Tiến sĩ Trần Nhơn - Đảng quang vinh tái lập công đầu?

<em><center>Cuộc đời có bao giờ toàn mỹ
Như mộng mơ, suy nghĩ xuôi chiều.
Phải chọn một trong hai ngã rẽ:
"Dân tộc" hay "nô lệ thiên triều".</center></em>

<center><em>Không thể thành Tân Cương. Tây Tạng
Một Việt Nam chói sáng Bạch Đằng.
Khép quá khứ, bỏ qua thù hận,
Vẫn rạng ngời Đống Đa, Chi Lăng.</em></center>

<center><em>Nghe lãnh đạo đôi bè, ba mối,
Công nông binh, trí thức buồn lo.
Trò đi dây thăng bằng cầu "lợi",
Cháy nhà ra mặt chuột ngây ngô.</em></center>

<center><em>Ý thức hệ hoang đường, dại dột,
Lãnh đạo hèn(?) đưa đất nước về đâu?
Say ảo tưởng chữ vàng, bốn tốt,
Sa bẫy tình ôm hận ngàn thu (?) (1)</em></center>

<center><em>Người ta lớn bởi ta quỳ xuống,
Lũ cướp ngày - mềm nắn, rắn buông.
Philippines (2), Malaysia (3)...(4) (5) trí dũng,
Điệp khúc Phương Nga đánh võ mồm.</em></center>

<em><center>Bộ Chính trị chưa ra Nghị quyết,
Thủ tướng (Nguyễn Tấn) Dũng chưa gửi công hàm.
Quốc hội đâu? (nhớ bác Cuông, bác Thuyết!)
Hồ Xuân Sơn lơ láo... hàng thần (?)</center></em>

<center><em>Một chính sách ngoại giao khiếp nhược
Làm sao ý Đảng gặp lòng dân?
Hòa hiếu đâu phải là hèn nhát,
Chịu cúi đầu gọi dạ bảo vâng!</em></center>

<center><em>Xa dân – Mất dân, và Mất nước,
Chỉ cách nhau nửa bước mà thôi!
Độc thoại, độc tài là độc dược,
Đảng không còn, mất sạch ghế ngôi.</em></center>

<center><em>Trời vào hạ hoa sen ngào ngạt,
Nối mùa xuân phảng phất hương nhài.
Tàu hải giám giở trò hải tặc,
Còn ai ngồi mũ ni che tai?</em></center>

<center><em>Của dân tộc trả về dân tộc,
Của Ceasar hoàn lại Ceasar.
Đừng hoảng hốt, chớ lên cơn sốc,
Điều phải đến đang đến từng ngày! (6)</em></center>

<center><em>Chỉ cần nhìn thẳng vào sự thật,
Thực lòng tiêu diệt sạch bầy sâu.
Sẽ hồi phục niềm tin đã mất,
Đảng quang vinh tái lập công đầu?</em></center>

<center><em>Tháng 7/2011
TS Trần Nhơn</em></center>

_____________________________________________________

(1) Đề nghị Ban lãnh đạo đương nhiệm cho kiểm tra và xử
lý rốt ráo vụ scandal động trời(?) này; minh bach hóa cho toàn
Đảng, toàn dân biết vấn đề thực hư ra sao. Tuyệt đối
không có chỗ cho sự "im lặng đáng sợ" ở đây.

(2) Philippines cho chiến đấu cơ rượt đuổi và phản đối lên
LHQ:

Đầu tháng 3 /2011, Trung Quốc đã gặp phải phản ứng mạnh
mẽ của Manila khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu Philippines
ở khu vực gần phía Tây Palawan. Ngay lập tức, Philippines điều
hai máy bay chiến đấu đến hiện trường để đuổi tàu tuần
tra của Trung Quốc ra khỏi khu vực.

Cùng lúc, ông Albert Del Rosario, Ngoại trưởng Philippines lên
tiếng phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc giải thích hành
động này. Ông Rosario cho biết: <em>"Có một sự chạm trán
giữa một con tàu Philippines với hai tàu Trung Quốc, ở khu vực
phía Tây Palawan, làm cho tàu Philippines chuyển hướng. Chúng tôi
đang yêu cầu Trung Quốc giải thích về những gì đã xảy ra
và chúng tôi đang đối thoại với họ"</em>.

Một ngày sau sự cố xảy ra, phái đoàn thường trực của
Philippines tại Liên Hiệp quốc đã gửi công hàm tới Tổng Thư
ký LHQ để phản đối Trung Quốc, bác bỏ yêu sách "đường
lưỡi bò" của Bắc Kinh. Philippines cho rằng, tuyên bố chủ
quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không tuân theo luật pháp
quốc tế.

(3) Malaysia phản đối bằng chiến đấu cơ và tàu chiến rượt
đuổi:

Tháng 4/2011, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trên biển,
Bắc Kinh đã điều các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng
biển Trường Sa. Trong đợt tuần tra này, Bắc Kinh đã gặp
phải sự phản kháng mạnh mẽ của Malaysia khi tàu tuần tra
Trung Quốc đi vào vùng biển của nước này. Các tàu ngư chính
của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và
chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này.
Các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu chiến Malaysia
rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng
hồ vào một ngày cuối tháng 4 năm 2010, khi tuần tra ở vùng
biển Malaysia. Tin tức còn cho biết thêm, khi tàu ngư chính Trung
Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, tàu chiến
Malaysia được trang bị tên lửa đạn đạo, đã tiến vào tàu
ngư chính Trung Quốc, chĩa pháo hạm vào những con tàu này, trong
khi các binh lính trên tàu Malaysia trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu để bảo vệ chủ quyền. Cùng lúc, Malaysia đã cho máy bay
chiến đấu bay lượn trên bầu trời, nơi bên dưới là tàu
Trung Quốc, với mục đích cảnh cáo Bắc Kinh xâm phạm lãnh
hải của Malaysia.

(4) Indonesia bắt giữ tàu Trung Quốc và phản đối lên LHQ:

Không lâu sau đó, Bắc Kinh cũng đã gặp phải phản ứng mạnh
mẽ của Indonesia khi đưa các tàu ngư chính có trang bị vũ khí,
hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc, đánh bắt cá ở khu vực
gần quần đảo Natura, thuộc Indonesia.

Báo Mainichi của Nhật, dẫn lời một viên chức chính phủ
Indonesia, cho biết, khoảng giữa năm 2010, các tàu đánh cá và
thuyền viên Trung Quốc đã từng bị tàu hải quân Indonesia bắt
giữ khi ngang nhiên đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế
của Indonesia. Báo Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng đã xác nhận
tin này và cho biết thêm, các thủy thủ và tàu đánh cá Trung
Quốc đó chỉ được thả sau các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Ngoài việc bắt giữ tàu và thủy thủ Trung Quốc, hai tuần sau
sự cố nói trên, Indonesia đã gửi công hàm lên Liên Hiệp
quốc, phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Quốc trên
Biển Đông là vô căn cứ. Trong công hàm đệ trình lên Liên
Hiệp quốc hồi tháng 7/2011, Indonesia cho biết, họ không tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông, mà chỉ đứng ở vai trò
trung gian, phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên
gần như toàn bộ Biển Đông, là thiếu cơ sở pháp lý và xâm
phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.

Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc chuyển
bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm
lục địa và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp
Quốc, để tố cáo hành động bá quyền của Bắc Kinh.

(5) Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu Trung Quốc:

Sau khi bắt nạt hai nước Malaysia và Indonesia trên biển Đông,
Trung Quốc chuyển sang biển Hoa Đông để thử phản ứng của
Nhật Bản. Đầu tháng 9/2010, được sự ủng hộ của Trung
Quốc, tàu đánh cá Mân Tấn Ngư của nước này đã đâm vào
hai tàu tuần duyên Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku mà phía
Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài. Ngay lập tức, Nhật Bản
đã bắt giữ ông Chiêm Kỳ Hùng, thuyền trưởng tàu đánh cá
Trung Quốc, cùng thủy thủ đoàn trên chiếc tàu này. Phía Trung
Quốc đã liên tục triệu tập đại sứ Nhật Bản đến để
phản đối việc bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung
Quốc. Kế đến là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung
Quốc, cùng thủ tướng nước này cũng đã lên tiếng răn đe
Nhật, rằng Bắc Kinh sẽ có biện pháp mạnh nếu Tokyo không
thả thuyền trưởng tàu Mân Tấn Ngư. Vài ngày sau tuyên bố
của ông Ôn Gia Bảo, Trung Quốc cũng đã trả đũa kinh tế
đối với Nhật Bản, bằng cách ngưng xuất khẩu đất hiếm
sang Nhật để gây áp lực, buộc chính phủ Nhật thả thuyền
trưởng tàu đánh cá Trung Quốc. Mặc dù vụ bắt giữ này đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Trung-Nhật, thế nhưng
Tokyo đã không chùn bước trước những áp lực của Bắc Kinh.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã so sánh phản ứng của chính
phủ Nhật với chính phủ Việt Nam như sau:<em> "Khác với cách
giải quyết vấn đề của Việt Nam, Nhật Bản đã tỏ ra cứng
rắn hơn. Họ giữ tàu và bắt thủy thủ đoàn Trung Quốc ngay
lập tức để điều tra. Đã hai lần phía Nhật gia hạn thêm
thời gian tạm giam đối với thuyền trưởng tàu Trung Quốc,
bất kể điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ
Nhật-Trung"</em>.

(6) Lời cảnh báo:

- "Nắm vững quy luật và làm theo quy luật" (NQ Đại hội
VI).
- "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (Lão Tử)


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9340), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét