Công Thương (Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng) đã có cuộc
giải trình với báo chí về quyết định tăng giá điện 5%
của EVN hôm 20-12 vừa qua.
Tài liệu của Bộ được ông Vượng trình bày đã nêu khá
nhiều lý do cũng như cơ sở pháp lý để EVN cần… tăng giá
điện 5%, riêng về tiền lương lãnh đạo EVN quá cao như phát
hiện của Kiểm toán Nhà nước thì Bộ Công Thương "đá"
sang Bộ LĐ-TB&XH!
Bị nhà báo chất vấn tại cuộc họp, ông Vượng xác nhận
mức tổn thất điện năng của EVN năm 2010 lên tới 10,15%,
đồng thời cũng xác nhận con số này đã tăng thêm trên 1% so
với 2009 và vượt xa các nước tiên tiến (hiện ở 5%-6%).
Ai cũng biết Bộ Công Thương kế thừa trách nhiệm của Bộ
Công nghiệp về quản lý nhà nước đối với ngành điện mà
đặc biệt, tại quyết định của Thủ tướng (Quyết định
276/2006, ngày 4-12-2006) thì bộ này có trách nhiệm "Chỉ đạo
ngành điện thực hiện các biện pháp để bảo đảm tiết
kiệm chi phí, giảm tổn thất điện năng". Điều 4 này nói
rõ EVN "phải chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao năng
suất lao động, chất lượng dịch vụ, phấn đấu giảm chi
phí quản lý, giảm tổn thất điện năng để… mức tổn
thất toàn hệ thống điện giảm xuống còn 8% vào năm 2010".
Như vậy theo yêu cầu của Thủ tướng thì năm 2010 EVN đã
"ăn" chênh hơn 2% và rõ ràng không hoàn thành nhiệm vụ. Ngay
cả Bộ Công nghiệp (Công Thương) cũng liên đới trách nhiệm
khi đã qua năm 2010 mà việc hạ tỉ lệ tổn thất điện năng
xuống còn 8% chưa làm được! Chiếu theo số liệu vừa công
bố, mức chênh lệch trên 2% này vào khoảng 2.000 tỉ đồng!
2.000 tỉ đồng là con số không hề nhỏ, nó tương đương số
lỗ của EVN đầu tư vào ngành viễn thông trong hai năm 2010 và
2011. Vậy mà tại cuộc họp hôm qua, báo cáo của Bộ Công
Thương đã không có chữ nào về việc này. Ông thứ trưởng
bị truy liền nói bừa là đã "phê bình nghiêm khắc" EVN về
sai sót này, song lại "thanh minh giùm" EVN rằng có lý do khách
quan là lưới điện cũ và chuyện chưa kiểm soát được nạn
ăn cắp điện (?!).
Người dân nộp thuế trả lương cho cơ quan quản lý nhà nước
là bảo vệ lợi ích của họ, chống mọi biểu hiện của
"lợi ích nhóm". Rõ ràng việc "thất thoát" khoảng 2.000
tỉ đồng (căn cứ theo Quyết định 276 của Thủ tướng) thì
EVN dứt khoát phải giải trình chi tiết, có sự thẩm định
của Bộ Công Thương, chứ ông thứ trưởng không thể nhầm vai
làm nhiệm vụ "bào chữa" cho EVN được!
___________________
<h2>Lỗ lớn, tập đoàn vẫn trả lương cao vì "ăn" vào vốn
nhà nước</h2>
(Dân trí) - "Các tập đoàn đang trả lương "ăn" vào chi
phí, tài sản nhà nước đầu tư chứ không trả lương từ
lợi nhuận kinh doanh nên đơn vị làm ăn dù lỗ nhưng vẫn trả
lương cao" - TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng viện
Khoa học Lao động và xã hội trao đổi.
<em>Câu chuyện EVN chi trả mức lương sung túc trong toàn hệ
thống trong khi kết quả kinh doanh vẫn lỗ lớn vừa qua cũng
như vấn đề lương thưởng đối lập với hiệu quả làm ăn
của các tập đoàn, DNNN nói chung đang gây nhiều bức xúc trong
dư luận. Tại sao có tình trạng "nghịch lý" như vậy, thưa
ông?</em>
Ở đây, có thể thấy rõ ràng đầu vào của các doanh nghiệp
này cơ bản có nguồn từ nhà nước. Đây không phải vốn kinh
doanh của anh mà là nhà nước giao cho để anh kinh doanh. Các
doanh nghiệp này lại được hoạt động trong những lĩnh vực
rất có ưu thế, lợi thế cạnh tranh khi sản xuất những sản
phẩm có tính chất đặc biệt như khai thác tài nguyên (dầu
khí, than…), kinh doanh độc quyền.
Vậy nhưng chúng ta lại chưa có cơ chế hữu hiệu kiểm soát
tách bạch được rạch ròi giữa vốn chủ sở hữu và hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN dẫn tới tình
trạng DN trả lương "ăn" vào chi phí, tài sản nhà nước
đầu tư chứ không phải trả lương từ lợi nhuận kinh doanh
nên DN đó làm ăn dù lỗ nhưng vẫn trả lương cao.
<center><img
src="http://dantri4.vcmedia.vn/VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2011/11/TS-Dung-1_961e7.jpg"
/></center>
<center><em>TS Nguyễn Hữu Dũng: "Tạp đoàn khi trình lương cao
thì báo lãi, khi xin vốn nhà nước lại kêu lỗ".</em></center>
<em>Nói như ông, những bất cập, nghịch lý này có là do chính
sách?</em>
Có nhiều nguyên nhân nhưng <span class="underlined-text">rõ ràng là
có vấn đề về chính sách</span>, <span class="underlined-text">cơ
chế không kiểm soát được vấn đề lỗ - lãi và phân bổ
đầu ra</span>. Việc quản lý mới ở khâu đầu vào, cho tính
lương theo hệ số, cơ chế đơn giá… Như vậy, hoạt động
sản xuất kinh doanh có lỗ thì lương cũng đã chia từ đầu kia
rồi. Nếu tính lương "ăn" theo giá trị gia tăng thì khi lỗ
"chổng cẳng", lấy đâu tiền chi lương.
Vậy nên mới có chuyện, doanh nghiệp tìm cách giải thích lỗ
là do giá, do nhà nước không để cho giá chạy theo thị
trường. Còn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngoài
ngành, nếu lỗ lại có thể giải thích đó là phần vốn của
đơn vị, không phải nguồn từ ngân sách. Tất cả những lý
lẽ đó không rõ ràng, ngụy biện.
<em>Nhưng các DN bị công khai lương "khủng" trong khi kết
quả kinh doanh lỗ lớn đều viện vào lý do, lương của đơn
vị đã được Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính chấp thuận hay công
nhận?</em>
Bất cập chính là ở đó.
<em>Những bất cập này làm nảy sinh cơ chế xin – cho. DN cứ
lên xin và Bộ LĐ-TB&XH ký duyệt chi lương theo từng gói nên
không tách bạch được các khoản lương?</em>
Khó khăn chính là hiện nay chúng ta chưa tìm được cơ chế
quản lý tách bạch, mới chỉ nhằm vào việc quản lý tiền
lương nhưng vấn đề phải là quản lý đồng bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh mới giải quyết được bài toán tiền
lương tổng thể cho DN.
<em>Theo ông, đề án cải cách tiền lương lần này (cải cách
tiền lương giai đạn 2013 – 2020 Bộ Nội vụ đang xây dựng)
xác định cách thức tính lương cho khu vực nhạy cảm này như
thế nào?</em>
Cải cách tiền lương khối DNNN cần gắn liền với giám sát
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt giám sát
kết quả đầu ra, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi nếu theo
cơ chế hiện nay, giám sát lương chỉ chiếm 8% doanh thu còn
nhiều chục phần trăm kia không bao giờ quản được.
Đồng thời, "phải thực hiện nguyên tắc rất quan trọng là
trả lương theo năng suất lao động và kết quả đầu ra của
DN. Kết quả đầu ra không phải là doanh thu mà là giá trị gia
tăng. Thêm nữa, phải giám sát được thu nhập bằng cách minh
bạch trong hạch toán nếu không DN sẽ có 2 sổ, sẽ làm rất
nhiều phương án, khi trình lương cao thì họ báo lãi, khi xin
vốn nhà nước lại kêu lỗ, tức là thế nào cũng giải thích
được.
<em>Giám sát cách nào để tránh tình trạng như EVN vừa qua,
mức lương chỉ được công bố khi có kết quả kiểm toán.
Nếu không có chuyện lãnh đạo ngành than mức lương 7,3 triệu
đồng anh em không sống nổi thì dư luận cũng khó biết, mọi
chuyện sẽ "êm xuôi"?</em>
Có nhiều giám sát nhưng quan trọng nhất là giám sát báo cáo
tài chính. Đây là nghiệp vụ mà Bộ tài chính phải làm. Báo
cáo tài chính phải trung thực và được kiểm định. Thứ 2 là
hệ thống kiểm toán (kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc
lập).
Tiếp nữa, nhà nước có thể là điều tiết bằng thuế. Ví
dụ, những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cần phải đánh
thuế tài nguyên như khai thác than, dầu khí. Hay như điện, hạ
tầng xây dựng nhà máy do nhà nước lo. Còn đơn vị kinh doanh
khi bán điện thì phải theo mặt bằng, giá thị trường để
tính sát lợi nhuận.
Điều tiết bằng công cụ thuế và tài chính sẽ ràng buộc rõ
ràng, sản xuất kinh doanh hiệu quả thì mới được hưởng
lương cao tương ứng. Cơ bản nhất là phải nắm được hoạt
động sản xuất kinh doanh thì mới điều tiết, giảm sát
được.
<em>Xin cảm ơn ông!</em>
P.Thảo (ghi)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11070), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét