"Năm hết tết đến rồi"! Khi nghe câu ngắn gọn này, trong
cô đơn, giữa bốn bức tường giam, chắc các anh chị không
khỏi xao xuyến. Một nỗi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ chồng, nhớ
con, nhớ cháu đang dâng lên. Nghẹn ngào.
Trong cái xe lạnh cuối đông vạn vật như đang chuyển mình
để chuẩn bị đổi thay. Nhà nhà vận động, người người
vận động, cố làm, và phải làm một cái gì đó để làm
mới lại tổ ấm. Cây thông được dựng lên, trong nhà, bên lò
sưởi. Những gói quà đầy mầu sắc xinh xắn chất ngất quanh
gốc thông lấp lánh ánh đèn. Nhìn những đứa con, đứa cháu
say sưa với gói quà, nhìn người vợ thân yêu ngồi giữa bầy
cháu chăm chút các gói quà cho chúng, ai mà chẳng thấy ấm
lòng.
Nhưng thế giới này còn nhiều khổ đau. Trên đường lái xe
về nhà, nơi chỗ dừng đèn đỏ, tôi chạnh lòng nhìn người
đàn ông già râu dài bạc trắng cầm tấm bìa xin tiền. Tôi cho
họ 1 đồng. Tôi không thể trải lòng ra cho tất cả những
khổ đau của mọi người mà tôi trông thấy. Tôi chỉ có thể
cho đôi đồng với những người không nhà tình cờ tôi phải
dừng xe bên cạnh. Tôi cho họ hay tôi cho chính tôi? Để tôi
thấy yên lòng vui hưởng cái hạnh phúc ngày Chúa Giáng Sinh mà
không áy náy.
Tôi nghĩ tới những người đang gặp hoạn nạn tại quê nhà.
Tôi nghĩ tới những người đang tranh đấu xóa bỏ những hoạn
nạn cho người khác tại quê nhà. Để rồi chính họ đang gặp
hoạn nạn. Để rồi chính vợ con họ đang gặp hoạn nạn.
Những người tù nhân lương tâm đó, đang phải trải qua những
ngày đông băng giá giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Chưa kể
chân tay họ cũng bị cùm kẹp. Như hình ảnh chúa bị đóng
đanh trên thập tự giá.
Tôi nhớ tới hình ảnh những cô phụ chờ trồng trong đêm
đông lạnh lẽo, mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng cùng
một hồng ân hạnh phúc của Thiên Chúa ban cho như bao nhiêu gia
đình bình thường khác.
Tôi có thể làm gì được cho họ vơi đi những khổ đau mà
đáng lẽ những khổ đau đó là của những người khác. Những
người phải chịu khổ đau đáng lẽ là những thân nhân, bè
bạn của tôi. Nhưng những tù nhân lương tâm đã tự nguyện
lãnh thế những khổ đau của thân nhân, bạn bè tôi đó, như
Chúa chịu đóng đanh để nhận lãnh những khổ đau thay thế
cho các con của Ngài.
Tôi hết sức ngưỡng mộ những tù nhân lương tâm. Những
người không làm gì ồn ào, bạo động, mà chỉ nhẹ nhàng nói
hộ những người khác những khổ đau, uất ức của họ. Nhưng
chỉ có thế mà cũng bị những kẻ cầm quyền nhân danh một
thứ pháp lệnh rừng rú đàn áp tàn bạo.
Tôi cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm đủ can đảm
vượt qua những thử thách và tù ngục.
Tôi cầu nguyện cho những cô phụ của tù nhân lương tâm đủ
can đảm nuôi dạy đàn con và vượt qua những thử thách cũng
như những đàn áp không kém khốc liệt và nhỏ nhen của bọn
cầm quyền tại khu xóm, tại nơi làm việc, tại nơi kinh doanh.
Tôi cầu nguyện cho những người chồng của các nữ anh thư tù
nhân lương tâm đủ can đảm để vượt qua những cám dỗ
đời thường mà hỗ trợ và chờ đợi người vợ yêu dấu
trở về trong vinh quang của tổ quốc.
Tôi không làm gì được. Tôi quá hèn nhát. Tôi chỉ có đôi
dòng này gửi tới những người con yêu quí của tổ quốc.
Những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Linh Mục
Nguyễn Văn Lý, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Hồ Thị Bích
Khương, Lê Kim Hưng, Nguyễn Tiến Trung, và còn nhiều quá, kể
ra không hết. Các anh chị xứng đáng được ghi vào danh sách
những người con bất tử của tổ quốc.
Tổ quốc và nhân dân luôn đứng bên các anh chị.
Tổ quốc và nhân dân sẽ xóa án cho các anh chị.
Một ngày nào đó không xa nữa, toàn thể nhân dân sẽ phải
đứng lên lật đổ bạo quyền. Không ai có thể chịu mãi
cảnh này!
<strong>Nguyễn Tường Tâm</strong>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11019), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét