Việt Nam: Cha Lý cần được tiếp tục tự do.

<em>Thông cáo phát hành ngay</em>

<h2>Việt Nam: Cha Lý cần được tiếp tục tự do</h2>.

<strong>Công an đưa Nhà bất đồng chính kiến đang đau ốm trở
lại nhà tù.</strong>


<strong>(Bangkok, 27 tháng Bảy, 2011)</strong> – Hôm nay, Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền phát biểu Việt Nam cần ngay lập tức phóng
thích Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, người vừa bị đưa
trở lại nhà tù vào ngày 25 tháng Bảy vừa qua để tiếp tục
thi hành bản án vì bất đồng chính trị. Hãng thông tấn của
nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam nói ngài bị đưa trở lại
nhà tù vì đã <em>"làm ra, tàng trữ và phát tán các tài
liệu… chống Đảng và Nhà nước"</em>, là các hành vi theo
hãng thông tấn này tuyên bố là vi phạm pháp luật.

Vị linh mục đồng thời là nhà hoạt động tôn giáo, người
đã bị đột quỵ vài lần khi đang thụ án tám năm tù giam
trong nhà tù, đã được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh
khoảng mười sáu tháng trước. Khi bị đưa trở lại nhà tù,
cha Lý sẽ phải thi hành nốt sáu năm tù giam cộng thêm năm năm
quản chế sau khi mãn hạn tù.

<em>"Bắt cha Lý trở lại nhà tù chỉ làm nặng thêm tính
độc ác và bất công của bản án đã tuyên cho ngài"</em> ông
Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền phát biểu. <em>"Cha Lý bị kết án chỉ vì
đã bày tỏ các niềm tin chính trị một cách ôn hòa, và đáng
ra không bao giờ bị bắt giữ".</em>

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rất quan ngại về sức khỏe của
cha Lý, vì ngài đã mắc một số bệnh nặng có thể trở nên
nghiêm trọng hơn trong hoàn cảnh tù giam. Ngài đã bị đột
quỵ ba lần trong thời gian bị biệt giam cách ly trong năm 2009,
đang có một khối u não tới 3 xăng-ti-mét có khả năng là căn
nguyên dẫn tới tình trạng tê liệt chân và tay phải khi đang
ở trong tù, và bị xơ động mạch vành, là nguyên nhân hàng
đầu gây đột quỵ và cao huyết áp.

Cha Lý, 65 tuổi,<a
href="http://www.hrw.org/news/2007/03/08/vi-t-nam-n-p-nh-ng-nh-d-n-ch-sau-khi-gia-nh-p-wto-v-apec">
bị bắt</a> và kết án tám năm tù giam vào tháng Ba năm 2007 vì
các hoạt động dân chủ, bao gồm việc công bố một tuyên
ngôn kêu gọi đấu tranh ôn hòa vì nhân quyền và dân chủ ở
Việt Nam. Chính quyền buộc tội ngài đã "tuyên truyền chống
chính phủ", theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trong phiên tòa
năm 2007, công an đã bịt miệng không cho ngài nói khi ngài phản
đối hội đồng xét xử và lên án họ thực thi thứ "luật
rừng".

Kể từ năm 1977, cha Lý đã ở tù tổng cộng 15 năm vì vận
động một cách ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và <a
href="http://www.hrw.org/en/news/2011/01/24/vi-t-nam-t-nh-tr-ng-n-p-nh-n-quy-n-gia-t-ng">nhân
quyền</a>.

Ngài là một trong những kiến trúc sư chính của phong trào dân
chủ được biết với tên gọi <a
href="http://www.hrw.org/en/news/2011/04/07/vi-t-nam-h-y-th-ngay-nh-ng-ng-i-ang-b-giam-gi-v-l-do-ch-nh-tr-v-t-n-gi-o">"Khối
8406"</a>, vốn được đặt tên theo ngày thành lập, ngày mồng
8 tháng Tư năm 2006. Ngài cũng giữ vai trò dẫn dắt đối với
hai ấn phẩm dân chủ, "Tự do Ngôn luận" và "Tự do Dân
chủ", đồng thời là một thành viên sáng lập của Đảng
Thăng tiến Việt Nam. Trong hai năm 2008 và 2004, ngài được nhận
giải thưởng <a
href="http://www.hrw.org/news/2008/07/21/vi-t-nam-t-m-ng-i-c-m-b-t-vi-t-nam-c-gi-i-th-ng-danh-gi-v-nh-n-quy-n">Hellmaan/Hammett</a>.

<em>"Việt Nam vẫn không cho người dân được hưởng các
quyền tự do cơ bản, và bỏ tù một cách bất công những
người hoạt động ôn hòa như cha Lý"</em>, ông Robertson nói.
<em>"Buộc cha Lý trở về nhà tù thêm năm năm nữa sẽ gây
nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe của ngài, và là sự vi
phạm quyền bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa và quyền
không bị tùy tiện bắt giữ của ngài"</em>.

Việc ngài bị đưa trở lại nhà tù đã chấm dứt tình trạng
quản thúc ngài tại giáo phận ở Huế, nơi ngài được đưa
về chữa bệnh kể từ ngày 15 tháng Ba năm 2010. Ở Huế, Ủy
ban Nhân dân phường Vĩnh Ninh đã yêu cầu cha Lý không được
tham gia các hoạt động hoặc liên hệ có tính chất chống
đối chính phủ, và phải xin phép trước khi rời địa phận
phường. Công an ở Huế sách nhiễu và đe dọa bất cứ ai
muốn đến thăm cha Lý, kể cả một quan chức Đại sứ quán
Hoa kỳ, ông Christian Marchant, người đã bị hành hung khi cố
đến thăm cha Lý vào tháng Giêng năm 2011.

Tháng Chín năm 2010, Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của
Liên hiệp Quốc đã kêu gọi thả ngay lập tức và vô điều
kiện cha Lý, người đã bị bắt giam tùy tiện và trái luật,
đồng thời bị chính quyền Việt Nam cản trở tiếp cận
nguồn tư vấn pháp lý, theo Nhóm Công tác.

Các đối tác phát triển của Việt Nam, bao gồm Hoa kỳ, Liên
minh Châu Âu, Úc, Ca-na-đa và Nhật Bản cần kiên quyết đặt
vấn đề với chính phủ Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho
cha Lý, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.

"Các nhà tài trợ cần nói rõ rằng việc Việt Nam tiếp tục
công nhiên vi phạm nhân quyền và quyền tự do tôn giáo là
không thể chấp nhận được", ông Robertson nói. "Hoa kỳ
cần đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm
đặc biệt về vi phạm tự do tôn giáo (CPC) cho đến khi Việt
Nam cải thiện được thành tích về tự do tôn giáo của
mình".

Để xem thêm các báo cáo khác về Việt Nam của Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền, xin truy cập:

http://www.hrw.org/asia/vietnam

Để có thêm thông tin, xin liên hệ:

Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): + 66-85-060-8406
(di động); hoặc

robertp@hrw.org<mailto:robertp@hrw.org>

Ở Luân đôn, Brad Adams (tiếng Anh): + 44-0-7908-728333 (di động),
hoặc:

adamsb@hrw.org<mailto:adamsb@hrw.org>

Ở Washington DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa Phổ thông):
+1-202-612-4341; hoặc 1-917-721-7473 (di động); hay
richards@hrw.org<mailto:richards@hrw.org>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9483), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét