khác nhau. Trí thức thường được gán cho vai trò dẫn dắt xã
hội bởi tính nhạy cảm, thấy được vấn đề, có tri thức
để đề xướng những giải pháp phù hợp và năng lực để
tổ chức thực hiện giải pháp, thúc đẩy giải quyết những
vấn đè của xã hội. Những định đề này cũ như xã hội con
người đã hình thành và tồn tại. Đặc biệt vào thời kỳ
xã hội thai nghén cho một sự thay đổi lớn lao, triệt để,
một sự sang trang cho cái mới và tiến bộ hơn: tầng lớp trí
thức của xã hội càng được ngưỡng vọng, trao gởi và thúc
ép nhiều nhất.
Những ngày này,đã xuất hiện nhiều bài viết, nhiều tiếng
nói từ nhiều góc độ khác nhau đang kêu gọi, trách móc và
ngay cả khiêu khích có ý miệt thị để khích tướng các trí
thức--cái phần đông, cái đa số còn đang ngủ---hãy có những
thái độ, những lời nói, có những hành động, những kế
hoạch tích cực hơn, rõ nét hơn, cụ thể hơn nhằm thúc đẩy
những chuyển biến tốt hơn cho vấn nạn mà đất nước và
dân tộc đang khổ đau, tủi nhục và tức tối oằn lưng chịu
đựng.
Người già thì kêu gọi, khích tướng. Người trẻ thì dằn
vặt, có phần tức tối, hậm hực. Nhưng nhìn chung ngoài một
tinh thần đồng thuận lỏng lẻo, vẫn chưa thấy những bước
xác quyết rõ rệt và những thích ứng cụ thể. Những cuộc
biểu tình phản đối Trung Quốc cả tháng nay thì cũng chỉ giá
trị ở một thái độ, một bức xúc cảm tính và cũng thật
"<em>nhỏ vô cùng tổ quốc của ta ơi</em>". Giá trị hữu hiệu
nhất đáng kể được của các cuộc biểu tình này là vạch
rõ thêm chân tướng phản động và tính băng đảng của thế
lực thống trị.
Phấn khởi vì "ông trí thức" nào đấy bày tỏ thái độ phù
hợp với tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của số đông,
của xã hội, đất nước và dân tộc, thậm chí ngưỡng mộ
và trọng vọng thái độ đúng đắn ấy thì cũng là "phải
đạo" nhưng chỉ là "thái độ" không thôi thì hòn đá vẫn
nằm đấy, và dù cho là may mắn nó có nghiên qua một tý
rồi cũng sẽ trả trở lại đập dập chân thôi chứ đừng mơ
tới chuyện đẩy lăn tảng đá xuống hố sâu lịch sử.
Tôi hơi ngạc nhiên thấy các trang mạng đăng bài của Tạ Duy
Anh mà theo tác giả là đã viết từ hồi 2008 nhân đọc mấy
bài cũng xuất hiện đã lâu rồi của Nguyễn Khải. Cái động
lòng của tôi với bài viết là phần nói về trí thức chung.
Chứ còn riêng phần Nguyễn Khải, theo tôi thì N.K. làm
thế--viết hai cái tùy bút cuối đời-- chẳng qua cũng là một
sự khôn ngoan lém lỉnh, cố gắng lừa mọi người --(những
người đọc ông ta) một cú nữa trước khi qua đời; cái này
cũng là một hành động xảo của một kẻ lọc đời đã kinh
qua cái thế thái ở ta là "xếp một viên gạch khác ở một
cửa sổ khác"--Vương Trí Nhàn có viết không nguyên văn nhưng
rõ ý là thế. Và tôi cho là cách giải thích khả tín nhất.
Thôi xếp chuyện T.D.A. thắp nhang muộn cho N.K. lại.
Dấu sao ông ấy cũng đã "vãn" rồi--nên hết chuyện là hơn.
Còn lại là cái phần nhỏ nói về trí thức chung, trí thức
Việt Nam trong bài viết.
Trước hết, xin thưa, tôi không nhận tôi là trí thức. Tôi
chẳng là trí thức trí ngủ gì hết. Chẳng qua là đọc võ
vẽ. Thấy ngứa, viết chơi thế thôi.
Không có một thống kê cụ thể và đáng tin cậy nào để
viện dẫn nhưng tôi chắc là không hàm hồ lắm khi nói rằng
tuyệt đại đa số người Việt Nam được cho đi học chữ
và tự đi học chữ đều mong là sẽ có một công việc gì
đó trong guồng máy cai trị; tức là có một sự mặc nhiên là
họ sẽ tìm một việc làm gì đấy trong chính quyền đương
thời của mình, bất kể chính quyền đó là ai, là thế nào.
Một số nào đó (xin ai giúp tôi một con số tỷ lệ khả tín
được nhỉ) trong những người được đi học và tự học này
sẽ trở thành trí thức cũng không thoát khỏi não trạng đó.
Não trạng đó khởi thủy từ lịch sử xã hội,văn hóa và
phong hóa lâu đời của đất nước ta, dân tộc ta. Nếu
người đi học, người có học đó không nghĩ, không đinh ninh
như thế thì cha mẹ họ, ông bà họ, gia đình họ đã dạy dỗ
họ phải nghĩ như thế. Đã kỳ vọng họ như thế. Mà đã tìm
lấy một công việc trong bộ máy chính quyền, trong guồng máy
cai trị xã hội họ đang sống là kỳ vọng ở một chưc vụ,
một danh xưng, một cấp bực nào đấy, một "danh vọng" nào
đấy trong xã hội ma người ta đang sống. Tôi biết rất nhiều
người có ông nội là quân sĩ Cần vương, Văn thân thậm chí
vào hàng lãnh đạo bị thực dân Pháp giết chết nhưng chẳng
bao lâu chỉ khoản 20 năm sau người cháu được đi học-cỡ ban
thành chung thôi thì cũng gọi là trí thức vào cái lúc ấy, vào
bối cảnh xã hội khi đó--đã mong làm được ông tham ông phán
hoặc ngay cả cảm thấy nhẹ nhỏm, thoải mái mà làm ông
đội, ông một trong quân đội Pháp. Đừng bắt tôi viện dẫn
ông A ông B nào mà mắc lòng, xin cứ nhìn quanh bạn, nhớ
những người xung quanh bạn đi. Đầy ra đấy. Tôi không dám
mạt sát ai đâu. Mô Phật, thật tình tôi có nhiều cái bậy
nhưng hỗn láo vơ đũa thì xin không. Chỉ là nhắc lại một
điệp khúc cũ "trong mỗi người Việt Nam đều có một ông
quan".
Hơn năm, sáu mươi năm trước, một ông Tú, ông Cử mà không
đi làm quan thì biết làm gì nhỉ. Tất nhiên là "thối vi sư" -
Dạy trường Thăng Long, làm "quan tham nhật trình". Nhưng quả
số này thật ít ỏi. Họ quá ít so với số lượng người có
học rồi đỗ đạc rồi gia nhập bộ máy cai trị đương
thời. Cũng giống như số ít, cái số đi biểu tình trong tổng
số 87 triệu dân VN hôm nay vậy. Tôi đi xa tới đây thì hơi
tối ý; nhưng quả thật là chẳng cần lập luận, chứng minh
dài dòng làm gì cho nó phí giấy thì truyền thống xã hội
Việt Nam là đã đi học, đã có chữ là cách nào đấy tham gia
vào chính quyền, vào bộ máy cai trị đương thời. "Tấn vi
quan" không đạt mới "thối vi sư" - rồi y, lý, số - Mà bốn
cái công việc sau này không phải là nghề, không ai xem là sự
nghiệp, chỉ là kiếm cơm độ nhật thôi.
Xã hội VN đã không đào tạo một lớp người có học, có
chữ, hạng trí thức có suy nghĩ là ta có thể có một công
việc, một sự nghiệp, một gia sản bên ngoài việc gia nhập
guồng máy cai trị đương thời. Giải thích điều này chắc
cũng tốn vài trăm trang cho một cuốn biên khảo nghiêm túc. Tôi
không có cao vọng và thì giờ cho điều này. Nhưng tôi biết
chắc rằng rất đông ngườ VN chúng ta ở độ tuổi 60 trở
lên hoặc cơ khổ hơn nữa là chỉ ngoài 50 thôi--vẫn đánh
giá người khác--có thể là đồng niên đồng lứa hoặc là em
út con cháu trong gia đình giòng họ--là có danh vọng, có sự
nghiệp, có ổn định là có một công việc, một chức vụ
nào đó trong chính quyền. Tôi chắc nhiều người đã từng
gặp trong những đám giỗ chạp đại gia đình, giòng tộc,
những cuộc họp mặt xóm làng thân hữu, cái số đông có
mặt, có vẻ thật lòng họ, vẫn cứ ngưỡng mộ "người nhà
nước" là hơn. Hóa cho nên, trong xã hội VN, quá khứ và vẫn
còn kéo rê đến hôm nay, đại đa số tầng lớp trí thức đang
đọ tuổi sung lực nhất của đời người--độ tuổi 30 đến
50---vô hình trung đã để tuột mất những yếu tính quan
trọng của vai trò trí thức sau một thời gian tung cánh vào
đời. Tự họ lo giữ những gì vừa có được Thế giới chung
quanh họ - những vợ con, cha mẹ,anh em,họ hàng, giòng tộc cùng
"xiềng" họ vào cái "ổn định", "thành tựu" và "yên ổn"
đang có.
Tâm cảnh của đại đa số trí thức --phần đông còn trẻ
tuổi-- của xã hội ta là như thế. Một não trạng truyền
thống lúc xuất phát--đi học. Một số xiềng xích vô hình
nhưng buộc chặc lúc họ đã "lập", đã "nhi bất hoặc". Và
họ lăn đời họ theo cái sa-lông êm ái
trung-lưu-giai-tầng-hạng-khá-ở-giữa mà... ngủ.
TRÍ THỨC LÀ PHẢN KHÁNG. Như đã thưa từ đầu, tôi không là
trí thức, nhưng tôi hiểu phát biểu này chỉ nêu lên một yếu
tính của trí thức chứ không phải hoặc chưa đủ là một qui
chuẩn. Một yếu tính sau cùng nhưng quyết định cho danh phận
trí thức. Tôi muốn hiểu phản kháng là chống đối với
những bất cập của hiện tại. Không phải là cầu toàn nhưng
bất kỳ hiện trạng nào cũng cần và phải được điều
chỉnh liên tục để vươn tới những viển cảnh tốt đẹp
hơn. Và hơn nữa,trước tiên là nhằm làm giảm sức ỳ và sự
thoái hóa theo qui luật đúng đắn vĩnh cửu của muôn vật muôn
trạng. Và khi mà hiện trạng đã mất hết khả năng tự điều
chỉnh hoặc khả năng tiếp nhận sự điều chỉnh thì
trí-thức-là-phản-kháng là hướng dẫn đám đông đi xây dựng
cái mới để thay thế cái cũ đã ruỗng mục, tàn hại.
TRÍ THỨC LÀ THIÊN TẢ. Tôi không hiểu gì về J. P.Sartre cả
(J.P.S. nói câu này đâu như 1970 thì phải; ai nhớ nhắc dùm).
Nhưng tôi-hiểu-như-tôi-muốn-hiểu thiên tả là nghiên về cái
số đông bị áp bức, cái số đông bị mê muội và dẫn dắt
lầm lạc. Thiên tả là nghiên về cái số đông bị o ép, bị
bạc đãi lợi quyền thiệt thòi nhất bỡi những hệ thống
có khi là màu mè chữ nghĩa, có khi là du côn du thủ; có khi là
ảo ảnh xa vời, có khi là lưu manh băng đảng.
Hãy dũng cảm thoát khỏi chính anh. Ra khỏi những não
trạng và xiềng xích cũ kỹ. Hãy quăng mình vào giòng chảy
tất yếu của lịch sử. Khi anh không còn năng lực phản kháng.
Khi anh không còn thiên-tả-như-tôi-muốn-hiểu. Anh không còn là
Trí Thức. Anh ngủ giữa lúc mọi người đang rộn ràng tất
bật công việc, anh là một sự cản trở./.
PHÚ QUÂN
14-7-2011
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9369), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét