src="http://media.voanews.com/images/300*300/The_Ba_Dinh_meeting-hall.jpg"
/><div class="textholder">Hội trường Ba Đình. Hình: wikimedia commons
- Casablanca1911</div></div>
Quốc hội khóa mới sẽ họp phiên khai mạc kéo dài 15 ngày
bắt đầu từ sáng 21-7-2011. Theo thông báo, 2 vấn đề lớn
nhất trong nghị trình lần này là bàn về việc bổ sung Hiến
pháp 1992 (hiện hành) và bầu ra các những người lãnh đạo cao
nhất của nhà nước như: chủ tịch Quốc hội, chủ tịch
nước, thủ tướng chính phủ, v.v.
Thật ra những điều phải thảo luận hoặc không được thảo
luận đã được Bộ Chính trị của Đảng CS quyết định từ
trước - như việc bổ sung hiến pháp không được đụng đến
vai trò lãnh đạo tuyệt đối, độc nhất của đảng; không
được bàn đến việc từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin dù cho nó
không còn sức sống; không được từ bỏ chủ nghĩa xã hội
dù cho khái niệm này còn mông lung mờ ảo; không được tước
bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh dù cho nó tệ
hại ra sao đối với nền kinh tế của đất nước.
Về các vị trí cao nhất, Bộ Chính trị đã phân chia xong, cả
thế giới đều biết: ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ là chủ tịch
Quốc hội, ông Trương Tấn Sang sẽ là chủ tịch nước, ông
Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ, trừ
phi có những biến động vào giờ cuối.
Theo dư luận, nguyện vọng của nhân dân do các nhà báo ngoài
luồng nắm được và trao đổi rộng rãi trên các blog tự do,
Quốc hội khóa mới cần bàn luận kỹ lưỡng các vấn đề
cần kíp và nóng bỏng nhất của đất nước, đó là <em>cuộc
khủng hoảng ở biển Đông</em>, việc chống nạn nội xâm –
<em>tham nhũng</em> đang nặng thêm và lan rộng hơn, thảm cảnh
nông dân cả nước bị tước <em>quyền sở hữu tư nhân về
ruộng đất</em> quá lâu, và một vấn đề cực lớn nữa là
<em>quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí</em> – vốn là
quyền tự do hàng đầu của mọi quyền tự do công dân - hiện
vẫn còn bị cấm ngặt.
Trước hết, dư luận yêu cầu phải công khai hóa cuộc gặp
giữa Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn với ông Đới Bỉnh Quốc mới
đây, với <em>thỏa thuận chung</em> thật sự ra sao: Có phải
các cuộc đàn áp 2 ngày chủ nhật 10 và 17 - 7 đối với các
chiến sỹ yêu nước đã diễn ra cực kỳ tàn bạo là theo
thỏa thuận ấy? Có phải 2 bên đã thỏa thuận gạt hẳn
nước thứ ba - được hiểu là Hoa Kỳ - ở ngoài khu vực ra
khỏi vùng biển Đông, và cam kết từ bỏ các cuộc đàm phán
đa phương, chỉ thực hiện các cuộc thương lượng song
phương, theo phương châm thâm hiểm của Bắc Kinh là bẻ gãy
từng chiếc đũa một? Quốc hội cần ra nghị quyết về vấn
đề biển Đông, nếu cần thì đưa vấn đề này ra Liên Hiệp
Quốc, ra trước Tòa án quốc tế về biển, như Philippines đã
làm.
Vấn đề sở hữu ruộng đất của nông dân từng nằm trong
chương trình nghị sự của 2 khóa Quốc hội cũ trong ý định
bổ sung Luật đất đai, rồi cứ bị trì hoãn mãi, đi ngược
với đòi hỏi cấp bách của nông dân, của nhiều nhà kinh tế,
trí thức ở trong nước. Điều này càng thêm phi lý khi đảng
đã trả lại quyền sở hữu tư nhân cho các nhà buôn, các nhà
kinh doanh công nghiệp, vận tải, các chủ xí nghiếp mà nay vẫn
cứ không cho nông dân có quyền sở hữu tư nhân, kém xa cả
thời thực dân và phong kiến. Hiện nay hàng trăm ngàn nông dân
Trung Quốc đang đứng dậy ra tuyên ngôn đòi đảng CS trả lại
quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất chính đáng vốn có từ
ngàn xưa. Quốc hội khóa này không thể bỏ qua, trốn tránh
vấn đề cực kỳ nóng bỏng này.
Vấn đề tự do báo chí với ý định dự thảo và thông qua
Luật Báo chí mới đã nằm trong chương trình nghị sự 2 khóa
trước, cứ bị trì hoãn hoài. Khóa này không thể trì hoãn và
trốn tránh được nữa. Công luận thế giới các tổ chức
quốc tế về nhân quyền coi đây là vấn đề nghiêm trọng,
chà đạp quyền tự do cao quý và thiết thực nhất của nhân
dân, vi phạm cam kết quốc tế.
Vấn đề nạn tham nhũng đang ăn sâu, lan rộng, việc chống tham
nhũng dù đã có những cam kết long trọng, vẫn là vấn đề
giơ cao đánh khẽ; vụ PMU 18 kéo dài lê thê 2 khóa Quốc hội
cần dứt điểm các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài như
Securency với Úc, Exxen - Technologies với Hoa Kỳ, PMU 18 với Nhật
Bản…cần trình bày minh bạch trước Quốc hội và toàn dân,
không thể thả lỏng mãi hòng trốn tránh luật pháp và công
luận, chỉ làm tăng thêm tội lỗi.
Trong Quốc hội mới không có mặt những vị đại biểu của
khóa trước từng hăng hái làm tròn trách nhiệm, phát biểu ngay
thẳng, nhận trách nhiệm với cử tri, như các ông Nguyễn Lân
Dũng, Lê Văn Cuông, Nguyễn Minh Thuyết…nhưng trong 500 đại
biểu mới chắc chắn sẽ xuất hiện những khuôn mặt mới, có
ý thức trách nhiệm với dân với nước, được bà con cử tri
và nhân dân quý trọng và tin cậy, không bị bả vinh hoa cám
dỗ, không bị lung lạc bởi cường quyền độc đoán.
Bùi Tín
<a
href="http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/quoc-hoi-moi-can-ban-07-20-2011-125906023.html">Đã
đăng trên VoA blog</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9394), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét