Phân hóa xã hội hay quả bom nổ chậm tại Trung Quốc và Nga

Trung Quốc và Nga đã vượt cả Mỹ và Liên minh châu Âu về
mặt tiêu thụ hàng xa xỉ. Trong khi đó 200 triệu người Trung
Quốc, gấp rưỡi toàn bộ dân số Nga, lại đang sống trong
cảnh bần cùng. Ở nước Nga cũng có thực trạng tương tự.
Chỉ 1/100 người Nga đủ khả năng dùng những thứ hàng cao
cấp với cuộc sống vương giả. Sự phân hoá xã hội như vậy
sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Phóng viên Đài tiếng nói
nước Nga Leonid Kovachich đã đi tìm giải đáp cho câu hỏi đó.

Có thể nói phân hoá xã hội là "bạn đồng hành không tránh
khỏi" của cải cách thị trường. Tại Nga trong kủ nguyên
những năm 1990 đã có những người chỉ sau một đêm bỗng
trở thành giàu có nhờ mua được những món hời với giá rẻ
mạt như cho không, trong quá trình tư hữu hoá tài sản nhà
nước. Cùng lúc ấy, phần lớn người dân Nga đột nhiên rơi
xuống hạng dân nghèo. Đáng buồn hơn hết, là thành phần
"outsider", những người dường như bị đẩy ra bên lề xã
hội, lại là số lao động trí thức: các nhà khoa học, bác sĩ
và giáo viên. Cũng ở đây bao hàm đặc điểm những vấn đề
xã hội của đất nước, ông Evgeni Gontmakher, lãnh đạo Trung
tâm nghiên cứu xã hội thuộc Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm khoa
học Nga) nêu nhận xét khái quát như vậy.

Chuyên viên nghiên cứu phân tích: "Có tỷ lệ rất lớn những
công dân làm việc không ổn định. Họ không phải là thất
nghiệp, nhiều người trong số đó có học vấn cao, nhưng
khoản thu nhập không đảm bảo cho họ một mức sống xứng
đáng. Do đó, nhiệm vụ cơ bản là tăng lương và đảm bảo
hệ thống công bằng về phân định thu nhập. Có thể đạt
tới điều đó bằng cách siết chặt chính sách tài chính liên
quan đến số công dân có thu nhập cao, nếu không thì không sao
giải quyết nổi vấn đề nghèo khổ. Ở Nga, 16% cư dân đang
sống dưới mức nghèo khổ, tức là bình quân đầu người 500
USD mỗi tháng. Không thể không dành sự giúp đỡ của Nhà
nước cho những công dân này".

Ở Trung Quốc, đà gia tăng trong thu nhập của người thành phố
song hành với sự bần cùng hoá của dân nông thôn, chiếm hơn
một nửa dân số đất nước. Về hình thức, đất đai thuộc
quyền sở hữu công cộng và tập thể, nhưng trên thực tế,
các quan chức địa phương thường mua rẻ của nông dân rồi
bán lại cho người giàu để thu về phần chênh lệch kếch xù.
Đông đảo dân làng lâm vào cảnh vô nghề nghiệp, ở nông
thôn cũng như ra thành phố đều không kiếm được việc làm.
Họ không biết lấy tiền đâu ra để trả học phí cho con cái
cũng như trả tiền thuốc men và viện phí khi ốm đau… Đất
nước Trung Quốc biển người không đủ sức cung cấp cho toàn
thể các công dân của mình, ngay cả những bảo đảm xã hội
cơ bản. Thêm nữa, không chỉ với nông dân, mà cả với số
dân nghèo tại các siêu đô thị cũng là tình trạng cuộc sống
không mấy tươi sáng.

Trước tiên cần tạo cơ hội làm giàu cho một phần nào đó
của dân cư, và tiếp theo sau đó cả nước sẽ đạt tới
phồn vinh toàn diện, ông Đặng Tiểu Bình từng nói như vậy.
Trong khi đó, chúng ta đang chứng kiến sự tập trung tư bản
vào tay một số nhân vật chiếm tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng
đông dân của Trung Quốc. Có lẽ là ông Đặng – nhà cải
cách vĩ đại của đất nước này – đã không tính đến yếu
tố chưa hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp quốc gia.

Hiện thời có những cuộc biểu tình đơn lẻ chống lại sự
phân hoá xã họi đang nổ ra đó đây ở một số quận huyện,
nhưng theo một cách tiềm năng, hoạt động phản kháng đó có
thể lan ra khắp Trung Quốc. Chính giới Bắc Kinh hiểu nguy cơ
này, do vậy khi hoạch định nhiệm vụ cho 5 năm tiếp theo,
người ta đã nêu phương hướng xã hội cho nền kinh tế Trung
Quốc, nhắm tới hệ thống đảm bảo công bằng hơn trong khâu
phân phối thu nhập.

Theo quan điểm của giới chuyên viên, bất kể sự khác biệt
của hai nước, sẽ rất bổ ích nếu Nga và Trung Quốc cùng nhau
tiến hành trao đổi kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã
hội. Một dịp may như thế sẽ xuất hiện tại Diễn đàn
chính trị thế giới, tổ chức vào những ngày 7-8/9 ở Yaroslavl
(cách Mátxcơva 260 km). Trong cuộc gặp lần thứ 3 của các chính
trị gia hàng đầu, các nhà khoa học nổi tiếng từ hàng chục
quốc gia, trọng tâm thảo luận sẽ là những chức năng hiệu
quả của các quốc gia dân chủ hiện đại trong kỷ nguyên xã
hội đa dạng./.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9338), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét