khi cướp được chính quyền đã chấp hành mệnh lệnh của
Trung Quốc và Liên Sô để thực hiện một lúc hai "phong trào
cải tạo": (1) Phong trào đấu tố địa chủ để cướp lại
ruộng đất/ nông nghiệp giao cho Trường Chinh, Tổng bí thư
Đảng Lao Động Việt Nam – tiền thân của đảng Cộng Sản
Việt Nam ngày nay – lập ra Ủy Ban Cải Cách Ruộng Đất, cùng
với hai ủy viên Bộ chính trị là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn
Lương, và một ủy viên Trung ương đảng là Hồ Viết Thắng
làm phụ tá (* 1). Mục đích xóa bỏ định chế làng nước,
truất phế quyền tư hữu đất đai của nông dân để tập
trung toàn bộ năng lực cho Hồ Chí Minh và Cộng đảng xây
dựng chế độ chuyên chính vô sản, làm bạo lực khởi chiến
tại Việt Nam.
Cũng trong năm ấy, phong trào cải tạo tư tưởng/ văn hóa
được ủy nhiệm cho Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, lập một Ban Nghiên cứu Lịch Sử, Địa Lý và Văn Học do
Trần Huy Liệu làm trưởng ban và đặt quyền trực thuộc trung
ương đảng, sau đổi tên Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Mục đích tuyên truyền xuyên tạc Văn – Sử – Địa, đầu
độc sự suy nghĩ, tâm lý và ý tưởng người dân thuận theo
khuynh hướng độc tài toàn trị của đảng. Họ phủ nhận
tất cả mọi thành quả xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi
hay phát triển đời sống xã hội Việt Nam của vua quan xưa nay,
trong đó có nhà Nguyễn ở thời cận đại họ dễ dàng phán
xét.
Phong trào cải tạo tư tưởng do "bác đảng" chủ trương, không
chỉ dừng lại ở sự thay đổi tư duy hoặc thái độ từng
người, mà kích động mọi người trở thành lực lượng
chiến đấu và bảo vệ Tà Thuyết Mác Lê. Việc làm của ban
cải tạo cũng không chỉ lôi kéo học sinh/ sinh viên ra khỏi
sự nhận thức chính đáng sử liệu Việt học, mà đầu độc
người trẻ Việt Nam tin tưởng mù quáng vào ý tưởng mới/ ý
thức hệ cộng sản ghi trong sử sách do Ủy Ban Khoa Học Xã
Hội Việt Nam sọan ra. Do đó mỗi khi nghe nhắc tới công lao hay
sự nghiệp dựng nước giữ nước của Tổ Tiên tiền nhân,
thì thanh thiếu niên Việt Nam đều mất khả năng suy xét để
trả lời, mà chỉ có phản xạ tự nhiên thốt ra lời báng bổ
Tổ Tiên: "Chế độ phong kiến," "quân chủ chuyên
chế..." Họ phủ nhận lịch sử, cắt đứt truyền thống
chính trị ngàn đời của dân tộc và giống nòi.
Những thế hệ học sinh/ sinh viên tiêm nhiễm sách sử do Ủy
Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam tuyên truyền và đấu tố, họ
luôn tỏ lòng vô ơn cũng như lộ chí căm thù vua chúa nhà
Nguyễn, bằng kết án ghi trong sách giáo khoa: "Chế độ quân
chủ chuyên chế cực kỳ phản động – Nhà Nguyễn tăng
cường bộ máy đàn áp – Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát
– Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà – Tự Đức bán rẻ đất
nước cho thực dân Pháp…" Tóm lại, cả nước đều phát
biểu rập khuôn như thế, và đắc tội với Tổ Tiên tiền
nhân!
Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam chà đạp nhân quyền, thủ
tiêu công lý, phán xét một chiều các vua quan nhà Nguyễn bằng
những ngôn ngữ thiếu trầm tĩnh và đầy tính chất khủng bố
cực đoan. Xin hỏi, dân tộc Việt Nam sẽ gặt hái gì trên
chính trường văn hóa thế giới? Chính quyền Việt Nam hôm nay
sẽ trả lời ra sao, một khi cho rằng ta cứ thiếu lễ nghĩa
liêm xỉ, cứ hãm huyết phun người... thì chính nghĩa giải
phóng dân tộc với thực dân xâm lược có còn biên giới gì
khác biệt?
<h2>1. Lịch Sử Việt Nam I</h2>
Đọc Lịch Sử Việt Nam (1971) tập I, tác giả Ủy Ban Khoa Học
Xã Hội Việt Nam đều lập luận một chiều theo chủ trương
của phong trào cải tạo tư tưởng của đảng, chớ họ không
viết theo tư duy và sử học cá nhân:
- Triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tội ác
trời không dung, đất không tha, để cho tên tuổi đất nước
một lần nữa, sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân cướp
nước xóa khỏi bản đồ thế giới.
- Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên
bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm
lược của người nước ngoài. Gia Long lên làm vua lập ra
triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của
nông dân.
- Triều Nguyễn là vương triều tối phản động. Bản chất
cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay
từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê
hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những
người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em.
- Chính quyền nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và
dân tộc. Nó chỉ đại diện cho quyền lợi của những thế
lực phong kiến phản động, tàn tạ, nó không có cơ sở xã
hội nào khác ngoài giai cấp địa chủ. Vì vậy, các vua nhà
Nguyễn từ Gia Long (1802-1819) đến Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu
Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883) đều rất sợ nhân dân và
lo lắng đề phòng các hành động lật đổ. Chính vì khiếp
nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng
đô ở Thăng Long, phải dời vào Huế.
Xuyên qua nội dung người ta thấy rằng những đề tài trên
đây không được thảo luận một cách thẳng thắn theo khoa
học, mà chỉ tòan những lời bịa đặt, xuyên tạc và thóa
mạ nhà Nguyễn nhằm truyền dạy cho lớp người thanh thiếu
niên tỏ lòng vô ơn tiền nhân, phủ nhận những nỗ lực,
những giá trị thành quả trong đại cuộc xây dựng và kiến
thiết đất nước của vua quan Việt Nam nói chung, và triều
Nguyễn nói riêng. Tất cả làm một nhát gươm chặt đứt
nguồn mạch chính trị Việt Nam, khiến cho toàn dân không còn
Hồn Nước. Vì rằng Hồn Nước phải bao gồm toàn thể lịch
sử, tinh hoa văn hóa mà tạo nên tinh thần sống của một dân
tộc.
Hồn mất trước, Nước mất sau!
<h2>2. Lịch Sử Việt Nam II</h2>
Đọc tiếp cuốn Lịch Sử Việt Nam (1985) tập II phát hành mới
đây, các tác giả Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam lại tiếp
tục đấu tố nhà Nguyễn theo kiểu lên án địa chủ trong
thời kỳ cải tạo nông nghiệp của đảng. Họ không tự giới
hạn được ngôn ngữ, cho nên mỗi câu, mỗi chữ trong bài
viết đã làm cho người đọc cảm tưởng như mình bị nghe
đảng chửi, đang khi vua quan nhà Nguyễn lại không thể lọt
tai. Trước mắt chỉ có ba thành phần là tác giả, Cộng
đảng, và bạn đọc, nhưng khi xem tài liệu này người ta không
thẩm định được nội dung mà "bác đảng" muốn gì; phá
nước chăng? Có lẽ là như vậy:
- Triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt – Vương triều
Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn – Cực kỳ ngu xuẩn.
- Nhà Nguyễn đã tăng cường bộ máy đàn áp – Bộ máy quan
lại hủ lậu mục nát
– Chế độ áp bức bóc lột nặng nề – Chính sách kinh tế
lạc hậu và phản động
– Chính sách đối ngoại mù quáng.
- Tên chúa phong kiến bán nước số một là Nguyễn Ánh –
Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp hắn thỏa
mãn sự phục thù giai cấp.
Đang khi theo sử liệu của Việt học cho ta thấy rằng: Người
khởi đầu dựng nghiệp nhà Nguyễn, là Nguyễn Kim (1468-1545).
Nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi năm 1527, Nguyễn Kim chạy
vào Thanh Hóa để chống nhà Mạc. Nguyễn Kim tìm được người
con vua Lê Chiêu Tông, lập ngôi nối tiếp là vua Lê Tang Tông.
Nhờ công này Nguyễn Kim được phong chức Quốc Công, cai quản
quân đội. Nguyễn Kim về sau bị người họ Mạc dùng thuốc
độc trả thù. Nguyễn Kim có hai người con là Nguyễn Uông và
Nguyễn Hoàng được phong Quận Công, nhưng binh quyền lại lọt
vào tay anh rể, Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm giữ quyền chỉ huy
quân đội và trông coi triều chính. Để giảm bớt thế lực
họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Lo sợ cho mình cũng
bị diệt trừ, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa theo
lời khuyên "Hoành sơn nhất đái vạn dung thân: Một dải
Hoành sơn có thể dung thân lâu dài" của Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm -- Chỉ một lời nói đã giải quyết cho hai thế
lực thù nghịch xa nhau, vừa thóat cảnh đau thương chiến tranh
cho dân tộc lại vừa mở rộng lãnh thổ Việt Nam.
Trịnh Kiểm giao quyền cai quản miền Nam thời đó cho Nguyễn
Hoàng vào năm 1558, bao gồm phần đất thuộc các tỉnh từ
Quảng Bình đến Quảng Nam ngày nay. Nguyễn Hoàng lập nên căn
cứ phương nam, mở rộng biên giới và xâm lấn đất đai của
Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các vua của Đế
Quốc Khmer nhường lại đất xứ Phù Nam, tức miền Nam Việt
Nam ngày nay. Kết qủa Nhà Nguyễn đã góp công đầu trong đại
cuộc Mở Nước, xây dựng và phát triển đất nước hùng hậu
như trong Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ do Quốc Sử Quán triều
Nguyễn ấn hành vào thế kỷ 19 đã ghi rõ Hoàng Sa, Vạn Lý
Trường Sa, và toàn bộ cương vực này là thuộc Đại Việt.
Các chúa Nguyễn ngày ấy, về hình thức vẫn thần phục vua Lê
và xưng chúa. Nguyễn Hoàng được tôn là chúa Tiên, vì người
mở đầu cho sự nghiệp tiên đế của nhà Nguyễn ở phương
nam. Con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, Chúa Sãi lên ngôi
năm 1613, là người mang họ Nguyễn Phúc và từ đó con cháu
trong dòng đều mang họ này. Sáu đời sau Nguyễn Phúc Khoát lên
ngôi vào năm 1738, là người xưng vương, Vũ Vương vì chúa
Trịnh ở phương Bắc đã xưng vương, đang khi vua Lê chỉ còn
hư vị.
Vũ Vương chết, theo di chúc người nối nghiệp là Nguyễn Phúc
Luân, nhưng phản thần Trương Phúc Loan lập Nguyễn Phúc Thuần
12 tuổi lên ngôi Định Vương năm 1765, nhằm dễ bề thao túng.
Trương Phúc Loan là người độc ác, tàn bạo nên bị dân chúng
óan hận và nổi lên khởi nghĩa, trong số ấy có anh em nhà Tây
Sơn. Tây Sơn được lòng dân nên thế lực rất mạnh khiến
chúa Nguyễn phải toàn tâm đối phó. Nhân cơ hội này, chúa
Trịnh đem quân vào lấy cớ là giúp chúa Nguyễn trị Trương
Phúc Loan, nhưng sau khi bắt được Trương Phúc Loan quân Trịnh
tiếp tục đánh chiếm Phú Xuân, năm 1775. Chúa Nguyễn phải
chạy vào Quảng Nam, tới năm 1777 Tây Sơn đánh bại quân chúa
Nguyễn, bắt giết tất cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc
Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, và nhiều người và
thuộc dòng tộc Nguyễn Phúc, chỉ còn người con duy nhất của
Nguyễn Phúc Luân, là Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát.
Năm 1778 Nguyễn Phúc Ánh quay lại và tập hợp lực lượng
đánh chiếm Gia Định và tới năm 1780 xưng vương. Tây Sơn sau
đó nhiều lần tấn công Nguyễn Vương khiến vương trốn chạy
và quay lại nhiều lần. Mãi cho đến năm1790 Gia Long mới chiếm
trọn Gia Định, tỏ ra là một trang anh hùng nghĩa khí, xây
dựng nền độc lập tự chủ, mở mang bờ cõi và thống nhất
lãnh thổ Việt Nam. Vua Gia Long rất xứng đáng cho con cháu Việt
Nam noi gương!
<h2>3. Đại Cương Lịch Sử Việt Nam</h2>
Đọc tiếp đến cuốn sử mới đây có tên, Đại Cương Lịch
sử Việt Nam (2007) do Đinh Xuân Lâm biên soạn. Ông Lâm được
chính quyền Việt Nam hiện thời ca tụng là giáo sư có công
xây dựng Bộ môn Lịch sử cận đại và hiện đại… Giáo sư
Lâm còn là Phó Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, và
là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm UNESCO. Tác giả
viết:
- Triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn
phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài
ủng hộ.
- Nhà Nguyễn là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt
đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc
hậu, phản động. Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất
là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà
Nguyễn.
Và, các biện pháp khai hoang hay mộ dân lập ấp của Nhà
Nguyễn, ông Lâm cho rằng nó "đã xuất phát từ lợi ích của
giai cấp thống trị."
- Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc
quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn ra sức củng cố trật
tự bằng mọi cách.
- Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của
quần chúng.
- Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược
đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân
lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân
bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây
thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan
toả cảng và cấm đạo, giết đạo.
- Với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam
đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối
với các nước tư bản phương Tây.
Xuyên qua nội dung của cuốn sách Đại Cương Lịch sử Việt
Nam (2007), chúng ta thấy rằng giá trị của một người mưu
cầu hạnh phúc cho dân, cho nước đã chỉ có thể được đo
bằng sự hy sinh, lòng xả kỷ và tinh thần phục vụ lợi ích
dân nước… Một vài bộ sách, một vài hình thức hoạt động
thì chưa phải là điều "ắt có và đủ" để kết luận
việc làm của giáo sư như theo lời tán tụng "nhà nước…"
chỉ là "Chí Phèo" tên một nhân vật trong tiểu thuyết
tiền chiến. Đây cũng là điều hoang tưởng của nhiều giáo
sư… thái độ ấy, người ta cho là quá khích, cực đoan, không
ích lợi gì cho việc phát triển đất nước mà tác giả muốn
trình bày.
<h2>4. Xuyên tạc sử - chà đạp sách "Đại Nam Thực
Lục"</h2>
Đại Nam Thực Lục là bộ sách ghi chép các sự kiện từ khi
chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) cho tới đời vua
Khải Định (1925), do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn,
gồm hai phần tiền biên và chính biên được viết vào năm Minh
Mạng thứ hai (1821) sau 88 năm công phu soạn thảo tới năm 1909
mới hoàn thành: Tiền biên có 2 kỷ và Chính biên 6 kỷ, và
được dịch ra Quốc Ngữ từ nguyên bản Nho Ngữ vào năm Khải
Định thứ 9 (1924) để giúp cho chúng ta tra cứu dễ dàng.
Thế nhưng vào năm 1961, trước khi cho sửa đổi và tái bản
Đại Nam Thực Lục, các tác giả của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội
Việt Nam đã đồng loạt viết tài liệu giới thiệu với chủ
đích đấu tố bộ sử triều Nguyễn như đã thực hiện trong
phong trào cải tạo ruộng đất, với hai chiến thuật mà họ
đã công phu tập luyện tới mức vô địch thượng thừa; đó
là đánh "du kích và bắn sẻ;" đồng thời khai thác triệt
để hai chiến thuật này vào các mặt trận quân sự, kinh tế,
xã hội, ngoại giao, tôn giáo và văn hóa, khiến cho người ta
nhớ lại câu chuyện Gà đẻ trứng vàng trong cổ học Đông
phương, để phòng ngừa du kích và bắn sẻ. Các ông trong ban
quản giáo này có con gà đẻ trứng vàng. Lúc đầu họ chờ gà
đẻ tự nhiên mỗi ngày một trứng, nhưng một hôm họ làm theo
chủ trương chỉ đạo nhà nước, muốn có nhiều vàng một lúc
và sử gia quyết định làm thịt con gà Đại Nam Thực Lục.
Nhưng khi mổ gà ra, lại chẳng thấy có trứng vàng. Tác giả
đã không hiểu con gà nhà Nguyễn là nguồn sản xuất và cái
trứng, thành tựu cải cách, là sản phẩm. Hóa ra thì tất cả
chỉ muốn "lượm trứng," chớ không "xuất của" để mua
thực phẩm nuôi gà:
- Những sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời gian từ
Nguyễn Hoàng đến Đồng Khánh (1558-1888) những công việc mà
các vua chúa nhà Nguyễn đã làm trong khoảng thời gian 330 năm
ấy, tự chúng tố cáo tội ác của nhà Nguyễn trước lịch
sử của dân tộc chúng ta.
- Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà
Nguyễn làm công việc biên soạn Đại Nam Thực Lục đã cố
gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại nhà
Nguyễn…
- Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không che giấu nổi các sự
thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật của
lịch sử... vẫn phơi bày cho mọi người biết tội ác của
bọn vua chúa phản động, không những chúng đã cõng rắn cắn
gà nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt
Nam trong một đời sống tối tăm đầy áp bức.
Tóm lại, chúng tôi mong rằng các sách sử tương tự như của
Giáo sư Đinh Xuân Lâm thì cần công khai nhận lỗi, viết lại,
tôn trọng lịch sử, và những gì trình bày nơi đây không làm
phiền lòng tác giả cũng như độc giả. Chúng tôi hy vọng tình
trạng phê bình chủ quan, giáo điều tắc trách về sử liệu
của phong trào cải tạo tư tưởng, cần phải được chấm
dứt ngay và không còn tái diễn, để trả lại không khí trong
sạch của sử học cho những người Con Cháu Việt đang cố
gắng tô điểm cho nền văn hóa và lịch sử, ngõ hầu tìm lại
truyền thống bất khuất của Tổ Tiên để thực thi đại
cuộc Giúp Dân Cứu Nước ngày nay.
Sau cùng, Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam bóp méo lịch sử,
tuyên truyền xuyên tạc Vương triều nhà Nguyễn, được đăng
tải rộng khắp trên các diễn đàn nghiên cứu về lịch sử
văn học, địa lý và tư tưởng Việt Nam, biểu thị trong ngành
đại học sư phạm hoặc trong sách gíao khoa của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo, được giảng dạy từ bậc tiểu học, trung học
và đại học trải qua hơn 2/3 thế kỷ nay. Sách sử giáo khoa
thư đã giáo dục tầng lớp thanh thiếu niên, đào tạo cho họ
phẫn uất căm thù vua quan triều Nguyễn, cắt đứt truyền
thống chính trị dân tộc, vô cảm trước sự kiện mất đất
mất đảo, phó mặc vận mệnh Tổ Quốc rơi vào tay giặc
phương Bắc như thời nhà Hồ, "Mất Nước" từng xảy ra
trong lịch sử.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9410), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét