ngày, có nghỉ trưa. Gọi là làm việc nhưng thực chất là một
cuộc thẩm vấn.
Tôi thấy ngạc nhiên khi trong giấy mời ghi mục đích là
"<em>để làm rõ một số vấn đề liên quan đến ANQG (an ninh
quốc gia)</em>". Kinh quá.
Điều này tôi chờ đợi đã lâu. Không phải vì nghĩ rằng
mình vi phạm pháp luật nên sẽ bị hỏi đến mà tôi đã hiểu
cách làm việc của cơ quan an ninh trước những việc như thế
này.
Nội dung xoay quanh <a
href="http://nguyentrongtao.org/2011/03/14/d%C6%A1n-xin-tr%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-cho-ong-cu-huy-ha-vu/">lá
đơn xin trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ</a> và 2 cuộc trả
lời phỏng vấn đài Á châu tự do và Chân trời mới của tôi.
An ninh tập trung vào việc phân tích việc làm của Ts CHHV để
kết luận ông bị kết án như vừa rồi là đúng. Nói chung
những luận cứ đưa ra tôi đã được đọc nhiều lần trên
báo chí Nhà nước.
Buổi làm việc lúc ôn hoà, lúc căng thằng. Căng thẳng hơn vào
thời gian cuối.
Họ yêu cầu tôi làm 2 việc:
- Viết bài cải chính, bác bỏ lại quan điểm cho rằng TS CHHV
là vô tội.
- Rút lá đơn đã đăng trên mạng xuống.
Tôi nói, tôi sống bằng ấy năm, qua bao nhiêu ông thầy dạy,
đọc bao nhiêu sách cùng với bao nhiêu chiêm nghiệm mới hình
thành nên tính cách và nhận thức của tôi bây giờ. Không có
lẽ chỉ một buổi gặp an ninh mà tôi thay đổi được.
Nếu tôi cải chính, sẽ không ai tin tôi thực sự thay đổi về
nhận thức mà người ta chỉ cho rằng, tôi bị an ninh ép mà
thôi. Điều này không tốt cho các anh, còn tôi thì bị khinh
bỉ.
Câu trả lời của tôi được ghi trong biên bản là:
<strong>KHÔNG</strong>.
Tôi biết những người ký tên vào bản kiến nghị xin trả tự
do cho công dân Cù Huy Hà Vũ sẽ lần lượt bị thẩm vấn. Ai
thiếu kiến thức pháp luật hoặc quá sợ hãi thì có thể xin
rút chữ ký với lý do bị mạo danh hoặc do đã "nhận thức
lại".
Quan điểm của tôi: Những gì pháp luật không cấm thì được
phép làm.
Bị căn vặn quá nhiều, tôi bảo: "Bây giờ, nếu còn muốn
biết thêm về hành vi của tôi hay những gì liên quan thì các
anh hỏi nốt. Nhưng tôi sẽ không trả lời tư tưởng tôi làm
sao, tôi suy nghĩ như thế nào nữa. Các anh không thể truy bức
tư tưởng tôi. Không thể tẩy não tôi được. Nếu tôi vi
phạm pháp luật thì đã có pháp luật xử lý".
Họ đưa ra một số lời khuyên. Tôi bảo tôi ghi nhận nhưng
không thể hứa hẹn gì.
Tôi nhanh chóng ký xác nhận lá đơn, bài báo do tôi viết mà
họ in ra.
Tôi nói: "Vì nhiệm vụ, các anh phải làm, tôi thông cảm,
chỉ đề nghị các anh đừng làm điều gì hại đến những
người yêu nước chính trực".
Dù kết quả buổi làm việc là thế nhưng tôi xác nhận rằng,
các anh an ninh đã làm việc tận tụy và hết sức mình. Tuy có
lúc gay gắt nhưng không có ý đe dọa tôi. Tôi rất lấy làm
tiếc vì không thể đáp ứng yêu cầu của các anh. Mong rằng
các anh không bị cấp trên trách cứ. Tôi cũng mong cùng là
người yêu nước với nhau, ta nên tôn trọng cách yêu nước
của mỗi người. Không nên bắt người khác phải suy nghĩ
giống mình.
Biển Đông một lần nữa dậy sóng. Trung Quốc vừa tiến thêm
một bước vô cùng liều lĩnh trong âm mưu thôn tính nước ta.
Đây mới là chuyện liên quan đến an ninh quốc gia. 90 triệu con
dân Việt (kể cả đồng bào hải ngoại) đang sục sôi. Đó là
mối quan tâm nhất vào lúc này. Không nên mải mê với chuyện
trấn áp những người khác chính kiến.
Tường Thụy
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8932), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét