Nguyễn Thị Tuyết - Bành trướng Bắc Kinh

Ngày nay danh từ này ít được ai nhắc đến, sau những
năm 90, trong nước lại ít nghe đến. Thời gian đang tiến dần
đến sự phát triển đất nước, từ nghèo hèn lạc hậu, mặc
dù lịch sử hơn 5.000 năm. Thế nhưng Trung Quốc chưa được
đứng lên thứ hạng những cường quốc thời điểm bấy giờ,
nên phải nộ lực về mọi mặt để sánh ngang hàng với các
nước phương Tây, đó là mộng bá chủ thế giới. Và họ nằm
yên nhất cử nhất động trong thời gian này.

Tư tưởng bành trướng này vẫn theo họ đến ngày
nay, họ phải giẫm lên trên biết bao nhiêu sinh mạng từ trong
và ngoài nước hàng mấy nghìn năm qua. Nói đến sự kiện
Thiên An Môn, từ thời gian trong nước, hầu như học sinh sinh
viên chúng tôi không có thông tin nào về sự kiện này, những
năm ấy. Ngày nay, khi sống ở nước ngoài thì sự kiện này
được lập đi lập lại hàng năm trên các phương tiện truyền
thông như là một thảm họa nhắc nhở Trung Quốc về sự thảm
sát sinh viên hàng loạt này. Nói sơ qua về cuộc biểu tình ở
quảng trường Thiên An Môn năm 1989, chính phủ tuyên bố thiết
quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe
tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường
Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người
biểu tình, hay thảm sát quảng trường Thiên An Môn. Cuộc xô
xát ngày 4 tháng 6, hay tình trạng náo động từ mùa Xuân tới
mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Trung Quốc, là một loạt những
vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt
động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15
tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do
bất bình về tham nhũng của chính quyền, nhưng cuộc đụng
độ đã khiến con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 4000- 10.000
người bị thương.

Bối cảnh và những cuộc phản kháng hàng lọat liên tiếp xảy
ra sau đó, sự lên tiếng của các phương tiện truyền thông
trong nước cũng như phương Tây về hành động này.

Các học giả đã chỉ ra rằng tuy nhiều người ở Châu Âu và
Châu Mỹ đánh giá các sự kiện đó theo các quan điểm văn hóa
của riêng họ, phong trào này không tách biệt khỏi văn hóa
Trung Quốc là khởi nguồn của nó. Đây không phải là một
cuộc thể hiện của chủ nghĩa tự do tư sản mang hơi hướng
dân chủ kiểu phương Tây. Như một nhà sử học đã lưu ý
"<em>Các sinh viên đưa nguyên tắc thống nhất lên trên tất cả
các quy luật chính khác, trong khi nhận thức về dân chủ của
họ không cho phép một sự cạnh tranh tự do giữa các ý tưởng
khác nhau và chính nó mang khuynh hướng chủ nghĩa ưu thế. Theo
nhiều cách, các sinh viên trong sự kiện năm 1989, như các học
giả Khổng giáo truyền thống, tiếp tục chấp nhập rằng
quyền chỉ huy xã hội thuộc về một nhóm ưu thế có đạo
đức và có giáo dục</em>". Một poster được treo lên trong
những cuộc phản kháng tháng 4 thể hiện tình cảm chung của
những người phản kháng rằng người dân nông thôn không phải
là lực lượng nắm quyền lực hàng đầu mà "<em>ít nhất các
công dân đô thị, các trí thức và các thành viên Đảng Cộng
sản đã sẵn sàng cho dân chủ như bất kỳ một công dân nào
sẵn sàng sống trong các xã hội dân chủ. Vì thế chúng ta
phải tiến hành dân chủ toàn diện bên trong Đảng Cộng sản
và bên trong các vùng đô thị</em>". Chủ nghĩa ưu thế thành
thị này đã làm ảnh hưởng tới việc khuấy động phong trào
tại các vùng nông thôn.

Ở nước ngoài, can thiệp quân sự là một chỉ trích nặng
nề. Một số biện pháp đối phó được đưa ra, một trong
những hành động chính là một lệnh cấm vận về bán vũ khí
cho Trung Quốc của Liên Hợp Quốc. Hoa Kỳ quyết định chấm
dứt hợp tác quân sự và tình báo với Bắc Kinh và hai trạm
nghe, dọc theo biên giới Nga.

Chính phủ Mỹ, kéo dài thời gian thị thực của sinh viên Trung
Quốc định cư tại Hoa Kỳ. Pháp đã quyết định ngừng quan
hệ với Trung Quốc, thị trường chứng khoán châu Á phản ứng
bằng cách xuống điểm giá chứng khoáng của Trung Quốc thời
điểm bấy giờ.

Trong khi lên án gần như thống nhất ở phương Tây, một số
nước, đặc biệt là ở châu Á, hầu như im lặng về sự
kiện này. Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cho truyền hình để
dành một phạm vi bảo đảm tối thiểu của sự kiện này,
không gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Trung Quốc. Bắc Triều
Tiên, Cuba, Tiệp Khắc và Đông Đức giữ mối quan hệ với
Trung Quốc, sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài ở một số
thành phố Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Châu Á phản ứng mạnh
mẻ vấn đề nêu trên thời điểm đó.

Ngày nay, nhiều người cho rằng với sự phát triển kinh tế,
Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa về quân sự, quân
đội Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí mới, song
mục đích chủ yếu là để bảo vệ chủ quyền của đất
nước. Đấy không phải là một sự lựa chọn của chúng tôi.
Chúng tôi không theo đuổi tham vọng bá quyền. Chúng tôi không
bao giờ có ý định đe dọa bất cứ nước nào. Trung Quốc
trấn an các nước láng giềng, nghe buồn cười sao. Mỹ không
muốn kiềm chế Trung Quốc về tình hình Biển Đông?, vì những
quan ngại kinh tế hiện nay giữa họ.

Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cũng như Tây Tạng,
bắn chết ngư dân, là hành động tàn sát như xưa kia của họ,
xâm phạm vùng đặc quyền của Philipine, Malaysia cho rằng Châu
Á không nên lựa chọn Trung Quốc hay Mỹ. Malaysia thực chất
cũng chỉ là phần lớn người Trung Quốc mà thôi.

Qua hơn 22 năm, nhìn lại thời gian đó, sinh viên Trung Quốc
nghĩ gì? Tại Bỉ, các trường Đại Học lớn tại thủ đô,
rất nhiều sinh viên từ Trung quốc sang, Sinh viên Trung Quốc nói
gì? Họ chẳng biết và chẳng quan tâm đến sự kiện này, vì
họ đâu biết hết sự kiện xưa kia, mà chỉ cha mẹ họ mới
biết được.

Cá nước phương Tây ngày nay, cũng không còn xem thương đối
thủ Trung Quốc, các sự kiện thể thao Olympic 2008, Tennis Roland
Garros 2011, về diễn viên điện ảnh tại Cannes 2011, cũng như
các sự kiện tích cực hay tiêu cực khác vv.

Tuổi trẻ ngày nay trong và ngoài nước, cũng đã nhận thức
rất rõ vấn đề xâm phạm của Trung Quốc từ những năm qua
và họ cũng không còn im lặng mà hành động cụ thể qua các
cuộc biểu tình rầm rộ tại lãnh sự Trung Quốc trong và ngoài
nước, những bài báo trong nước cũng lên tiếng chứ không còn
bưng bít như xưa kia. Hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ không là
cường quốc độc đoán và bảo thủ trên thế giới những năm
sau này. Bành trướng sẽ mất đi vĩnh viễn trong lòng chúng ta
cũng như trên thế giới. Trung Quốc chỉ là một nước đông
dân bình thường và không là cường quốc. Các nước trên thế
giới, sẽ bài trừ mộng bành trướng kia của Trung Quốc chứ
không riêng gì các nước bị đe dọa như Việt Nam.

Nguyễn Thị Tuyết
Brussels, June 2011

Tham khảo:
http://fr.wikipedia.org/wiki/Manifestations_de_la_place_Tian%27anmen

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9020), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét