của mình không hiểu sao cả máy để bàn và sách tay đều ko
vào được nên đâm chán. Tuy nhiên, mấy hôm nay nhìn qua tựa
đề,vài câu trích ở một số tờ báo chính thống, đài
truyền hình... đăng các bài đại khái như họ nói là lên án
nhóm biểu tình, lên giọng dạy bảo yêu nước là phải thế
này, thế kia, tự nhiên lại lên cơn buồn nôn quá. Phải viết
vài dòng cho qua cái cảm giác khó chịu này.
Mấy hôm trước có đọc bài của ông Huỳnh Ngọc Chênh ở báo
Thanh niên về <a href="http://danluan.org/node/9777">báo Cộng sản và
báo nhân dân</a>. Khoái quá, Tôi chưa mấy khi tán thành ai 100%
nhưng bài đó tôi tán thành 100%, cũng có thể còn có nhiều ý
ông Chênh chưa nói hết cần anh em báo chí "nhân dân" (ko phải
là các ông bà của báo Nhân dân phố Hàng Trống đâu nhá,
đừng vội mừng. ) phát triển. Khỏi phải nói tôi thích cái
cụm từ báo nhân dân mới này như thế nào. Có lẽ trong lịch
sử báo chí Việt Nam trước nay, chưa có thời kỳ nào mà bất
cứ người dân nào có khả năng viết lách chút lại dễ dàng
trở thành một cây viết, viết như những phóng viên, nhà báo
thực thụ như bây giờ. Làng báo blog bây giờ xôm tụ và liên
tục được bổ sung những cây bút rất thú vị: người thì
viết thâm sâu, phân tích đâu ra đấy mà từng dòng, từng chữ
viết ra người ta đã tin ngay đó mới là sự thật, chân lý
trong thời buổi bát nháo ngày nay như: Osin (Huy Đức), Vạn
Phú...; giàu chất văn, thâm thúy như bọ Lập - Nguyễn Quang
Lập, đầy chất thơ nhưng cũng rất uất hận với thời thế
như Đỗ Trung Quân, Võ Thị Hảo; khá sâu sắc về lịch sử
như Phạm Viết Đào, rồi hàng loạt cát tên như: Hiệu Minh,
Đào Hiếu, Tô Hải... lúc nào cũng thể bung ra những bài làm
lay động, chao đảo lòng người. Những tên tuổi ấy làm sao
có trong báo chí chính thống-những tờ báo được Nhà nước
cấp phép, đưa tin theo định hướng. Liên tục trong 1-2 năm
trở lại đây, làng báo lề trái đã được bổ sung thêm hàng
loạt cây viết đáng đọc khác: Mai Thanh Hải, Đào Tuấn...
mặc dù có thời gian đầu cũng chuệch choạng, chưa hẳn là hay
lắm nhưng dường như nhiệt huyết, kinh nghiệm viết...càng
ngày càng cao nên dần dần đều trở thành các cây viết khá
ấn tượng trong thế giới báo chí blog. Các trang báo-blog" của
Trương Duy Nhất, Nguyễn Xuân Diện... trang nào cũng đặc sắc,
có phong cách riêng, chẳng giống như báo chí nhà nước: một
cái tin phát đi thì báo nào chẳng giống báo nào. Có bình
luận, phân tích... rồi thì cũng rất giống nhau như công thức
bởi người ta đã bị khuôn lại trong chừng mực nhất định
rồi.
Sự phát triển của báo chí-blog cá nhân chẳng phải chỉ là do
những cố gắng tô đậm, mài dũa của chính các cây viết như
thế mà chính là bởi nó thực sự là báo chí tự do-viết
đúng điều người ta thực nghĩ, thực thấy, đúng nguyện
vọng của người đọc. Đọc báo blog, rõ ràng người ta thấy
được đọc những điều chân thực nhất: biên Đông đang bị
kẻ thù truyền kiếp- Trung Quốc lăm le xâm lược; sự tha hóa
đạo đức-xa rời là một chuyện nhưng thậm chí sẵn sàng ra
tay tàn bạo, độc ác với nhân dân-những người đóng thuế
nuôi mình của không ít người đang làm nhiệm vụ bảo vệ
chế độ; những chính sách sai lệch của chính quyền làm cho
đất nước tụt hậu về nhiều mặt; kinh tế chao đảo: lạm
phát như không có điểm dừng...đời sống công nhân, nông dân
nhiều nơi như đã rơi đến đáy: công nhân không đủ tiền
để làm đám cưới, cứ về ở chung với nhau; sinh con ra không
có tiền nuôi phải đem đi bỏ ngoài đường... Nếu không đọc
trên blog, nhiều trang mạng cá nhân thì người ta sẽ không thể
thấy những sự thật khốn nạn ấy mà dễ cứ tưởng rằng,
cuộc sống cũng có chút khó khăn thật nhưng cũng chưa tệ hại
lắm. Các tờ báo tư nhân ấy-những blog cá nhân ấy lại ngập
tràn tình cảm yêu nước, những suy tư, đau đáu của người
viết về thực trạng đời sống, thế sự, tương lai của dân
tộc làm sao mà lại không được dân chúng đón nhận và trân
trọng?
Ấy thế mà có những tờ báo chính thống, tưởng rằng đàng
hoàng nhưng lại có thể có những bài viết, thủ thuật tởm
lợm để nói xấu, bôi nhọ, dám gọi những blog cá nhân đó...
là rác rưởi, phản động, thế nọ thế kia không biết
ngượng với chính mình, với thiên hạ. Những người khả kính
như nhà văn Nguyên Ngọc, như ông Chu Hảo, ông Lê Đăng Doanh,
ông Nguyễn Quang A... mà chúng nó gọi là phản động ư? Thật
nực cười. Khi những tay viết theo đơn đặt hàng, những kẻ
bồi bút đúng nghĩa đó có khi còn ở trong nôi thì người như
ông Nguyên Ngọc chính đã tham gia chiến đấu, xây dựng nên
nhàn ước này rồi, đã viết nên tác phẩm" đất nước đứng
lên"... chứ đâu chờ đến lúc mấy đứa hậu bối khả ố
như vậy viết bài lên án việc ông tham gia cuộc biểu tình bày
tỏ lòng yêu nước. Những người nào có thể trơ trẽn viết
được như vậy thật chẳng đáng cho đi quét rác ngoài
đường-một công việc có khi cũng cần phải có tâm chứ đâu
có đáng làm vẽ bẩn các trang giấy báo? Cho nên, chẳng cần
thiết phải tranh luận lại chúng nó làm chi cho bẩn tay. Riêng
nghĩ rằng, những tờ báo nào mà đăng được những bài như
vậy có lẽ từ nay, ai có chút hiểu biết thì nên đừng bao
giờ mua nữa cho nó phí tiền.
Mình định không thèm đọc các bài báo đó vì nghĩ rằng,
đọc chỉ làm bẩn mắt và mua sự bực mình vào người. Nhưng
ngẫu nhiên đọc qua mấy cái bài trên trang anhbasam, Viet-Studies
đã thấy lộn tiết lên rồi nên ngứa tay viết ra vài dòng,
cũng mong mở mắt một chút cho những ai còn hồ đồ không
biết trắng-đen. Riêng mình, có ngày nào mà không vào đọc
các bài của anh em trên anhbasam, haydanhthoigian, danlambao....mà
chỉ đọc báo chí chính thống là cảm thấy đầu óc tối tăm,
mụ mị lắm Ở đây không phải là chê tất cả các báo chính
thống đều là dở mà thực sự, hầu như tờ báo nào cũng còn
rất nhiều anh em, bằng nỗ lực, cố gắng của mình vẫn có
nhiều bài viết hay, đúng. Vẫn có những tờ báo đọc rất
tốt, nhiều thông tin, đúng sự thật... như Tuổi trẻ, Thanh
niên, Sài Gòn Tiếp thị, pháp luật TP HCM... nhưng điều rõ
ràng là tất cả các báo, anh em đều chưa dám, không được đi
đến tận cùng của sự thật, chân lý của rất nhiều chuyện,
không dám nói những điều chính trong lòng mình đang sục sôi,
những thông tin thực sự mà người dân trông ngóng thì làm sao
mà cạnh tranh nổi với các tờ báo của nhân dân như thế?
Nếu ai đó có thể viết được những bài đi đến tận cùng
của sự thật có lẽ sẽ lại - rất nhanh chóng lại giống như
các ông: Huy Đức, Bùi Thanh... để bổ sung thêm các cây viết
"khủng" cho làng báo-không nhuận bút thôi. Nói đến đây, nhớ
đến anh bạn Đậu Anh Tuấn bên VCCI mỗi khi thế giới blog có
các bài, ảnh về cảnh biểu tình ở Hà Nội... nói kháy mình
rằng: "Báo chí lề phải các anh thèm nhỏ giãi nhỉ..." là
thấy cần phải nhăn nhở nói: Vâng! đúng là như thế. Hi hi.
Thế cho nên, có lúc mới trộm nghĩ: có lẽ nên có một ngày
riêng cho báo chí của nhân dân-báo blog để những tay viết blog
được vinh danh, được nhìn nhận, để anh em bloggers được
tụ tập, chém gió chém bão, chửi những thằng làm báo theo
kiểu "bồi bút" cho vui... hê hê. Báo chí ngày nay cũng như các
nhà thơ, nhà văn thôi, đi theo tiếng gọi của cuộc sống, đi
đúng vào chủ đề yêu nước, thương nòi thì có sức sống
còn ngược lại chỉ có tàn lụi, xơ xác. Những kẻ rắp tâm
bán nước, bồi bút, tấn công cả những người đồng bào
của mình... rồi sẽ được lưu danh "xấu" muôn thủa.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9776), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét