bắt các em xếp hàng đứng phơi nắng giương "hồng kỳ"
đón rước một ông Phó Thủ tướng như vua chúa? </div>
"Đội hồng kỳ nghiêm trang chào Phó Thủ tướng"- Đó
là chú thích dưới bức ảnh Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân đến dự khai giảng tại trường THPT Việt Đức (Hà Nội)
sáng qua 4/9. Một bức ảnh phản cảm và… phản giáo dục!
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/Nguyen%20Thien%20Nhan%5B7%5D.jpg"
width="497" height="331" alt="Nguyen Thien Nhan[7].jpg" /></center>
<center><em>"Đội hồng kỳ nghiêm trang chào Phó Thủ tướng"-
ảnh và chú thích của trang Vietnamnet</em></center>
Sẽ giáo dục học sinh như thế nào khi bắt các em
đứng phơi nắng giương "hồng kỳ" đón rước một ông Phó
Thủ tướng như vua chúa vậy? Mà đâu chỉ mình ông Phó Thủ
tướng, quan chức từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Thủ tướng... đến tận những quan Chủ tịch
phường xã bây giờ cũng đều biến thành những ông "vua".
Ngày khai giảng sao lại bắt học sinh xếp hàng đứng phơi
nắng đội mưa giương "hồng kỳ" chào đón?
Không hiểu tự bao giờ, cung cách vua chúa bỗng nhảy
xổ vào tiêm nhiễm những người Cộng sản đến thế?
<div class="special_quote"><strong>Đọc thêm bài này:</strong>
<ul>
<li>Đối thoại ngày khai trường</li>
</ul></div>
______________________
<h2>Bút Lông - Tiếng trống khai giảng</h2>
Hôm nay 5-9, "ngày khai giảng, ngày toàn dân đưa trẻ đến
trường"… mà bọn nhóc không thấy còn háo hức nữa. Lý do,
chúng đã "luyện" khai giảng suốt cả tuần trước, "tổng
duyệt" mất một buổi và trong ngày 3-9, trường chúng đã tổ
chức "khai giảng sớm" để đón lãnh đạo TP về đánh
trống!
Trong ký ức người viết, ngày khai giảng thường là cố
định, chỉ năm nào trùng Chủ nhật (hoặc gặp thiên tai) thì
ngày khai giảng sẽ lùi lại, nhưng vẫn đảm bảo tính đồng
loạt trên một phạm vi hợp lý. Và tiếng trống, đúng rồi,
nó là hiệu lệnh đầy náo nức báo hiệu một năm học mới
bắt đầu trên khắp đất nước. Hơn 35 năm qua, những ca từ
của bài hát "Đi học" (thơ Minh Chính, nhạc Bùi Đình Thảo)
cứ ám ảnh trên mỗi bước đường: "Hôm nay em tới
trường/Mẹ dắt em từng bước"... réo rắt như bước chân
vừa bỡ ngỡ, vừa hồi hộp của những học trò lần đầu
tới lớp, dù "Trường của em be bé/Nằm ở giữa rừng
cây/Cô bé em tre trẻ/Dạy em hát rất hay"…
Nhưng nay, chuyện "tập luyện" khai giảng, chuyện gọi nhập
học sớm nửa tháng (thường là vào 15-8) và nhất là chuyện
các trường phải bố trí lệch ngày giờ nhau để đón lãnh
đạo chạy sô đánh trống, đã giết chết niềm háo hức của
bọn nhóc khi nghe tiếng trống trường đầu năm học! Câu
chuyện kể với cha mẹ không là niềm vui oà vỡ khi gặp lại
bạn bè, cô giáo sau ba tháng hè, mà là lời kể nhát gừng về
"những bác quen quen hay xuất hiện TV" phát biểu!
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, ai cũng biết thế, lãnh
đạo càng phải thuộc. Song cái sự "thuộc" đó mấy năm nay
biến thái thành hàng loạt toan tính nổi và "chìm" của
những người lớn. Trực tiếp phát biểu khai giảng, đánh
trống trước rừng cờ hoa và ống kính phóng viên… còn chiêu
PR nào hiệu quả hơn?! Thế là thay vì dự ở một trường, có
vị lãnh đạo địa phương xuất hiện ba, bốn lần trên đài
truyền hình với một cách thức giống nhau: phát biểu và đánh
trống! Còn với các trường, có sắp xếp lại ngày khai giảng
để đón cấp trên dù hơi phiền toái thì vẫn… nên cố. Lý
do không chỉ vì các nguồn kinh phí từ ngân sách trong thời gian
tới, mà còn là "tăng thương hiệu" khi có VIP đến… đánh
trống! Với cha mẹ học sinh thì hiểu rõ, có lãnh đạo cao
đến đánh trống đồng nghĩa với việc "giá" xin một suất
vào trường ấy năm tới sẽ cao hơn…
Riêng với lũ nhóc thì chắc là vô tư, bởi "cái bác quen
quen" ấy cũng nói toàn những điều Bác Hồ đã dặn, và tâm
trạng không còn náo nức mỗi khi khai trường cũng chóng qua…
Nhưng khi tiếng trống không còn thúc giục lòng người, thì
mục tiêu giáo dục lại vỗ cánh bay khi học trò hiểu rằng có
thể đổi ngày khai giảng khi cần "bác quen quen" đến đánh
trống!
<a href="http://butlong.multiply.com/journal/item/915/915">Theo blog Bút
Lông</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9845), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét