ngầm hiểu cùng khái niệm ấy, gắn tương xứng với khái
niệm ấy là "sự tự do của đồng bào". Cái khát khao
thiêng liêng và sâu thẳm con người ấy đúng cho bất cứ một
dân tộc nào, một quốc gia nào và cho bất kể một nền cộng
hòa nào. Đó cũng chính là mục tiêu không ngưng nghỉ mà tất
cả các chính thể đại diện phải đem lại cho dân chúng của
mình.
Một dân tộc đã trưởng thành không cho phép ai đó hiểu quá
đơn sơ nền độc lập của dân tộc ngày hôm nay nguyên mẫu
như 66 năm về trước, mà bắt buộc phải xây mới – hay nói
cho đúng hơn là phải thêm mới, bổ sung mới cho nội hàm giá
trị của Độc lập – Tự do trên hai nền tảng chính là "ý
chí tự quyết" và "lực lượng để tự quyết" với tự
do của mình – đó là nhân dân.
"Độc lập dân tộc" và cái cần có mặt để đối trọng
bên kia là "kẻ thù" để khẳng định về mặt ý nghĩa.
Nhưng loại kẻ thù của chiến sự và chiến tranh vai mang vác
súng – ta gọi đó là loại kẻ thù tình huống, thì sự hiện
diện của ngày nay không còn nhiều, có chăng chỉ tồn tại
trên phim ảnh và các cuộc xung đột lẻ tẻ, rõ ràng nhưng
không thường xuyên. Qua đó để thấy rằng thế giới ngày nay
đã thay đổi – kể cả cách xâm lăng. Sức mạnh mềm của
các quốc gia "chinh phục" khi triển khai, cũng chẳng hé mở
gì cho những cái nhìn thô thiển để mà nhận biết. Mặt khác
loại kẻ thù "không đội TRỜI chung" như trước đây cũng
không còn là hiện hữu nữa, mà chỉ còn đó những mối đe
dọa từ trên TRỜI rơi xuống.
Và vì vậy ta nên loại bỏ việc nhận diện kẻ thù
trước mắt và lâu dài theo cách nhìn cũ, mà thay vào đó bằng
cách nhìn khác, và như thế chúng ta cũng sẽ tránh khỏi cả
cái tư duy bạo lực nhằm tiêu diệt kẻ thù của trước đây,
mà vẫn có được giá trị độc lập cho dân tộc mình. Việc
loại bỏ sự tìm kiếm và thay vào đó là một cách nhìn, cho
phép chúng ta xác định được những nguy cơ , và những nguy cơ
ấy đến từ đâu, lúc nào, khi nào, và ảnh hưởng của nó cho
vận mệnh của dân tộc. Thay đổi một cách nhìn chúng ta cũng
sẽ thấy được cái lo ngại vô hình nào đó mà chúng ta phải
cảnh giác phòng vệ từ xa đôi khi lại ở ngay bên cạnh mình,
có cả ở trong những người bạn. Mà rõ ràng rằng bạn bè
thì có đứa thế này, có đứa thế kia, lúc thế này, lúc thế
kia, và cả mình cũng vậy. Để tự tôn trọng mình, thì mình
phải tôn trọng họ. "Phẩm chất người và Hàm lượng
người" cho phép chúng ta chơi với nhau làm ăn với nhau mà
không đánh mất mình – đó cũng là gìn giữ độc lập cho dân
tộc.
Trong hành trình bảo vệ nền độc lập – tự do đã giành
được, chúng ta phải thấu hiểu rằng cái nguy cơ mất nó
đến từ bên ngoài là không đáng sợ, mà cái tiềm ẩn ở bên
trong là đáng kể hơn. Không gì khác đó chính là cái nội hàm
giá trị của độc lập - tự do không còn phù hợp với khuôn
mẫu cũ. Hai thành tố căn bản của hệ giá trị này: " ý chí
tự quyết của dân tộc và tự do của đồng bào". Ý chí tự
quyết của dân tộc là ước vọng ngàn đời không thay đổi,
cái cần xem xét, thay đổi, bổ sung và điều chỉnh là tự do
cho đồng bào. Muốn như vậy không cách gì khác là đồng hành
cùng họ, chia sẻ với họ. Bởi họ – chính họ là yếu tố
để cấu thành cho khái niệm độc lập – tự do, và họ chính
là lực lượng để thực hiện ý chí tự quyết của dân tộc
– MẤT HỌ – khái niệm độc lập – tự do mất hẳn – Dân
tộc đó chỉ còn là đám đông nô lệ không tự quyết được
– Lịch sử của dân tộc ấy chỉ còn là "kiếp của kẻ nô
lệ" dù cho có là ai, ở cương vị nào và giàu có bao nhiêu.
Chúng ta đã từng dứt khoát quay lưng với mô hình của một
nhà nước chuyên chính, chúng ta cũng đã chối bỏ và khinh bỉ
một nền độc tài để đi về phía dân chủ, xây dựng một
nền cộng hòa gán liền độc lập của dân tộc với tự do
của nhân dân, thì tại sao chúng ta lại không nhìn thấy nhân
dân luôn ở bên cạnh mình. Chúng ta cũng đã bao lần cùng nhân
dân chống trả kẻ thù, chống lại cái tư duy bạo lực của
kẻ thù, thế mà hôm nay chúng ta lại kiếm tìm tự do từ nhân
dân. Sự cân bằng nào cho mối quan hệ ấy. Sự cân bằng ấy
không bền, nó mong manh dễ vỡ. Cái độc lập thiếu vắng tự
do ấy nhỏ bé, ích kỉ và dễ bị tiêu diệt. Và vì vậy chúng
ta thấy cần thiết phải sắp xếp lại cách nhìn của mình về
phía nhân dân. Nền độc lập tự do như vậy mới đúng hình
hài của nó, và nó mới có được sự bảo vệ chắc chắn từ
phía nhân dân.
Viết cho ngày độc lập, tôi thấm hiểu rằng cái giá trị mà
dân tộc phải trả cho độc lập – tự do là quá lớn. Có
thể là do ấu trĩ, có thể là do bị ám ảnh, cũng có thể là
do hận thù chất quá nặng trên vai mà dân tộc chúng ta lao vào
giành lấy độc lập – tự do như một cơn khát. Để rồi
chưa kịp chuẩn bị hành trang cho mình để bước những bước
tiếp theo.
Vẫn thiếu một cái gì đó của ngày hôm nay khi nghĩ về độc
lập tự do. Phải chăng mỗi một thời kì cần phải có một
con người và tập thể của họ, dân tộc mới tìm lại được
chính mình.
Sáu mươi sáu năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền
độc lập non trẻ. Bộ mặt của đất nước đã nhiều tô
điểm, nhưng trên gương mặt người vẫn còn nét lầm than và
cam chịu, đó không phải là tự do.
Muốn nhắn nhủ với thế hệ chung sống cùng mình, và cũng
để không nhạt phai với lịch sử của dân tộc, tôi xin chắt
lọc lại cái tinh khôi trong trăn trở về độc lập – tự do
của người sáng lập ra nền cộng hòa thứ nhất để nói thay
cho tâm thức của mình: "<em><strong>Nước đã độc lập mà
dân không có tự do thì độc lập chẳng có nghĩa
gì</strong></em>" (Hồ Chí Minh). Theo đó có thể hiểu: Độc
lập mà để cho đồng bào bị hoảng loạn, đất nước bị
rối loạn thì độc lập để làm gì.
Viết cho ngày 2/9/2011
Đ.H.C
Tác giả gửi cho Quê choa
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9808), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét