André Menras - Không ai có quyền ngăn cấm tôi vì tình yêu thiêng liêng đó!

<div class="boxright320"><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/hoangsa_menras.jpg" /><div
class="textholder">"Họ không biết gia đình ngư dân khổ như
thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con
ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của
mình!"</div></div>
Sau khi bộ phim « Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát » bị
cản trở không cho phép chiếu tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM,
ông André Menras Hồ Cương Quyết, biên kịch và đạo diễn phim,
đã có thư gửi đến UBND TP.HCM đề nghị một lời giải
thích. Sau đó, ông phải bay ra Hà Nội kịp làm hậu kỳ bộ
phim về cuộc đời của ông « André Menras: một người Việt
Nam » do Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương thực hiện.

Tôi liên lạc qua điện thoại, André cho biết hiện ông đang ở
Hà Nội và « cái rét với độ ẩm cao ở đây thật khó chịu
», André nói. Hà Nội đang trở đông, rét của mùa Giáng Sinh,
buốt giá và tê tái. Andre có mang đủ áo ấm không? « Không,
chẳng có chiếc áo nào vì không nghĩ ở đây đến giờ này .
Thế nhưng, ông lại từ chối mua tạm một chiếc áo ấm « made
in China » tại Hà Nội để chống cái lạnh của miền Bắc.
Câu chuyện của chúng tôi, vô tình lại trở về bộ phim đang
gây dư luận:

<em>Thưa ông, bộ phim « Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát »
được hoàn thành chính xác là tháng nào? Ông mất bao lâu để
hoàn thành từ ngày xin phép đến khi khởi quay và hoàn
tất?</em>

Tôi bắt đầu thực hiện phim nay từ tháng 6 năm nay tại xã
Bình Châu và Lý Sơn với sự giúp đỡ kỹ thuật của Hãng phim
TFS (Đài Truyền hình TP.HCM). Đặc biệt là sự ủng hộ tuyệt
đối của nguyên Chủ tịch nước, các lãnh đạo cao cấp của
Bộ ngoại giao (văn bản do bà Nguyễn Phương Nga ký). Quá trình
thực hiện phim tại chỗ có sự hướng dẫn của Sở Ngoại
vụ tỉnh Quảng Ngãi, lực lượng an ninh của huyện đảo Lý
Sơn… Phim được dựng tại Hãng phim TFS (Đài Truyền hình
TP.HCM) và Sở Ngoại vụ TP.HCM duyệt với sự đồng ý của Bộ
Ngoại giao Việt Nam. Trong công văn kết luận của Sở có viết:
« Nội dung không vi phạm Luật báo chí Việt Nam » (Giấy phép
xuất nhập sản phẩm báo chí số 155/SNV- VHTT-VHP).

Ngoài lần trở lại làm phim, trước tháng 6, tôi đã có 4 lần
đi đến Bình Châu và Lý Sơn để khảo sát, có lần đến ở
lại cả tháng. Ngoài ra, trước khi thực hiện phim này, có thể
nói tôi đã mất 5 năm nghiên cứu tìm hiểu kỹ về lịch sử
Việt Nam gắn với biển đông, Luật quốc tế biển, văn hóa
của ngư dân địa phương…

<em>Như vậy, ông gặp khá thuận lợi khi lần đầu tiên tự
làm một phim về ngư dân Việt Nam. Nếu tự đánh giá về bộ
phim này, ông sẽ nói thế nào?</em>

Một số bạn bè làm phim của tôi tại Việt Nam còn nói rằng,
đây là phim đầu tiên nói về ngư dân gắn với biển Hoàng Sa
thấm đẫm tình người, sống động mà chưa có đài truyền
hình nào tại Việt Nam thực hiện. Theo tôi, bộ phim này hoàn
toàn khách quan và có thể nói là khoa học, được sự ủng hộ
của nhiều người chuyên nghiệp trong giới đạo diễn và làm
phim. Những nhân vật trong phim là các cháu bé mồ côi cha,
những bà vợ góa chồng ở đảo Lý Sơn và Bình Châu. Những
lời nói, hành động và nỗ lực sống tồn tại của họ phản
ánh nét độc đáo về văn hóa, tính dân tộc… Họ hoàn toàn
không phát biểu mang tính chính trị, rất tự nhiên và nhân
văn.

Trở lại vấn đề, phim lại không được phép chiếu cho tôi
thấy 2 điều: Có thể những người phụ trách nội dung thông
tin không muốn đồng bào biết nhà cầm quyền Trung Quốc, đặc
biệt là hải quân của họ đã hành hạ, thậm chí khủng bố
ngư dân của mình tại vùng đảo Hoàng Sa nghiêm trọng đến
thế nào. Dường như họ nghĩ nếu nói ra những sự thật này
sẽ gây tâm trạng lo lắng, nghi ngờ, hoang mang trong dân chăng?
Theo tôi, nếu đúng như vậy thì bản lĩnh chính trị của anh,
người quản lý văn hóa quá tệ! Sợ gì lại đi sợ tiếng nói
của những bà vợ góa trong tay không có gì và chỉ biết mưu
sinh lay lắt qua ngày. Điều thứ 2, nhận xét thật nghiêm túc,
có lẽ nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa có
một chiến lược cụ thể và hoàn chỉnh để bảo vệ thật
hiệu quả ngư dân của mình, trong khi đó lại khuyên ngư dân
nên tiếp tục bám biển một cách liều mạng. Thật vô lý quá,
sao bắt chẹt ngư dân đến vậy?

<em>Theo ông, tại sao tư liệu này không được chiếu rộng
rãi. Sự im lặng từ phía UBND TP.HCM có đúng dự đoán của ông
trước khi ông gửi thư đến họ?</em>

Tôi nghĩ rằng, những mảng màu tối nhiều hơn sáng, những khó
khăn chồng chất của các gia đình có con mất cha, vợ mất
chồng (mà lý do chính là từ phía Trung Quốc gắn với vùng
biển Hoàng Sa) cho thấy những thiếu sót, hoặc sự vô cảm
của người quản lý. Thật đáng thương khi biết những ngư
dân ở đây không có tiền để sửa nhà, chẳng có tiền để
làm mộ gió cho chồng đã bỏ mình ngoài khơi Hoàng Sa. Nói
chung, trách nhiệm của chính quyền đối với ngư dân ngược
lại với những lời nói hô hào sáo rỗng mà chúng ta thường
nghe thấy. Còn về các lực lượng "an ninh" (!?) đã đối
xử tồi tệ và im lặng không có hồi âm tại TP.HCM, tôi cho
rằng, họ không phải là những người đại diện cho dân,
không có tinh thần để bảo vệ mà đã làm điều ngược
lại. Cho đến nay, không một ai đã có chút dũng cảm tối
thiểu để ra mặt, chịu trách nhiệm về hành động phi pháp
và thô bạo đó. Nói thật, tôi rất thất vọng khi ông Chủ
tịch Lê Hoàng Quân không có trả lời nào dù tôi đã gửi thư
đến ông ấy. Giữa chúng tôi từng là bạn bè, quen biết nhau
đã lâu thế mà…

<em>Có thông tin ông xin phép được chiếu phim tại Hà Nội
nhưng vẫn chưa được trả lời?</em>

<div class="boxright200"><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/2e5663d274aa46908f801a5fdf906f72.jpg"
/></div>
Hà Nội biết rất rõ vấn đề. Kể cả ông Thư ký của Bộ
trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch, người có thẩm quyền cho
phép chiếu phim ấy đều đã nắm bắt được sự việc vì ít
nhất hai người bạn của tôi đã tiếp xúc trực tiếp với
họ. Suốt buổi sáng thứ 2 đầu tuần nay, tôi đã cố gắng
làm thủ tục xin phép theo đúng qui định. Từ cơ quan Hãng phim
Tài liệu Khoa học Trung ương, tôi đã đến Cục Điện ảnh,
rồi trở lại Hãng phim tài liệu… Có người bảo tôi phải
đi gặp Bộ Ngoại giao tại Hà Nội. Rồi có người nói tôi
phải trình bản gốc DVD tại TP.HCM nơi mà phim được sản
xuất. Sau đó, lại có người khuyên nên gửi DVD về Quảng
Ngãi, nơi phim được quay, để địa phương duyệt… Tôi chán
quá, bỏ về. Tôi chỉ thấy rõ điều này: <span
class="underlined-text">Không ai muốn chịu trách nhiệm và cố
tình kéo dài thời gian chờ đợi cho đến khi tôi về nước
luôn và từ bỏ ý định giới thiệu phim này tại Việt
Nam.</span> (đính kèm đây là lá thư tôi đã viết để xin phép
mà KHÔNG CÓ AI quan tâm hứa sẽ gửi cho cấp trên xem xét…).
Vì lý do đó, tôi đoán mình cũng khó thành công vì không ai
nhận lãnh trách nhiệm, đòi hỏi những thủ tục rồi đùn
đẩy vô lý và vô cảm đó, cuối cùng tôi đành phải đưa phim
lên mạng để người Việt Nam trong và ngoài nước có thể xem.
Ngày xưa, trong lao khám tù khắc nghiệt, chiếc radio của tôi
vẫn được chuyền từ đất liền ra Côn Đảo và mang lại
nguồn thông tin quý giá cho các bạn tù. Chiếc Radio đó nay nằm
tại Bảo tàng Cách mạng Hà Nội. Tôi từng viết trên báo Thanh
Niên, rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dẫu ngặt nghèo và
tồi tệ đến đâu, cũng không ai có thể ngăn cấm được
thông tin về cuộc sống và những trăn trở của ngư dân đảo
Lý Sơn và Bình Châu.

<em>Vậy ông có dự định tiếp tục chiếu phim này tại Pháp
và các nơi khác không?</em>

Dự định của tôi rất rõ. Tôi sẽ làm hết mình như đã hứa
với ngư dân ở Bình Châu và Lý Sơn. Tức là tôi đã để họ
nói những trăn trở. Không ai có thể ngăn chận được tôi
thực hiện việc này. Tại Pháp, phim đã được chiếu cho cộng
đồng bạn bè người Pháp và Việt kiều Pháp xem trong hội
thảo về biển đông ở Paris. Sắp tới, ngày 19.1.2012, phim sẽ
được công chiếu tại Paris cho giới báo chi với sự ủng hộ
của Hội Hữu nghị Pháp Việt, Trung tâm thông với sự ủng
hộ của Hội Hữu nghị Pháp Việt, Trung tâm Thông tin về Việt
Nam, Tổng Liên hiệp Việt kiều tại Pháp. Sau đó là tại thành
phố Lyon, Toulouse, Montpellier và một vài thành phố lớn khác.
Cũng có một người bạn giới thiệu một kênh truyền hình ở
Mỹ đề nghị được chiếu. Nếu có điều kiện, tôi sẽ đi
bất cứ nơi nào để quảng bá phim này, mang tiếng nói của
những gia đình ngư dân miền Trung, đã bị Trung Quốc ức
hiếp, ra với thế giới.

<em>Dường như lịch sử đang trở lại, trước đây, sau 2,5
năm tù sau sự kiện treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam, ra tù, ông đã viết sách và đi đến 17 nước
trên thế giới để tố cáo tội ác của quân đội Mỹ. Nay
ông sẽ đi đến nhiều nước để tố cáo tội ác của Trung
Quốc đối với ngư dân Việt?</em>

Ôi, so sánh như vậy thật không nên. Tôi không muốn so sánh,
nhưng, nếu chúng ta không cương quyết và không tỏ rõ lập
trường, thì nguy cơ bị xâm lược trên đất liền, ngoài
lãnh hải, trong kinh tế, chính trị, văn hóa… là rất dễ xảy
ra và đã xảy ra.

<em>Một câu hỏi cuối, điều gì ông muốn chia sẻ với người
Việt qua phim này?</em>

Việt Nam cũng là quê hương tôi. Tôi chỉ muốn nói, tôi không
phải là hiệp sĩ, cũng không phải là gây ra nguy cơ cho ai đó.
Tôi thật sự yêu mảnh đất này đến điên (dù mắt xanh mũi
lõ). Trong chiến tranh, một phần cuộc đời của tôi đã gắn
bó với đất nước này, nay Việt Nam đang phát triển, tôi
không bao giờ đứng im trước xâm lấn của bất cứ quốc gia
nào. Và không ai có quyền ngăn cấm tôi vì tình yêu thiêng
liêng đó!

<em>Như vậy, cuối năm nay ông có kịp về Pháp dự Lễ Giáng
sinh và đón Năm Mới với gia đình không?</em>

Gia đình nhỏ của tôi và mẹ già gần 90 tuổi của tôi đang
ở Pháp. Thật lòng tôi thấy mình có lỗi và như đang bỏ rơi
họ vào dịp lễ quan trọng này. Tuy nhiên, khi nghĩ đến hoàn
cảnh các gia đình đã bị mất chồng, mất con trai lớn, tài
sản, bị ức hiếp tại vùng biển miền Trung, thì tôi lại
nghĩ, cá nhân tôi và gia đình tôi cần phải hy sinh thêm một
chút nữa. Bởi những hy sinh đó cũng không bằng những hy sinh
lớn lao của họ. Nói một cách nào đó, họ cũng như chúng ta,
họ xứng đáng hưởng một cuộc sống hạnh phúc và công bằng
chứ.

<em>Rất cảm ơn ông và rất mong người dân Việt Nam ở trong
và ngoài nước, được xem phim đầy tính nhân văn "Hoàng Sa
Việt Nam: Nỗi đau mất mát" trong ngày gần nhất.</em>

20/12/2011

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/500_thumb.jpg"
/></center>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11002), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét