Jonathan Rogers - Việt Nam có thể vẫn phải trả giá cho sự vỡ nợ của Vinashin

Khi nói về Việt Nam, ấn tượng đầu tiên của chúng ta là gì?
Tất nhiên đó là chiến tranh - thứ đã khiến đất nước này
có lối tư duy kỳ lạ mà phần lớn những người bên ngoài
sẽ phải chật vật mới hiểu được.

Có lẽ những người có đầu óc văn học sẽ nhớ đến cuốn
tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene năm 1950 và
lời tuyên bố trong đó rằng Việt Nam sẽ phát triển mạnh
không phải bằng chủ nghĩa thực dân hay cộng sản, mà dưới
một "lực lượng thứ ba" dựa trên sự kết hợp của các
truyền thống địa phương.

Greene đã không đề cập đến chuyện lừa gạt tiền của các
nhà đầu tư nước ngoài là một trong những truyền thống ấy.
Tuy nhiên, những chủ nợ nước ngoài của công ty đóng tàu
Vinashin cảm thấy, chúng ta có thể thông cảm với họ, rằng
họ đang phải đóng góp quá nhiều cho các tham vọng quốc tế
của đất nước này.

TRỞ LẠI NĂM 2005, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng,
đã vạch ra kế hoạch để thúc đẩy ngành công nghiệp hàng
hải của đất nước để đạt đến 50% GDP vào năm 2020. Ông
đề nghị biến 200 có lẻ công ty vận tải đường thuỷ vào
một thực thể - Vinashin - với mục đích rõ ràng là tạo ra
công ty đóng tầu lớn thứ tư thế giới.

Bởi quá nhiệt tình với đề án vĩ đại này mà ông đã cất
tiếng tại một cuộc họp với Standard & Poor's, cổ vũ họ cấp
cho tập đoàn Vinashin còn non trẻ một đánh giá tương đương
với trái phiếu chính phủ.

S&P đã tuân thủ yêu cầu này, cũng giống như Moody's, và
Vinashin đã có thể dành được một khoản vay trả dần trong 8
năm trị giá 600 triệu USD vào năm 2007, thông qua Credit Suisse và
với sự giúp đỡ của một lá thư hỗ trợ từ chính phủ cam
kết sẽ hỗ trợ Vinashin cả về hoạt động lẫn tài chính.
Tham vọng vĩ đại của Việt Nam nhằm tạo ra một công ty đóng
tàu khổng lồ dường như sắp thành hiện thực.

TUA NHANH TỚI NĂM 2010 và mọi thứ bỗng trở nên hỏng bét. Đó
là năm chính phủ Việt Nam công bố rằng họ đã phát hiện
sự gian lận tại công ty Vinashin, mà không nói cụ thể bao
nhiêu tiền đã bị gian lận và khoản tiền này đã chạy đi
đâu.

Nó đã nói rằng thủ phạm của sự gian lận, các giám đốc
điều hành Vinashin đã đầu tư vào một loạt các lĩnh vực
ngoài ngành như du lịch, nhà máy sản xuất xe gắn máy và bất
động sản, và họ đã bị trừng phạt. Tất cả mọi thứ
đều tốt đẹp, chỉ trừ trường hợp bạn là một trong các
chủ nợ của khoản vay 600 triệu USD.

Các chủ nợ này, trên lý thuyết, là Credit Suisse, DEPFA, quỹ
đầu tư Elliott Advisors và Maybank. Mặc dù họ đã rất phấn
khởi khi Vinashin đã thanh toán lãi suất trên khoản vay vào
tháng 6 năm 2010, nhưng sự phấn khởi này không kéo dài khi mà
sau đó 6 tháng công ty này trì hoãn không trả lượt thanh toán
đầu tiên của khoản vay. Cùng tháng, Moody's và S&P đã đánh
tụt hạng tín dụng của Việt Nam và cùng lúc đình chỉ đánh
giá tín dụng của Vinashin. Khoản vay đã đi vào tình trạng vỡ
nợ.

Vinashin sau đó đã bước vào quá trình tái cơ cấu dưới sự
giám sát của một ban chỉ đạo của các chủ nợ, đứng đầu
là Elliott và DEPFA. Nhưng sau 9 tháng đàm phán quanh co thì câu
chuyện đến hồi kịch tính: Vinashin đề nghị trả các nhà
đầu tư 35 cent cho một đô-la, hay (như thể câu chuyện chưa
đủ hài hước)
Vinashin sau đó bước vào một chuyển dịch cơ cấu sự đồng
thuận dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo một chủ nợ đã
được đồng chủ trì bởi Elliott và DEPFA. Tuy nhiên, sau chín
tháng đàm phán quanh co đến punchline cho các nhà đầu tư:
Vinashin cung cấp cho họ 35 cent trên đồng đô la, hoặc (như
thể đó trò đùa không đủ hài hước) trái phiếu 13 năm không
phiếu lãi có giá trị hiện tại tương đương 35 cent (13-year
zero-coupon bonds with an implied net present value of 35 cents). Là chủ
đầu tư, bạn được hỏi sẽ chọn mứt hôm nay hay mứt ngày
mai, nhưng có quá ít mứt để trét xung quanh.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Nếu Việt Nam hy vọng
sẽ quay trở lại thị trường vốn ở nước ngoài, nó cần
làm tốt để tránh tạo ra một tiền lệ không lành mạnh<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div></div>

Đối mặt với sự lựa chọn này, Elliott rút khỏi ban chỉ
đạo và bắt đầu vụ kiện tụng chống lại Vinashin, và vụ
kiện bây giờ đang được đưa ra toà án Anh Quốc trên cơ sở
khoản vay được soạn thảo trên quy định luật pháp Anh.

Elliott cũng có thể giành chiến thắng, thông qua việc đạt
được một phán quyết có lợi tại các tòa án Anh, nhưng khó
có thể biết được các phán quyết ở nước ngoài có thể
được thực hiện một cách thuận lợi tại Việt Nam, nơi có
tài sản của Vinashin.

NHƯNG BỖNG CÓ MỘT BƯỚC NGOẶT TRONG CÂU CHUYỆN, có thể làm
lãnh đạo Vinashin cũng như lãnh đạo Việt Nam lo lắng. Hai doanh
nghiệp quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, Vinalines và
PetroVietnam, là hai trong số những chủ sở hữu một phần
Vinashin sau những đợt tái cơ cấu dưới sự chỉ đạo của
chính phủ.

Vô tình phải sở hữu những công ty con của Vinashin nằm trong
danh sách những người bảo lãnh cho khoản vay ban đầu, các
công ty như Vinalines và PetroVietnam có thể phải đối mặt với
sự vỡ nợ liên đới trên các khoản vay của riêng mình.

Đó là một vấn đề đối với PetroVietnam, khi công ty này dò
hỏi các ngân hàng để vay tiền mua tài sản trị giá 1,5 tỷ
USD của CôncoPhillips tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam được
cho là lo ngại những cổ phần này có thể rơi vào tay chính
phủ Trung Quốc, vốn không hợp cạ với Việt Nam bởi những
xung đột thường xuyên trên biển và tại các quần đảo đang
tranh chấp.

Nhưng nếu khoản vay sẽ tự động được dùng để gán nợ,
bởi vì việc bảo lãnh cho Vinashin, PetroVietnam có thể sẽ rất
vướng víu tay chân. Tất cả khá lộn xộn.

Nếu có một bài học đạo đức đằng sau câu chuyện lộn
xộn này, thì rõ ràng đó là nhà đầu tư cần phải hết sức
cẩn thận khi gặp phải những thứ như thư [hứa hẹn] hỗ
trợ từ chính phủ, và chớ vội tin tưởng vào các xếp hạng
tín dụng.

Sự phức tạp trong trường hợp của Vinashin là người vỡ
nợ, nói cho đúng, là một nhà nước có chủ quyền chứ không
phải là một doanh nghiệp độc lập. Nếu Việt Nam hy vọng sẽ
quay trở lại các thị trường vốn nước ngoài trong tương lai,
nó cần làm tốt để tránh tạo ra một tiền lệ không lành
mạnh có thể khiến nó bị loại ra khỏi thị trường này vĩnh
viễn.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11395), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét