Lưu Mạnh Anh - Ông Nguyễn Phú Trọng thăm Lào, "một đổi mới & may mắn" cho đất nước?

Trên các trang báo trong nước, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng giữ
ghế TBT, các bài báo có liên quan đến ông, đa số đều dùng
cụm từ "Tổng bí thư - Chủ tịch Quốc hội". Điều này hoàn
toàn bình thường, vì ông hiện đang giữ hai vị trí.

Nhiều người còn nhớ, khi đắc cử trong vai trò Chủ tịch
Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn Trung Quốc là Quốc
gia đầu tiên để viếng thăm chính thức (1).

Chỉ một tháng sau ngày nắm ghế Tổng bí thư ĐCSVN, ông
Nguyễn Phú Trọng đã cử đặc phái viên Hoàng Bình Quân sang
Trung Quốc(2) để: "chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sang
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam", Hồ Cẩm Đào đã đáp
lời: "cảm ơn sâu sắc về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng cử Đặc phái viên sang thông báo trực tiếp, kịp thời
cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về kết quả của
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện sự coi
trọng cao độ của Tổng bí thư và các lãnh đạo Việt Nam
đối với việc tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai
nước".

Hẳn chúng ta cũng không quên, trong đại trọng án Vinashin, ông
Trọng đã từng tuyên bố công khai trước toàn thể đại biểu
Quốc hội và được truyền hình trực tiếp: lập Ủy ban
điều tra thuộc Quốc hội có thể "làm rối tình hình, khó làm
việc"(3), bất chấp đại biểu Nguyễn Minh Thuyết quyết liệt
đề nghị và nhận được đồng tình từ nhiều đại biểu
khác.

Ngoài ra, ông Trọng cũng từng tuyên bố "tình hình biển Đông
không có gì mới" khi Quốc hội đề cập phải đưa vào chương
trình nghị sự về việc Trung Quốc ngày càng bắn giết nhiều
ngư dân Việt Nam.

Theo Ban đối ngoại trung ương ra thông báo ngày 13/6/2011,ông
Nguyễn Phú Trọng cùng với vợ sẽ viếng thăm chính thức
CHDCND Lào từ 20 - 22/6/2011(4). Thông lệ ngoại giao giữa các
nước, khi các nguyên thủ quốc gia viếng thăm luôn đưa phu
nhân cùng đi theo, mà sau này phía Việt Nam cũng thực hiện
tương tự với thế giới văn minh. Đây là việc bình thường
trong quan hệ tầm quốc tế. Tuy nhiên, đó không phải là
truyền thống của những người CS, tiền nhiệm của ông Trọng
là ông Nông Đức Mạnh, khi viếng thăm Trung Quốc với tư cách
là TBT cũng không đưa vợ đi cùng (5), theo phong cách của các
vị tiền nhiệm như: Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười...

Nhìn lại các Quốc gia theo chế độ CS, cho tới nay đếm trên
đầu ngón tay có lẽ chỉ còn: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc
Hàn và Lào. Hẳn nhiên, dù là chế độ CS như nhau, nhưng từ
khá lâu Cuba và Bắc Hàn có vẻ không mặn nồng gì với Việt
Nam lắm. Vậy ra, chỉ còn Lào và Trung Quốc để đích thân
một TBT vừa nhậm chức non 6 tháng lựa chọn cho chuyến thăm
là điều dễ hiểu trong tình hình "nước sôi lửa bỏng" hiện
nay.

Lào ngày nay là Quốc gia dường như trở thành mảnh đất màu
mỡ cho Trung Quốc "tung hoành ngang dọc" (6). Cách đây không lâu,
tháng 7/2010, Lào và Trung Quốc "hứa hợp tác quân sự chặt
chẽ" (7), trong đó: "Thủ tướng họ Ôn nêu lên sự cần thiết
hợp tác chặt chẽ về chính trị, thương mại, kinh tế, văn
hóa và quốc phòng giữa hai quốc gia", song song đó, Bộ trưởng
Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cũng gặp Bộ trưởng
Quốc phòng Lào và hai ông đã ký một thỏa ước hợp tác",
mặc dù nội dung hợp tác là gì không được nêu ra. Bên cạnh
đó, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai với số vốn
đầu tư vào Lào lên đến 2,71 tỉ USD (Việt Nam là nước lớn
thứ nhất đầu tư vào Lào với mức 2,77 tỉ USD) (8). Hiệu số
giữa Việt Nam và Trung Quốc đầu tư vào Lào rất nhỏ nhoi
(chỉ có 60 triệu USD), nếu cập nhật thống kê mới nhất, con
số này có lẽ đã thay đổi khá nhiều, và không lấy gì ngạc
nhiên nếu ngôi vị đầu tư số một đã thuộc về Trung Quốc,
trong tình hình kinh tế Việt Nam tồi tệ nhất tính từ năm
ngoái.

***

Dư luận trong ngoài nước đều nghiêng về nhận xét ông
Nguyễn Phú Trọng là người thân Trung Quốc, mà một trong các
nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng - Nguyễn Thanh Giang đã phê
phán khá nhiều và rất mạnh mẽ.(9)

Câu hỏi được đặt ra, tại sao ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm
Lào vào lúc này?

Cần nhắc lại:

- Ngày 26/5/2011 TQ cho cắt cáp tàu Bình Minh2.
- Ngày 05/6/2011 biểu tình tại HN và SG lần nhất.
- Ngày 09/6/2011 cắt cáp tàu Viking2.
- Ngày 12/6/2011 biểu tình tại HN và SG lần hai.
- Ngày 13/6/2011 Ban đối ngoại trung ương ra thông báo về
chuyến thăm Lào của ông Nguyễn Phú Trọng.

***

Nhớ lại cuộc gặp tại Thành Đô và những gì liên quan đến
trước, trong và sau cuộc gặp này để từ đó dẫn đến quan
hệ bình thường hóa Việt - Trung, chúng ta lần giở lại tư
liệu tham khảo cũ từ trang talawas.org, qua bài dịch của Lý
Nguyên thử suy ngẫm:

- "Nhân sĩ bí mật xuất hiện trước sứ quán đưa mật thư".

- "Cuộc gặp gỡ bí mật Thành Đô".

(trích từ "Nội tình cuộc gặp gỡ Thành Đô của các nhà lãnh
đạo Trung - Việt: Nguyễn Văn Linh bỏ qua Nguyễn Cơ Thạch gặp
Giang Trạch Dân" do Lý Nguyên dịch)(10)

Bài này cho thấy: LÀO TRỞ THÀNH CHIẾC CẦU NỐI GIỮA TRUNG
QUỐC VÀ VIỆT NAM vào lúc bấy giờ để hai bên có thể nói
chuyện với nhau trong tình hình nội bộ phía Việt Nam mâu
thuẫn nghiêm trọng.

Liệu lịch sử có lặp lại dưới hình thức khác khi liên
tưởng đến chuyến đi sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng?

Mặt khác, vai trò của TBT trong vài năm trở lại đây, dường
như ngày càng "hết thiêng" trong bối cảnh chế độ CS chỉ còn
vài nước "loe hoe". Phải chăng, đó là một trong những lý do
mà ĐCSTQ đã hợp thức hóa cho Hồ Cẩm Đào vị trí Tổng bí
thư kiêm Chủ tịch nước để "chính danh thuận ngôn" trong quan
hệ Quốc tế?

Liệu chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng có dính líu gì cho
"chức danh kép" này không, khi mà chỉ còn khoảng một tháng
nữa, Quốc hội khóa XIII nhóm họp chính thức để chọn ra
những lãnh đạo cấp cao?

Người ta cũng không quên ông Nguyễn Trung (Cựu Đại sứ Việt
Nam tại Thái Lan)đã cho rằng (12):

"Đại hội kiến nghị và Quốc Hội quyết định bầu Tổng bí
thư làm Chủ tịch nước, thì đây sẽ là một đổi mới và
cũng một may mắn cho đất nước".

Nếu ý kiến của ông Nguyễn Trung được Quốc hội khóa XIII
xem là "đổi mới & may mắn cho đất nước", không còn gì khác
hơn ngoài hai chữ: THẢM HỌA.

Nếu sau chuyến đi thăm Lào của ông Trọng và tiếp đến Quốc
hội có động tác như ông Nguyễn Trung suy nghĩ, xem như Trung
Quốc hoàn toàn làm chủ đất nước này!!!

***

Bang giao Việt - Trung không có gì là ấm êm ít nhất hơn trăm
năm nay, kể từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp
(13). Tuy thế, Ông Cha chúng ta đã bằng mọi nỗ lực và trí
tuệ để giữ vững lãnh thổ được toàn vẹn. Vậy, mỗi con
người Việt Nam ngày nay đều phải có trách nhiệm, trong khả
năng (dù ít ỏi nhất) để cùng nhau bảo vệ từng tất đất,
từng mét biển Việt Nam.

Người Việt Nam quyết không bao giờ để cho bất kỳ kẻ nào
mang dã tâm đầu lụy ngoại bang để dâng hiến mảnh đất
THIÊNG LIÊNG này.

Hãy cùng nhau lên tiếng: VIỆT NAM MÃI TRƯỜNG TỒN!

Lưu Mạnh Anh

http://vietbao.vn/The-gioi/Chu-tich-Quoc-hoi-Nguyen-Phu-Trong-tham-Trung-Quoc/40195130/159/
(1).

http://bee.net.vn/channel/1987/201102/ong-Ho-Cam-dao-tiep-dac-phai-vien-TBT-Nguyen-Phu-Trong-1790300/
(2)

http://www.baomoi.com/Lap-them-uy-ban-dieu-tra-Vinashin-co-khi-lai-roi-viec/121/5259198.epi
(3)

http://gafin.vn/2011061310325786p0c33/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-lao-tu-20226.htm
(4)

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tong-bi-thu-Nong-Duc-Manh-tham-Trung-Quoc/10749062/157/
(5)

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Ho-So-Quoc-Te/Trung-Quoc-Tung-Hoanh-O-Lao.html
(6)

http://www.voanews.com/vietnamese/news/china-laos-7-22-10-99066689.html (7)

http://bee.net.vn/channel/1983/201104/Hang-ty-uSd-cua-Trung-Quoc-se-chay-vao-Lao-the-nao-1796718/
(8)

http://danluan.org/node/6651 (9)

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13690&rb=0401 (10)

http://quechoa.info/2010/12/11/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng/ (11)

http://danluan.org/node/6591 (12)

http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/533-ai-s-ky-tranh-chap-chu-quyen-tai-bien-ong
(13)


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9094), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét