Phó thường dân (11): Luật Lệ(nh)…

[tiếp theo kỳ trước: (1) <a
href="http://vietsoul21.net/2010/11/20/pho-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-dan-1/">Anh
tám hồ hởi</a> – (2) <a
href="http://vietsoul21.net/2010/11/24/pho-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-dan-2/">Nôị-thực-dân</a>
– (3) <a href="http://vietsoul21.net/2010/12/25/pho-thuong-dan-3/">Sợ</a>
– (4) <a href="http://vietsoul21.net/2011/01/14/pho-thuong-dan-4/">Kỳ
đà – cắc ké – kỳ nhông</a> – (5) <a
href="http://vietsoul21.net/2011/01/21/pho-thung-dan-5/">Con dân – con cá
– cò mồi</a> – (6) <a
href="http://vietsoul21.net/2011/02/03/pho-thuong-dan-6/">Bình vôi – bái
vật – bà đồng</a> – (7) <a
href="http://vietsoul21.net/2011/02/22/pho-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-dan-7-vo-h%E1%BA%ADu/">(Vô)
Hậu</a> - (8) <a
href="http://vietsoul21.net/2011/03/06/pho-thuong-dan-8/">Gió mưa là
chuyện của trời…</a> – (9) <a
href="http://vietsoul21.net/2011/08/05/pho-thuong-dan-9/">Vô liêm sỉ -
man rợ</a> – (10) <a
href="http://vietsoul21.net/2011/08/18/pho-thường-dan-10-phế-anh-hung/">Phế-anh-hùng</a>]

Trong chuyến ngao du thủ phủ Tiểu Sài Gòn (Little Saigon,
California) của người Việt Nam tỵ nạn tháng tám vừa rồi,
phó thường dân tui có đi dự một buổi họp có phần điều
trần công cộng của Ủy ban giám sát Quận Cam (Board of
Supervisors – Orange County) [1]. Đây là buổi họp vào thứ Ba
hàng tuần mở rộng cho cư dân trong quận tham dự để có thể
đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho các ủy viên giám sát
về các đề mục trong chương trình nghị sự. Sau khi ngồi hơn
3 tiếng đồng hồ trong buổi họp khá dài, phó thường dân tui
nhận xét thấy tinh thần dân chủ được thực thi rất là cụ
thể và rõ ràng.

Theo điều lệ sinh hoạt buổi họp mở rộng của Ủy ban giám
sát thì mọi cư dân có thể gởi kiến nghị về một vấn đề
(trong phạm vị trách nhiệm của quận và Ủy ban) trước đó
hai tuần để được duyệt cho vào chương trình nghị sự. Khi
các mục trong chương trình nghị sự được đưa ra bàn luận
thì cư dân có kiến nghị cũng như nhà chức trách của quận
liên quan đến vấn đề được quyền trình bày và diễn giải
vấn đề trong thời gian quy định (3 phút), tiếp đến là ủy
viên đặt câu hỏi (nếu có) đến cư dân và người đại
diện chức trách, và sau cùng (nếu cần) là các ủy viên lên
tiếng thuận, chống, hoặc tránh (abstain) quyết định.

Tất cả kết quả bỏ phiếu cho mọi quyết định của các ủy
viên đều được đăng tải (posted), lưu trữ (archived), và trở
thành hồ sơ công khai (public records). Chính quyền có trách
nhiệm lưu trữ các hồ sơ công khai này và phải cung cấp cho
bất cứ công dân nào khi họ yêu cầu.
Tham dự buổi họp thì chỉ cần đi tới phòng họp và tự
động vào. Không ai xét hỏi căn cước, chứng minh thư gì cả.

Người tham dự buổi họp có thể ghi danh đóng góp ý kiến cho
các mục trong chương trình nghị sự có phần điều trần công
cộng (public hearings) [2]. Ghi danh phát biểu ý kiến trong điều
trần công cộng thì chỉ cần điền tên và số đề mục của
chương trình nghị sự, ngay cả địa chỉ cư ngụ thì cũng tùy
ý không bắt buộc phải cung cấp.

Mỗi người ghi danh được phát biểu ý kiến trong vòng ba phút
(giới hạn để đảm bảo mọi người được tham gia). Nếu
số người ghi danh quá nhiều cho phần điều trần công cộng
thì để đảm bảo thời gian chủ tịch ủy ban giám sát phải
trì hoãn lại các đề mục thứ yếu cho buổi họp sau. Khi
đến lượt thì người phát biểu xưng tên và có thể chỉ nói
ngắn gọn ủng hộ hoặc chống đối hay đưa ra những lý lẽ,
tình tiết cho ý kiến của mình.

Dân chủ ở đây sao thiệt là dễ hiểu, đơn giản và không
nhiêu khê, rắc rối, trục trặc, láo lếu theo kiểu dân chủ
cuội dưới nhãn hiệu "dân chủ tập trung", "dân làm chủ,
đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý" mà chế độ độc tài
ra rả quảng cáo. Dân chủ củ khoai thì có!

Còn hổm rày phó thường dân tui cứ phải đọc, nghe về cái
gọi là "tuân thủ" luật pháp, luật lệ, "đồng thuận"
của các tờ báo đảng và đài truyền hình thiệt là bắc
mệt. Cho là họ "nói như vẹm" mập mờ đánh lận con đen,
đánh tráo chữ nghĩa và ý tưởng thì thiệt hổng có trật
chỗ nào.

Thử nghe em Phương Nga hót "nhà nước pháp quyền", "tuân
thủ theo quy định của pháp luật" và "để bảo đảm trật
tự và an toàn xã hội" [3] rồi thì tay Nguyễn Việt viết
"tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật", "Nghị
định Chính phủ là một văn bản quy định pháp luật các công
dân bắt buộc phải tuân thủ." [4]

Quả đúng là người dân ở bất cứ nước nào cũng đều
phải tuân theo pháp luật. Thế nhưng (chết người ở cái nhưng
này) ở chế độ CSVN thì có cả rừng luật mà bạo quyền sử
dụng như luật rừng. Rừng luật ở chỗ là không ít luật thì
vi hiến mà vô số luật lại chồng chéo, đầu gà đít vịt.
Còn sử dụng luật thì lại theo kiểu luật rừng, chỉ thị
miệng với toà án bỏ túi (kangaroo court).

Cô Phan Thanh Nghiên tuân thủ theo "luật pháp" đăng ký
biểu tình không được phép nên toạ kháng trong trật tự ở
nhà thì cũng bị xử tù. Anh Cù Huy Hà Vũ theo "pháp luật"
gởi đơn kiện Thủ Tướng thì cũng bị treo án "tuyên truyền
chống phá nhà nước". Luật cái mả... chúng nó chứ luật
pháp gì! Mà ngay cả hiến pháp thì cũng đã bất hợp pháp
thế nên tất cả mọi luật lệ đều là sổ toẹt.

Ở xứ sở Hoa-kỳ phó thường dân tui ở thì đa số các thị
trấn, thành phố, địa phương không có điều lệ, sắc lịnh
(ordinance) phải ghi danh/đăng ký (register) để biểu tình. Chỉ
ở những thành phố lớn hoặc địa điểm quan trọng đặc
biệt thì có điều lệ, sắc lịnh về biểu tình (cho số
đông) để bảo đảm an ninh và trật tự. Ngay cả tại các nơi
có điều lệ về biểu tình thì cá nhân hoặc các nhóm biểu
tình nhỏ cũng chẳng cần ghi danh/đăng ký.

Mục đích chính về việc ghi danh biểu tình là để cơ quan
chức trách chuẩn bị nhân sự để bảo đảm an toàn và trật
tự cho người biểu tình và công chúng chứ không phải làm ra
nghị định bắt đăng ký để cấm đoán. Không có vấn đề
xin phép, kiểu cách xin-cho ở đây. Chính quyền không có quyền
cấm biểu tình với lý do lăng nhăng như có khả năng "mất
trật tự", "gây rối", "vì hoà bình" v.v... Nếu chính
quyền gây khó dễ, dùng lý do không chính đáng để ngăn cản
công dân thực hiện quyền công dân thì họ sẽ đưa ra báo bêu
xấu cho mất mặt hoặc kiện ra toà.

Trong các nước dân chủ, tự do thì luật pháp là để cho dân,
vì dân, tạo điều kiện cho công dân thực thi quyền bất khả
xâm phạm (ngôn luận, tín ngưỡng, tụ tập, lập hội, báo
chí, v.v...) của mình. Còn ở các nước độc tài thì luật
lệ(nh) là cho những tên độc tài và các tên cai trị của chế
độ để khống chế, áp bức, và tước đoạt quyền người
dân.

Ở Seattle nơi phó thường dân tôi ở có câu lạc bộ xe đạp
hàng năm tổ chức cuộc biểu tình, diễn hành bằng xe đạp
để người lái xe hơi nhận thức và chú ý việc chia sẻ lòng
đường với người đi xe đạp hầu ngăn chận các tai nạn.
Cả mấy trăm người đi xe đạp hẹn nhau diễn hành trên
đường vào giờ cao điểm, làm tắc đường. Dù cuộc diễn
hành này cản trở lưu thông chung, nhưng vì hành vi đi xe đạp
trên đường phố không phạm luật nên chính quyền không thể
ngăn cản và cấm đoán.

Và cũng có những cuộc biểu tình từ hai nhóm đối nghịch nhau
– thí dụ như tổ chức phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan (KKK)
và nhóm đấu tranh dân quyền (civil rights) – biết chắc là có
khả năng rất cao gây xung đột, ẩu đả thế nhưng chính
quyền cũng không thể lấy cớ đó để cấm đoán. Nhiệm vụ
của họ là huy động lực lượng cảnh sát để bảo vệ cả
hai nhóm. Khi nào có người biểu tình trong nhóm này hoặc nhóm
nọ có hành vi bạo động thì cảnh sát mới có quyền bắt
giữ riêng người đó mà thôi chứ không được quyền giải
tán đám đông biểu tình.

Ngay cả khi quốc khách đồng minh thân thiết của chính phủ
như Nữ hoàng nước Anh, Thủ tướng Úc thăm viếng thì người
dân có biểu tình bêu rếu cũng không bị cấm cản. Quyền tự
do ngôn luận của người dân quy định trong Hiến pháp Hoa-kỳ
được đặt lên trên quyền lợi của các bộ, ngành trong chính
quyền. Văn phòng Tổng thống, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ
không ai dại dột hoặc ngu xuẩn ra nghị định vi hiến, vi
phạm quyền công dân.

• Trong xã hội ở chế độ dân chủ thì luật lệ bảo vệ
hiến pháp và quyền lợi của người dân.

• Trong xã hội với chế độ độc tài thì luật lệ bảo vệ
tập đoàn cai trị và quyền lợi của quan quyền.

Phó thường dân tôi đành phải hô hoán rằng thì là: Những con
vẹt (vẹm) đừng nêu luật pháp, luật lệ làm chi cho má nó
khi. Sổ tuẹt mớ luật lệnh! Luật láo!

© 2011 Vietsoul:21

_________________


[1] <a href="http://www.ocsd.org/ocgov/Government/Board of
Supervisors">Board of Supervisors – Orange County</a>

[2] (Buổi điều trần công khai có lẽ là phương tiện phổ
biến nhất cho sự tham gia của công chúng ở Hoa Kỳ, được
sử dụng bởi tất cả các cấp chính quyền cho nhiều mục
đích) "The public hearing is perhaps the most widespread venue for public
participation in the United States, used by all levels of government for a
variety of purposes.", Karpowitz, Christopher. "Context Matters: A Theory
of Local Public Talk and Deliberative Reform" Paper presented at the annual
meeting of the American Political Science Association, Marriott Wardman Park,
Omni Shoreham, Washington Hilton, Washington, DC, Sep 01, 2005. 2009-05-25

The main purpose of a public hearing is to allow citizens the chance to voice
opinions and concerns over a decision facing a legislature, agency, or
organization. (Mục đích chính của một buổi điều trần công
khai là để cho phép công dân có cơ hội phát biểu ý kiến và
những quan tâm về một quyết định đang được cân nhắc bởi
một cơ quan lập pháp, bộ ngành hành pháp, hoặc tổ chức.)

[3] <a
href="http://danlambaovn.blogspot.com/2011/08/hop-bao-bo-ngoai-giao-chieu-25-8-tai-ha.html">Họp
báo Bộ Ngoại giao chiều 25-8 tại Hà Nội</a>, Dân Làm Báo

[4] <a
href="http://www.anninhthudo.vn/Thoi-su/Khong-the-ngan-can-buoc-tien-cua-ca-dan-toc/412484.antd">Không
thể ngăn cản bước tiến của cả dân tộc</a>, An ninh Thủ
đô

[5] <a href="http://home.scarlet.be/mykvn/vdnxphienphap.html">Tính chất
bất hợp pháp của Hiến Pháp Việt Nam Hiện Nay</a>, Luật sư
Nguyễn Xuân Phước

[6] <a href="http://en.wikipedia.org/wiki/Ku_Klux_Klan">Ku Klux Klan</a>,
wikipedia


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9789), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét