quyền tự do trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền tự do
này đã được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và
được thực thi trong thực tiễn. Vậy mà vẫn có người không
hiểu hoặc cố tình không hiểu cho rằng, ở đó không có tự
do báo chí. Một quốc gia có tốc độ phát triển internet vào
loại nhanh nhất thế giới, thế mà cũng có người xuyên tạc
rằng "internet đã bị hạn chế ở đây". Quốc gia nói trên
chính là đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Hiến pháp, luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng
định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ,
có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu
tình theo quy định của pháp luật". Để bảo đảm quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân được thực thi
trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã
ban hành Luật Báo chí, Luật Xuất bản và Chính phủ cũng đã
ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang
pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển.
Điều 2 của Luật Báo chí ghi rõ: "Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát
huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một
tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà
báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị
kiểm duyệt trước khi in, phát sóng". Điều 4 của Luật Báo
chí cũng khẳng định, mọi công dân Việt Nam đều có quyền
"Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo;
gửi tin, bài, ảnh và các tác phẩm khác cho báo chí mà không
chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin".
Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam
đã được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ
ràng và minh bạch. Điều này, nhiều nước trên thế giới chưa
có được.
Trong mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam đã có sự phát
triển vượt bậc về loại hình và số lượng cơ quan báo chí,
bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Đến nay,
cả nước có khoảng 750 cơ quan báo chí với hàng nghìn ấn
phẩm (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Đó là
chưa kể tới hàng nghìn trang thông tin điện tử, hàng vạn blog
của cá nhân… Các cơ quan báo chí ở Việt Nam đều được
pháp luật bảo hộ, đều có đầy đủ các thông tin cần
thiết bảo đảm cho mọi công dân đều có thể gửi tin, bài,
ảnh, tác phẩm báo chí cho tòa soạn. Khác với một số tờ
báo của nước ngoài, báo chí Việt Nam một mặt thông tin đầy
đủ, chính xác mọi mặt hoạt động của xã hội, một mặt
là diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Báo chí
Việt Nam là nơi để công dân Việt Nam và cả bạn bè quốc
tế bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Báo chí
Việt Nam còn là kênh phản biện quan trọng về những chủ
trương chính sách kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại của đất nước. Thực tế, thời gian qua nhiều vấn
đề quan trọng của đất nước, qua sự phản biện của báo
chí đã giúp cho các cơ quan của Nhà nước thay đổi chính
sách, thận trọng trước khi quyết định như: Dự án đường
sắt cao tốc Bắc-Nam, dự án thay nước Hồ Tây, dự án xây
dựng khách sạn ở Công viên Thống Nhất (Hà Nội), xây dựng
đường trục Thăng Long…
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà báo, Việt Nam
có Hội Nhà báo Việt Nam và các tổ chức Hội Nhà báo các
địa phương với hàng vạn hội viên. Hội Nhà báo Việt Nam là
thành viên của Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và Liên đoàn Báo
chí ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua, tham gia tích cực và đóng góp
xứng đáng vào sự phát triển của báo chí khu vực và thế
giới.
Những người cho rằng "ở Việt Nam, internet bị hạn chế,
bị ngăn cấm" có lẽ họ chưa đến Việt Nam hoặc chưa biết
rằng, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực
về phát triển internet, với hệ thống hạ tầng ngày càng
hiện đại, phát triển đến mọi vùng đất nước, với hơn 28
triệu thuê bao (chiếm 31,5% dân số). Nghị định số
55/2001/NĐ-CP, ngày 23-8-2001 của Chính phủ Việt Nam đã quy
định: "Không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp
các dịch vụ internet…". Thực tế tại Việt Nam đã khẳng
định Nhà nước Việt Nam không ngăn cấm internet. Chúng ta chỉ
ngăn cấm những tổ chức và cá nhân nào lợi dụng internet
để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết
quốc tế; gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các vi
phạm pháp luật khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Lại có ý kiến quy chụp rằng "Phải có báo tư nhân mới là
biểu hiện cụ thể của tự do báo chí". Xin thưa lại với
những tác giả của những ý kiến này rằng: Điều căn bản
cốt yếu nhất của tự do báo chí là báo chí có thực sự là
diễn đàn phản ánh chân thực, đầy đủ được tiếng nói
của mọi người dân, trên mọi phương diện của đời sống
hay không. Những tờ báo hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà
nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp…
ở Việt Nam đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện
vọng chính đáng của tất cả các tầng lớp nhân dân. Vì
vậy, việc ra báo tư nhân là không cần thiết. Mặt khác, không
phải cứ có báo tư nhân mới có tự do báo chí.
Báo chí Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng
dân tộc Việt Nam, cùng nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam, của các
nhà báo Việt Nam được pháp luật và Nhà nước bảo hộ. Đó
là thực tế hiển nhiên không thể xuyên tạc và phủ nhận.
Đỗ Phú Thọ
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9118), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét