sôi gan tím ruột như thế này. Người Trung Quốc một lần nữa
khiêu khích chúng ta và vào lúc này đây tôi nghĩ những gì mà
tôi đã định viết không còn nhiều ý nghĩa. Nhưng tôi sẽ
vẫn viết, tôi muốn viết để bình tâm hơn và suy nghĩ thấu
đáo hơn. Tôi không muốn việc làm của mình bị chi phối bởi
những cảm xúc bốc hỏa lúc này.
Tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn đã dành sự quan tâm đến
bài viết của tôi hai điều:
- Tôi viết những bài này không phải để đối đầu với
những người đã mỉa mai đoàn biểu tình, mà là để tìm
kiếm một tiếng nói chung, sự đoàn kết chung giữa những
người là người Việt Nam với nhau. Bởi điều đau lòng nhất
trong chuyện vừa rồi là chúng ta đã để cho kẻ thù thấy
rằng: dân tộc chúng ta thực sự không đoàn kết. Chắc hắn
những người ở Trung Nam Hải có lý do để vuốt râu cười
khà và tiếp tục uy hiếp chúng ta như ngày hôm nay họ đã làm.
- Những gì tôi viết đơn thuần là chia sẻ cá nhân, những gì
thực sự đã diễn ra bên trong tôi với mong muốn được giải
phóng cảm xúc cá nhân và tìm kiếm sự đồng cảm, không một
phảng phất nào ám chỉ bất kỳ ai, bất kỳ việc gì, cũng
không phải để thể hiện điều gì và càng không phải để
quảng cáo cho lòng yêu nước của tôi.
<h2>Từ một tin nhắn Yahoo...</h2>
Tôi nhận được lời kêu gọi biểu tình qua một tin nhắn spam
trên Yahoo, ngày 31.5.2011. Đó là tin nhắn từ một người bạn
mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chị ta quan tâm đến chính trị
chứ đừng nói là một cuộc biểu tình của chính người Việt
Nam.
Trên các diễn đàn mạng cũng sục sôi những phản ứng giận
dữ của người Việt Nam. Chưa bao giờ tôi thấy chủ đề
"lòng yêu nước" lại trở nên nóng bỏng và gần gũi đến
thế. Trong khi đó, phản ứng của Chính phủ đã có nhiều thay
đổi đáng kể, mạnh mẽ hơn, trực diện hơn. Tất cả những
điều đó làm thức dậy trong tôi bao nhiêu điều, ngổn ngang.
<h2>... đến hành trình vượt qua nỗi sợ hãi</h2>
Điều đầu tiên hiện lên trong tôi khi đọc được tin kêu
gọi biểu tình là: tôi thực sự muốn tham gia. Tại sao lại
không chứ? Tổ quốc đang lâm nguy, giặc ngoại xâm đang gặm
nhấm từng thước vuông trên biển. Tôi đã được dạy dỗ
để chống lại tất cả những điều ấy.
Rất nhanh sau đó, điều thứ hai ập đến, như một con ngáo
ộp khổng lồ, có tên là SỢ HÃI.
Tôi sợ cái gì nhỉ?
Tôi sợ bị bắt, như nhiều người đã bị bắt.
Tôi sợ cuộc sống yên bình của tôi sẽ bị xé nát bởi sự
can thiệp của cơ quan an ninh.
Tôi sợ những cái nhìn dè bỉu của nhiều người sẽ ném cho
tôi hai chữ "phản động". Rồi họ sẽ làm gì? Họ sẽ xa lánh
tôi. Ở đất nước này người ta tối kỵ hai cái chữ đấy,
vì nó thực sự gây rắc rối cho họ.
Cuộc giằng xé trong tôi bắt đầu diễn ra. <strong>Nhưng cũng
rất nhanh, tôi nhận ra những điều còn khiến tôi sợ hãi
hơn.</strong>
Tôi nhận ra và cảm thấy nhục nhã vì trong con người tôi có 2
chữ "HÈN NHÁT". Sự thật là rõ ràng và tôi không thể dùng
từ khác để gọi tên. Tôi hèn nhát vì đã câm lặng bao nhiêu
năm trước hiểm họa mất nước vào tay kẻ thù. Tôi hèn nhát
vì không làm được cái gì khá hơn là chửi đổng. Tôi hèn
nhát vì đã phản bội lại những lý tưởng mà tôi đam mê,
những lý tưởng mà tôi có thể chém gió hàng giờ để khoe
mẽ với người khác rằng tôi hay ho lắm. Tôi hèn nhát vì
chính cái lúc tôi muốn nói lên tiếng nói yêu nước thì tôi
lại tự giật mình lại để đắn đo suy nghĩ. Tôi hèn nhát
đến mức vô liêm sỉ vì tôi đang mặc cả với chính Tổ
quốc của mình.
Tôi nhớ lại lời một thầy giáo của tôi đã nói trên
Facebook: có những người rất đạo mạo, rất tốt, rất hay ho
nhưng chẳng làm được cái gì cho đời. Chao ôi, nó đúng với
tôi một cách kinh khủng.
Tôi nhận ra rằng sau này có con, tôi sẽ không có mặt mũi nào
để dạy cho nó thế nào là quê hương, đất nước, thế nào
là tình yêu quê hương, thế nào là lòng yêu nước. Tôi sẽ
lấy tư cách gì để dạy cho nó những bài học đạo đức
đây? Tôi sẽ trả lời nó thế nào khi nó chất vấn: tại sao
chúng ta lại mất Hoàng Sa và Trường Sa hả bố?
Lẽ nào tôi lại bảo: vì bố hèn nhát, hay né tránh hơn thì
là: vì đất nước mình yếu.
Hay là tôi sẽ bất chấp sự liêm sỉ để rao giảng cho nó
những bài học đạo đức cao cả nhất và tự biến mình thành
một kẻ đạo đức giả?
Tôi nhận ra rằng nếu tôi tiếp tục hèn nhát, tôi sẽ tự tay
phủ nhận tư cách người Việt Nam của mình và không còn xứng
đáng với đất nước này nữa. Mọi lời lẽ đao to búa lớn,
sự phê phán mà tôi nhắm vào Nhà nước và những tiêu cực xã
hội từ xưa đến nay đều trở nên lố bịch và vĩnh viễn
không bao giờ tôi còn có tư cách để đòi hỏi điều gì từ
Nhà nước nữa. Tôi sẽ tự tay giam cầm sự tự do của chính
mình.
Và rồi trong những cuộc vui chơi, hội hè, tôi sẽ lấy tư
cách gì để hát những bài ca yêu nước như tôi vẫn thường
làm đây?
Tôi nhận ra rằng sự mất còn của đất nước chẳng phải là
việc riêng của bà Nguyễn Phương Nga, chẳng phải là việc
riêng của ông Nguyễn Chí Vịnh, nó chính xác còn là việc của
tôi. Nếu độc lập chủ quyền cho đất nước tôi rẻ mạt
đến mức chỉ cần ngồi im cũng có người mang đến thì nó
không phải là thứ độc lập chủ quyền mà tôi mong muốn, và
có đến 99% khả năng nó là hàng Tàu.
Tôi nhận ra một điều rằng cách xử sự của tôi ngày hôm nay
sẽ định hình chính bản thân tôi trong tương lai. Hậu thế
sẽ phán xét tôi thế nào đây? Lịch sử nào có ở đâu xa,
việc chúng ta làm hôm nay, ngày mai nó đã thành lịch sử. Mỗi
việc làm của chúng ta đều sẽ được lịch sử ghi lại và
phán xét.
Tôi sợ tất cả những điều đó hơn là cái con ngáo ộp đang
đe dọa tôi. Trong vô vàn những giải pháp để thoát khỏi sự
hèn nhát, tôi lựa chọn giải pháp đi biểu tình. Hành trình
vượt qua nỗi sợ hãi đó chóng vánh và đơn giản hơn nhiều
so với tôi tưởng, bởi quá đơn giản để nhận ra thiệt hơn
giữa hai cách xử sự. Tôi không biết tương lai của tôi sẽ ra
sao, hiện tại tôi chỉ nhận thức được đến như thế.
Sau khi đọc xong bài viết chắp vá và rời rạc này, tôi rất
mong bạn vẫn nhớ những điều tôi đã lưu ý ở phần đầu
bài viết. Xin cảm ơn !
<em><strong>Nhiều Chuyện 3: Đi biểu tình thì được cái
gì?</strong></em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9046), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét