href="http://danluan.org/node/9375">"Bản chất thực sự của các
cuộc biểu tình gần đây"</a> lên blog riêng, một số trang
mạng đã đăng lại và kéo theo một loạt tranh luận khá sôi
nổi với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Ý kiến tán thành
không ít, ý kiến phản đối cũng nhiều. Đặc biệt, một cây
bút quen thuộc trong giới báo chí "lề trái" là ông Nguyễn
Ngọc Già đã đưa ra <a href="http://danluan.org/node/9391">những
nhận xét hết sức lý thú</a>, nhưng tiếc thay lại đi ngược
với suy nghĩ của tôi, khiến tôi không thể không trao đổi
thêm.
Dưới cái nhìn của ông Nguyễn Ngọc Già, bài viết của tôi
thuộc dạng tuyên truyền định hướng quan điểm, có tính hù
dọa đối với các trí sĩ tiên phong và những người biểu
tình. Ông cũng cười mỉa mai khi tôi bày tỏ quan ngại về sự
an nguy của cụ Vĩnh. Ông viết :
<div class="special_quote"><em>"Đó là lời cảnh báo tốt bụng hay
lời đe dọa khôn ngoan chứ không thẳng thừng như bút danh
"Tom Cat" đe dọa TS. Vũ năm ngoái?"</em></div>
Mở ngoặc một chút. Theo đường dẫn của ông, tôi xem lại
bài của Tom Cat và thấy ở đó những nhận định của một
người hiểu rõ vấn đề hơn bất cứ ai quan tâm đến TS. Vũ
vào thời điểm bài viết được công bố. Cho nên, về bài
của Tom Cat, cái mà ông Nguyễn Ngọc Già gọi là "đe dọa
thẳng thừng", tôi lại cho là lời góp ý chân thành sâu sắc
của người trong cuộc. Tiếc thay, ông Vũ đã không lắng nghe
để ngừng lại đúng lúc, và hầu hết những người ủng hộ
ông Vũ thì chỉ biết nhắm mắt vỗ tay tâng bốc và ngồi nhìn
ông nhảy vào nước sôi lửa bỏng mà không biết ngăn ông lại
trước khi ông vượt qua giới hạn an toàn. Tiến sĩ, luật sư
Cù Huy Hà Vũ quả cảm, đáng khâm phục bao nhiêu, thì những
người nhắm mắt vỗ tay tâng bốc ông lại càng đáng trách
bấy nhiêu. Từ thất bại của ông Vũ, các nhà đấu tranh dân
chủ trong nước đã rút ra được nhiều bài học. Bây giờ thay
vì thẳng thắn thừa nhận đấu tranh cho dân chủ, họ chỉ
đòi hỏi những gì gần với dân chủ mà thôi.
<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Ý tưởng thôi thúc tôi
viết những dòng đó chỉ là mong muốn những cuộc biểu tình,
nếu tiếp diễn, phải trở nên chính danh. Các nhân sĩ trí
thức yêu dân chủ phải dám đứng vào thế đấu tranh thẳng
thắn với chính quyền, không thể tiếp tục nương vào lý do
"chống Tàu" để duy trì các cuộc biểu tình yếu ớt dưới
danh nghĩa yêu nước và tự phát.<img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Nguyễn Danh An</div></div>
Ông Nguyễn Ngọc Già không phải là người duy nhất bảo tôi
dọa nạt cụ Vĩnh và các nhân sĩ trí thức. Quả thực, không
biết các vị nghĩ thế nào khi cho rằng bài xã luận trôi nổi
trên mạng của kẻ hậu bối vô danh này có thể làm cho một
vị lão tướng thân kinh bách chiến phải sợ hãi, và làm các
nhân sĩ trí thức đúng nghĩa của đất nước phải e dè? Tôi
không hiểu nổi, thật sự là không hiểu các vị!
Ý tưởng thôi thúc tôi viết những dòng đó chỉ là mong muốn
những cuộc biểu tình, nếu tiếp diễn, phải trở nên chính
danh. Các nhân sĩ trí thức yêu dân chủ phải dám đứng vào
thế đấu tranh thẳng thắn với chính quyền, không thể tiếp
tục nương vào lý do "chống Tàu" để duy trì các cuộc biểu
tình yếu ớt dưới danh nghĩa yêu nước và tự phát. Vì, tôi
đã thấy cái nguy cơ họ mất dần người ủng hộ. Cá nhân
tôi sẽ không tham gia biểu tình nữa cho đến khi có ai đó đủ
bản lĩnh đứng ra làm người chủ trì đại cuộc, sẵn sàng
chịu trách nhiệm trước chính phủ và người tham gia biểu
tình khi có sự cố khiến cho biểu tình đi chệch khỏi quỹ
đạo của lòng yêu nước thuần khiết.
Hãy nói đến các cuộc biểu tình gần đây. Theo tôi, có 3 nhóm
người mong muốn thấy biểu tình tiếp tục diễn ra:
<div class="special_quote">
1. Những người muốn thấy bầu không khí chính trị trong
nước trở nên hỗn loạn để chơi trò nước đục thả câu.
2. Những người quá bức xúc với thực trạng xã hội, muốn
có biểu tình để họ trực tiếp tham gia hoặc đứng từ xa
cổ vũ. Với những người này thì biểu tình chỉ như một
biện pháp giải tỏa ức chế tâm lý.
3. Những người thành thực tin rằng biểu tình sẽ đem lại
một kết quả nào đó có lợi cho đất nước. Ví dụ như :
tạo lợi thế trong đàm phán, khơi dậy phong trào dân chủ,
biểu hiện tinh thần không khuất phục Tàu cộng, làm cho thế
giới nhìn rõ sự không đồng nhất giữa ý chí của nhà nước
với nguyện vọng của nhân dân...</div>
Bên cạnh đó, cũng có ít nhất 3 nhóm người đang cực lực
phản đối biểu tình:
<div class="special_quote">
1. Những người có tâm lý cầu an và/hoặc quyền lợi gắn
liền với nhà nước.
2. Những người nhát sợ không dám tổ chức hay tham gia biểu
tình, thấy người khác dám làm thì sinh lòng đố kị, đứng
ngoài chỉ trích đủ thứ.
3. Những người nhìn nhận biểu tình như một dạng phản ứng
bất lực, không đem lại hiệu quả hay lợi ích nào cho đất
nước. Họ thường khuyên rằng thay vì ra đường la hét thì
nên làm một cái gì đó thiết thực hơn.</div>
Đấy chỉ là phân tích sơ lược. Nếu mổ sẻ chi tiết hơn,
chúng ta sẽ còn thấy sự ly tán nhân tâm phức tạp hơn nhiều
nữa. Tự xét, tôi thấy mình không thuộc nhóm người phản
đối biểu tình và đã tham gia được 2 trong tổng số 7 cuộc
diễn ra tại Hà Nội và luôn theo dõi sát những cuộc biểu
tình khác.
Bây giờ hãy thử bỏ qua giả thuyết có bàn tay của "các thế
lực thù địch" giật dây kích động. Chỉ xem cách xử lý vấn
đề của các nhân sĩ trí thức tiên phong thôi. Họ là trong
sạch. Đồng ý. Năm ngoái vài vị đã được chính quyền
triệu tập, thẩm tra các mối quan hệ, khám xét máy tính cá
nhân... và không tìm ra chứng cớ nào kết tội. Vậy chúng ta
cứ tin họ là những trí thức trong sáng, nhiệt huyết với dân
tộc, không dính dáng đến bất cứ đảng chính trị nào. Họ
cũng là những người có học vấn cao, kiến văn quảng bác.
Họ tiếp tục vận động biểu tình bất chấp đàn áp, tất
phải có lý do chứ? Nếu chỉ nhằm mục đích thể hiện tình
yêu nước, kêu gọi nhân dân thức tỉnh trước thảm họa Tàu
cộng xâm lăng thì đâu chỉ có biện pháp xuống đường biểu
tình mới được? Tôi đã từng góp ý giải pháp thuê một sân
bãi rộng, tổ chức một buổi "Giao lưu văn nghệ hướng về
Trường Sa - Hoàng Sa", mời đông đảo quần chúng đến, đem
thơ nhạc mới sáng tác ra trình diễn, xen vào chương trình văn
nghệ là vài bài diễn thuyết ngắn của các học giả uy tín...
Hình thức này vừa hợp pháp, vừa dễ thu hút nhiều giới: sinh
viên, công nhân...
Nhưng họ dứt khoát phải biểu tình. Đó là vì khái niệm
"biểu tình" rất gần với khái niệm dân chủ. Nói đến biểu
tình là nói đến đám đông, nói đến sức mạnh quần chúng,
nói đến ý nguyện tập thể. Nhưng biểu tình ở Việt Nam vẫn
chưa được luật hóa. Vì thế, mục đích trước mắt của
nhóm tiên phong chính là nhìn thấy một Bộ luật Biểu tình
được quốc hội thông qua. Còn sau đó, các bước tiếp theo
của họ ra sao thiết nghĩ chẳng cần nói ra thì ai cũng hiểu.
Do vậy, tôi đi đến chỗ nhận xét rằng những ai tham gia biểu
tình chỉ vì căm thù Tàu cộng sẽ đến lúc cảm thấy bị
lừa dối cũng không có gì quá đáng.
Và, thêm một điều nữa xin thưa với ông Nguyễn Ngọc Già
cùng các vị khác, bài viết của tôi không phục vụ bất cứ
đảng phái hay phe nhóm nào, mà được viết ra từ giữa dòng
người biểu tình hôm 17/7.
Trân trọng.
Nguyễn Danh An
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9416), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét