươi bảy đồng vừa đủ nuôi con. Nếu
tính ra số tiền dầm mưa giải gió ấy có thể cứu hơn bốn
vạn người ăn vỏ khoai trừ bữa ra khỏi cảnh đói nghèo.
Đi thấy, về thấy, "Đài xem lễ" như cái gai chọc vào
mắt anh, biêm vào tim anh. Phùng Quán bần thần như người ốm
đói. Đến cơ quan, anh cứ lặng lẽ, ít chào hỏi ai. Có
người bảo: "Phùng Quán mới có một Vượt Côn Đảo, một
số bài thơ mà đã khinh khỉnh rồi".
Khi thân nhau như anh em ruột, cùng sướng khổ, cùng chung
hoạn nạn, anh mới kể cho tôi nghe về" cái đêm hôm ấy":
- Sau khi lang thang với phố phường về, mình mặc cái áo
trấn thủ lính, đội mũ Vệ Quốc đoàn có ngôi sao sáng chói,
đạt ống thuốc lào như khẩu bazoka hướng nồng về phía
trước, chân gác lên thành ghế trong tư thế xung phong, tay cầm
bút viết, viết, viết liên tục, từng chữ, từng câu như trào
ra đầu ngọn bút… Ban đầu là những lời "ôn nghèo kể
khổ", rồi vang lên như một lời thề "Tôi quyết tâm rời
bỏ… Tôi quyết đúc thơ thành đạn…", rồi lao lên điểm
xạ từng tên: "lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, bé, gầy…",
rồi hô xung phong: "Trung ương Đảng ơi! Lũ chuột mặt
người chưa hết. Đảng cần một đội quân trừ diệt. Có
tôi! Đi trong đội ngũ tiền phong."- Anh cười hóm hỉnh - Mình
là xạ thủ cấp kiện tướng trung đoàn mà. Viết xong, mình
thiếp đi, tỉnh dậy trời đã sáng tự lúc nào."
Anh định gửi bài thơ Chống tham ô lãng phí cho báo Nhân
Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng bởi trong bài thơ anh có
viết:
"<em>Đến một ngày Đảng muốn phê bình
tất cả
E phải nghìn số báo Nhân Dân!</em>"
Suy đi nghĩ lại thế nào anh lại gửi cho báo Giai phẩm
Mùa thu (Nhân Văn, Giai phẩm Mùa đông, Giai phẩm Mùa thu là
những tờ báo ở miền Bắc ra đời một thời gian bị qui
phản động đã chịu chung số phận cùng với người sinh ra và
nhiều tác giả khác). Bài thơ ra đời đã gây xôn xao dư luận
trong độc giả đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên,
nhà giáo… Nhiều người thuộc từng câu, từng chữ.
Trong "Vụ án nhân văn", bài thơ Chống tham ô lãng phí
không bị đấu tố.
Có người có tật dật mình chỉ cay cú nói khéo: "Bài thơ
bôi đen chế độ". Chờ đến khi "Lời mẹ dặn" ra đời
(1957) khi nhà thơ đòi được " làm nhà văn chân thật. Chân
thật trọn đời… "bài thơ mới chịu cùng chung số phận
"bị lăng nhục" cùng tác giả.
Khi tiếp quản bộ chỉ huy Sư đoàn 1 ngụy, lục trong
đống hồ sơ lộn xộn của ban 2, tôi bắt gặp tờ báo Tranh
đấu của học sinh, sinh viên chống Mỹ, trong đó có những
bài: Cô gai sông Hương của Tố Hữu, Màu tím hoa sim của Hữu
Mai, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Nhất định thắng của
Trần Dần, Lời mẹ dặn và Chống tham ô lãng phí của Phùng
Quán. Giáo viên và sinh viên ở đây thuộc từng câu, từng chữ
bài thơ Chống tham ô lãng phí của Phùng Quán. Hóa ra, ở ngoài
Bắc, Phùng Quán "quyết đúc thơ thành đạn. Bắn vào tim
những kẻ làm càn. Vào lũ người tiêu máu của nhân dân như
tiêu bạc giả". Ở miền Nam, Thầy giáo và học sinh, sinh viên
lấy đạn thơ anh để bắn vào tim giặc Mỹ xâm lược.
Năm mươi năm sau ngày bài thơ Chống tham ô lãng phí của Phùng
Quán ra đời, nạn tham nhũng "nảy nòi như dòi bọ" và trở
thành "quốc nạn", quốc hội họp kỳ thứ 8, khóa 11 thông
qua luật Chống tham nhũng sau một thời gian dài soạn thảo và
thảo luận. Báo Thanh Niên dành một trang tuyên chiến với tham
ô, lãng phí. Năm mươi năm trước, Phùng Quán tuyên chiến với
"quốc nạn tham nhũng" bị giáng trả những đòn chí mạnh,
"đã trả giá cho Thơ bằng ba mươi năm tốt đẹp của đời
mình" (PQ).
Năm mươi năm sau, ai sẽ trở thành Phùng Quán?
<em><strong>Tác giả gửi cho Quê choa</strong></em>
(<em>Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả,
không hẳn là chủ kiến của QC</em>)
__________________________
<h2>PHÙNG QUÁN - CHỐNG THAM Ô LÃNG PHÍ</h2>
Tôi đã đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt
Tôi đã gặp
Những bà mẹ quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng
Bới đồn giăc, trồng ngô trỉa lúa…
Tôi đã đi qua
Những xóm làng vùng Kiến An, Hồng Quảng
Nước biển dâng cao ướp muối cả cánh đồng
Hai mùa rồi, lúa không có một bông
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ,
Tôi đã gặp những em thơ còm cõi
Lên năm lên sáu tuổi đầu
Cơm thòm thèm độn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mau đén Tết !
Để được ăn no có thịt
Một ngày… một ngày…
Tôi đã đi giữa Hà Nội
Những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Chị em công nhân đổ thùng
Run lẫy bẫy chui hầm xí tối
Vác những thùng phân…
Thuê một vạn một thùng
Mấy ai dám vác ?
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con…
Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của nhân dân lao động
Đang buộc bụng, thắt lưng để sống
Để dựng xây, kiến thiết nước nhà
Để yêu thương, nuôi nấng chúng ta
Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa
Những vần thơ trang kim vàng mã
dán lên quân trang đẫm mồ hôi và
máu tươi của Cách Mạng !
Như công nhân
Tôi quyết đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Vào lũ người tiêu máu của dân
Như tiêu bạc giả !
Các đồng chí ơi !
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem
"Đài xem lễ" họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa giãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng !
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ" Đài xem lễ" tôi xót bao nhiêu
Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo
Thiếu cơm thiếu áo…
Bọn tham ô, lãng phí, quan liêu
Đảng đã phê bình trên báo
Còn bao tên chưa ai biết ai hay ?
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy…
Chúng nẩy nòi, sinh sôi như dòi bọ !
Khắp đất nước đâu đâu chẳng có !
Đến một ngày Đảng muốn phê bình tất cả
E phải nghìn số báo Nhân Dân !
Tôi đã dự những phiên tòa xử tội
Những con chuột mặc áo quần bộ đội
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gầy như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái…
Còng lưng rỏ máu lấn vành đai !
Trung ương Đảng ơi !
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng cần lập một đội quân trừ diệt
Có tôi !
Đi trong hàng ngũ tiền phong.
<em>1956</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11324), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét