Nghé rồi không trở về, cho đến lúc biết cô ấy bị giam
giữ ở trại Thanh Hà với cái án không xét xử là 2 năm, bây
giờ tôi mới thực sự có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc
về vấn đề này.
Ngay từ năm 2010, trong một bài báo đăng trên báo Pháp luật
TPHCM với tiêu đề: Giáo dục, giáo dưỡng đang bị lợi dụng
- đã làm dấy lên trong công luận một sự thật:
Qua việc "nhóm nghiên cứu của Vụ Pháp luật Hình sự-Hành
chính (Bộ Tư pháp) đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc
áp dụng các biện pháp nói trên, chỉ rõ những bất cập của
các quy định hiện hành", trước mắt tôi quan tâm đến 3
vấn đề chủ yếu mà bài báo đã nêu là:
- Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ rõ: Việc lập hồ sơ
đưa một người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do
công an thực hiện, khi hồ sơ sang hội đồng tư vấn thì lãnh
đạo cơ quan công an lại là chủ tịch hội đồng. Điều này
chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác vì <strong>công an
dường như "độc diễn" trong quá trình này</strong>.
- "hoạt động của hội đồng chủ yếu giới hạn ở
việc xét duyệt hồ sơ, tài liệu do các cấp hành chính thu
thập, không có thông tin đa chiều, không được nghe nội dung
bào chữa, biện hộ từ phía người vi phạm…"
- "Người bị áp dụng các biện pháp này không có quyền
tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng, không có
luật sư tham gia…"
Qua ngần ấy thông tin trong bài báo trên, đủ cho thấy việc
bắt giam Bùi Hằng thông qua hình thức giáo dục, cải tạo là
có động cơ, rõ ràng là thiếu minh bạch của chính quyền
thành phố Hà Nội. Ghép Bùi Hằng vào tội gây rối trật tự
công cộng, cốt là để hợp thức hóa việc giam giữ và né
tránh xét xử Bùi Hằng theo khía cạnh phản đối chính quyền
bắt bớ người biểu tình.
Tôi nhớ lại hôm ở Bờ Hồ, tình cờ gặp giáo dân Thái
Hà đi nộp đơn ở phòng tiếp dân 34 Lý Thái Tổ, và chứng
kiến việc một số giáo dân bị bắt lên xe buýt khi họ đi
bộ trên Bờ Hồ. Lúc đó tôi đứng cách đó khá xa, quan sát
thấy cảnh bắt bớ đó lại nhớ những ngày mình đi biểu
tình cũng từng bị bắt như thế. Rồi đột nhiên có 3 "thanh
niên" đi qua vườn hoa, hướng đến chỗ tôi đứng. Bọn họ
túm lấy một cậu thanh niên đang đứng cạnh tôi lôi đi, mặc
cho cậu ấy bất bình la lên phản đối. Tôi đang bức xúc về
cái chuyện, họ cứ ngang nhiên bắt người như thế này thì
một viên công an đi đến nói rất to:
- Ai không có nhiệm vụ giải tán ngay khỏi khu vực này.
Không được tụ tập ở đây.
Mọi người xung quanh tôi chạy té đi. Tôi bực mình lắm, cứ
đứng yên tại chỗ. Thấy thế, tay công an hất hàm:
- Chị nữa, không có nhiệm vụ gì, yêu cầu chị giải
tán...
- Đây là vườn hoa. Thế nhiệm vụ gì thì được đứng ở
đây?
Tay công an ngớ người nhìn tôi. Hình như anh ta rất ngạc
nhiên, khi có người không những không ù té chạy mà còn dám
hỏi vặn lại công an. Anh ta không trả lời câu hỏi của tôi,
chả lẽ lại bảo vườn hoa Bờ Hồ là nơi chỉ để công an
và an ninh làm nhiệm vụ? Nếu khi ấy tôi không đứng đó, làm
sao tận mắt chứng kiến sự việc. Chưa cần biết ai đúng sai
thế nào, ít nhất là tôi có thể kể lại một cách trung thực
khi cần làm chứng. Công an không muốn nhân dân nhìn thấy, nghe
thấy là để một mình họ độc diễn chăng? Nếu họ làm
đúng, tại sao họ không để cho nhân dân thấy rằng họ đang
thực thi pháp luật một cách đúng đắn, và những kẻ gây
rối kia đáng bị trừng trị thích đáng, cần được tuyên
truyền rộng rãi bằng hình ảnh và clip video cụ thể để làm
gương cho thiên hạ?
Viên công an không giải thích được thì trừng mắt nhìn tôi,
gằn giọng:
- Nhớ! Không được tụ tập ở đây nhớ! Đây là khu vực
nhạy cảm nhớ!
Tôi cãi ngay:
- Anh nói lạ nhỉ? Tôi đang đứng có một mình mà anh bảo
tụ tập là thế nào? Cái gì nhạy cảm? Tôi chẳng hiểu cái
gì gọi là nhạy cảm cả.
Anh ta rút bộ đàm ra, nghe chừng định gọi người đến
bắt tôi chắc. Ngay lúc ấy một thanh niên đi đến lôi tay công
an đi chỗ khác. Tôi tức giận quay ra nói với những người
vừa chạy đi:
- Làm sao mọi người phải chạy? Đây là vườn hoa, mình
đứng giữa thanh niên bạch nhật thế này, phạm pháp cái gì
mà phải chạy?
Về đọc tin trên mạng, thấy nói tất cả những người bị
bắt lên xe buýt hôm đó đều bị ghép vào tội gây rối trật
tự công cộng. Tôi thấy lạ là trong hàng trăm người đang đi
trên Bờ Hồ lúc đó, họ lại chỉ bắt một số người? Nói
như bản báo cáo của nhóm nghiên cứu Bộ Tư pháp thì đúng là
công an hoàn toàn độc diễn trong việc này. Họ muốn lập hồ
sơ về ai đó thì chỉ cần vài lần bắt lên xe buýt như thế
này, chắc hẳn sau đó sẽ lập được ngay cái hồ sơ để
tống bất cứ ai đó vào trại giáo dục và cải tạo.
Điều này khiến nhiều người thực sự lo ngại. Chính quyền
có thể còn tiếp tục sử dụng cái chiêu bài đưa đi giáo
dục cải tạo, để trấn áp những người tham gia biểu tình
thời gian qua, hoặc bất cứ đối tượng nào chính quyền không
"ưa" mà không bị một cơ quan nào tuýt còi.
Những người biểu tình chúng tôi đùa vui: Nếu vậy, mỗi
chúng ta đều là những trại viên dự bị mà Bùi Hằng là
người đầu tiên hy sinh. Đùa thế nhưng trong lòng thấy cay
đắng làm sao.
Hẳn ai cũng biết việc điều chỉnh hệ thống pháp lý cho phù
hợp với cuộc sống ở nước ta là quá chậm chạp (ví dụ
như luật biểu tình là 19 năm. Lạc đề đi một chút là 15 năm
triển khai việc mua nhà theo nghị định 61 vẫn bế tắc sau
nhiều lần gia hạn). Một tay công an nói với tôi: ai kiện cứ
việc kiện...! Thật là một câu mang đầy thái độ thách
thức, coi thường luật pháp.
Đời người quá ngắn ngủi để mà chờ đợi công lý được
thực thi. Có bị tước đoạt tự do dẫu chỉ một ngày mới
hiểu được phần nào giá trị của nó. Mặc dù vậy, chính
quyền cũng thừa hiểu việc giam giữ dưới hình thức giáo
dục, cải tạo này sẽ không bao giờ thay đổi được quan
điểm và ý chí của Bùi Hằng.
Việc hôm nay với Bùi Hằng rất có thể sẽ xảy ra với bạn,
với tôi hoặc ai đó trong nay mai. Sau Bùi Hằng sẽ còn những ai
nữa, trở thành nạn nhân của hệ thống pháp lý mà vốn dĩ
còn quá nhiều sự vô lý, bất cập này?
Trong khi chờ đợi luật sư khiếu nại việc cưỡng bức Bùi
Hằng vào trại cải tạo, tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều
người lên tiếng đấu tranh cho việc trả tự do cho Bùi Hằng.
Mong làm sao ngày được đón cô ấy trở về trong vòng tay
người thân và bè bạn.
_____________________
<h2>Tư liệu tham khảo: Giáo dục, giáo dưỡng đang bị lạm
dụng</h2>
<em><strong>(Bài đã đăng trên Báo pháp luật TP HCM - những
đoạn chữ đỏ in nghiêng được dùng để trích
dẫn)</strong></em>
Bộ Tư pháp đang nghiên cứu để tư pháp hóa thủ tục đưa
người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo
dưỡng.
Việc đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…
bằng quyết định hành chính ít nhiều liên quan đến quyền
tự do cá nhân của người vi phạm pháp luật trong một thời
gian nhất định. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục cũng như việc
tổ chức, thực hiện loại "quyết định hành chính khác"
này còn nhiều bất cập.
Trong khuôn khổ dự án "<em>Tăng cường tiếp cận công lý và
bảo vệ quyền tại Việt Nam</em>", ngày 13 và 14-12, Bộ Tư
pháp và Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ
chức hội thảo bàn hướng hoàn thiện pháp luật về các biện
pháp xử lý hành chính này.
<h3>Xích mích gia đình: Đưa vào cơ sở giáo dục</h3>
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Vụ Pháp luật Hình sự-Hành
chính (Bộ Tư pháp) đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc
áp dụng các biện pháp nói trên, chỉ rõ những bất cập của
các quy định hiện hành.
Theo quy định, chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh là
người trực tiếp ban hành quyết định hành chính để đưa
một người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hay
trường giáo dưỡng. Ngoài ra, một số chủ thể khác như công
an, tư pháp, nhà trường, tổ dân phố… tham gia vào quá trình
đề nghị, xác minh, lập hồ sơ, tư vấn giúp chủ tịch UBND ra
quyết định.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ rõ: <font color="red">Việc lập
hồ sơ đưa một người vào cơ sở giáo dục, trường giáo
dưỡng do công an thực hiện, khi hồ sơ sang hội đồng tư vấn
thì lãnh đạo cơ quan công an lại là chủ tịch hội đồng.
Điều này chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác vì công
an dường như "độc diễn" trong quá trình này.</font>
Đành rằng chủ tịch UBND là người quyết nhưng Hội
đồng tư vấn có vai trò rất lớn, có thể nói là quan trọng
nhất với việc có áp dụng biện pháp đưa người vi phạm vào
trường, cơ sở hay không. <font color="red">Thế nhưng hoạt động
của hội đồng chủ yếu giới hạn ở việc xét duyệt hồ
sơ, tài liệu do các cấp hành chính thu thập, không có thông tin
đa chiều, không được nghe nội dung bào chữa, biện hộ từ
phía người vi phạm…</font>
"Việc ra quyết định áp dụng biện pháp liên quan đến hạn
chế tự do của đối tượng vi phạm theo pháp luật hiện hành
chưa thật sự đảm bảo tuân theo nguyên tắc công khai, minh
bạch và công bằng, tranh luận và biện hộ. <font
color="red">Người bị áp dụng các biện pháp này không có
quyền tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng,
không có luật sư tham gia…" - nhóm chuyên gia bình luận.</font>
Vì những thủ tục "khép kín", đôi khi áp đặt, chủ quan
của cơ quan có thẩm quyền nên không ít người bị đưa vào
trường, cơ sở chưa đúng theo quy định. Nhóm chuyên gia dẫn
chứng, tại Cơ sở giáo dục Bến Giá (Trà Vinh) có 6% người
được đưa vào đây do thực hiện các hành vi cãi nhau, đánh
nhau giữa những người thân trong gia đình (không thuộc đối
tượng đưa vào cơ sở giáo dục).
<h3>Thời gian "cao su"</h3>
Theo quy định, thời hạn người vi phạm ở trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh từ ba tháng đến
hai năm. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tại các cơ sở giáo dục
tập trung, hầu hết người vi phạm đều bị áp dụng ở mức
tối đa. Báo cáo của Cơ sở giáo dục Thanh Hà cho thấy trong
năm năm (từ 2004 đến tháng 6-2008), chỉ có một người được
áp dụng thời hạn tối thiểu. Đến tháng 9-2009, Trường Giáo
dưỡng số 4 ở Đồng Nai có ba người được áp dụng thời
hạn tối thiểu!
Để hạn chế "án cao su", ngay từ Pháp lệnh Xử lý VPHC năm
1995, sau đó là pháp lệnh năm 2002 đều không quy định việc
gia hạn thời hạn ở trường, cơ sở… Tuy nhiên, một số văn
bản hướng dẫn (nghị định, thông tư) đã mở rộng quy
định của pháp lệnh, cho phép trường hợp "… đã được
giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn
giáo dục tại cơ sở giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa,
không tiến bộ thì giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo
cáo chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem
xét, quyết định việc đưa người đó vào cơ sở giáo
dục…". Quy định trên thực chất là kéo dài thời hạn áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trái với tinh thần
của pháp lệnh.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cho biết có 13 trường hợp ở Cơ
sở giáo dục Xuân Hà (Hà Tĩnh), 16 trường hợp ở Cơ sở giáo
dục Hoàn Cát (Quảng Trị) kéo dài thời hạn áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục với thời hạn từ sáu tháng
đến 24 tháng. Cá biệt, có người hết thời hạn 18 tháng ở
trường giáo dưỡng tại Hà Nội lại tiếp tục bị đưa tiếp
vào Cơ sở giáo dục Hoàn Cát (Quảng Trị) với thời hạn 24
tháng.
<div class="special_quote"><h2>Sẽ "tư pháp hóa" thủ tục</h2>
Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp chủ
trì soạn thảo dự kiến bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa
bệnh ra khỏi dự thảo luật.
Về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,
ban soạn thảo dự kiến xây dựng hai phương án xin ý kiến
Quốc hội. Phương án một: Chuyển cho tòa xem xét, quyết định
theo trình tự, thủ tục tố tụng. Phương án hai là vẫn giao
cơ quan hành chính nhưng "mượn" một số thủ tục tư pháp
như cho luật sư, người đại diện, giám hộ… giải thích,
biện hộ với cơ quan áp dụng biện pháp hành chính khác.
+ Kiện vì không nghiện mà phải vào cơ sở chữa bệnh.
Năm 2008, anh Nguyễn Văn Sơn (được về trước thời hạn ba
năm) đã kiện UBND huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) vì ra quyết
định đưa anh vào cơ sở chữa bệnh hai năm trời, trong khi
bản thân anh không sử dụng ma túy. Tại phiên sơ thẩm lần hai
năm 2009, tòa buộc UBND huyện Châu Thành bồi thường vật
chất, tinh thần cho anh Sơn trong thời gian bị đưa đi cai
nghiện…
+ Tàn phế sau khi được đưa đi giáo dục. Cuối tháng
9-2009, thấy chồng là anh Nguyễn Minh Hà (ở Phú Thọ) hay rượu
chè, đánh đập vợ con nên người vợ nộp đơn đề nghị
công an đưa chồng đi cải tạo, giáo dục. Sau đó, anh Hà bị
kiểm điểm tại UBND xã trước sự chứng kiến của làng xóm.
Ba tháng sau, nghi ngờ con trai anh Hà ăn trộm, các cán bộ đã
mời thằng bé và anh Hà đến trụ sở công an và anh bị giữ
lại, đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà thuộc V26 - Bộ Công
an. Bốn ngày sau, một công an đến nhà báo cho vợ anh là anh Hà
bị cảm nặng, tới gặp ngay kẻo không kịp. Đến nơi, người
vợ thấy chồng mê man, trên người đầy vết bầm. Hộp sọ
bên trái của anh bị vỡ một miếng, gãy xương hông, xương
cánh tay…</div>
ĐỨC MINH
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11061), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét