của chủ nghĩa thực dân, tổ quốc chính thức bước vào một
trong những thời kỳ đen tối nhất của nền tự chủ sau một
ngàn năm kể từ khi họ Khúc bắt đầu gây dựng. Để rồi
hơn một trăm năm sau đó, đất nước quằn mình trong khói lửa
đi tìm độc lập, khúc tang thương và bi hùng tưởng đã chấm
dứt thì nay lại hiện hữu hơn bao giờ hết. Phải chăng đã
đến lúc chúng ta cần thay đổi lòng yêu nước.
<h2>Lòng yêu nước vò vẽ</h2>
Nhà Nguyễn thống nhất giang sơn, mở rộng bờ cõi có
một sự ảnh hưởng lớn nhất mà các triều đại phong kiến
chưa làm được, công lao trời biển đó vẫn không thể nào
giúp họ cản bước nền văn minh phương Tây đổ ập xuống
dải đất cong cong hình chữ S. Hẳn vua quan nhà Nguyễn phải
đau đớn lắm, quở trách lắm khi mà binh sỹ và dân chúng
kháng trả một cách cực kỳ yếu ớt. Nguyễn Tri Phương ba
lần nắm giữ trọng trách chỉ huy quân đội với những thành
trì kiên cố như Đà Nẵng, Gia Định hay Hà Nội cuối cùng
chết trong tay giặc Pháp. Tôn Thất Thuyết và đại gia đình
kháng Pháp Cần Vương nhưng chỉ nhận lại sự tang thương khi
các người con cũng lần lượt ngã xuống và chết trong sự
bất lực. Hoàng Diệu tự mình tuẫn tiết chỉ vì mấy chục
tay súng tiến vào cửa bắc. Chính quyền đã hoàn toàn thất
bại trong việc dẫn dắt dân chúng đứng lên đấu tranh, xét
cho kỹ đó là một điều tất yếu sau đằng đắng năm cai
trị khốc liệt và ẩn mình trong góc văn hóa mê muội.
Trong gần hai chục năm cuối XIX đầu XX im ắng để cảm
nhận sự cai trị từ một nền văn minh khác, các bậc sỹ phu
đã đứng lên rồi bế tắc trong con đường dò dẫm nền độc
lập. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền, Nguyễn An
Ninh,... tất cả đều gục ngã vì công cuộc đấu tranh luôn
nằm trong thế bị động và chịu sự chi phối của đế quốc
cai trị.
"Không thành công cũng thành nhân", "tiếng bom Sa Diệm", "bạo
động Thái Nguyên", "binh biến Đô Lương",... là bức tranh chân
thực nhất cho lòng yêu nước vò vẽ.
Khúc quanh cuối cùng cũng có lời giải đáp, Nguyễn Ái
Quốc đã chính thức đưa chủ nghĩa cộng sản và quốc tế III
giải cứu nền độc lập. Giành thắng lợi nhờ thời cơ thế
giới tạo ra, quá dễ dàng và nhanh chóng vào tháng 8 năm 45 như
một điềm báo cho máu và nước mắt mà dân tộc được dẫn
dắt sau đó. Không có tài lực bên trong, chỉ bằng lòng yêu
nước và da thịt tất nhiên phải dựa dẫm bên ngoài, đến
nỗi khi đồng minh "tháo chạy" hay "sụp đổ" chúng ta được
ăn bo bo và cơm độn sắn. Chủ nghĩa cộng sản không có tội,
nền độc tài họ Ngô không có tội, cái tội đó là của lòng
yêu nước.
<h2>Sự vô ơn</h2>
"<span class="underlined-text">Tướng là chim ưng, dân lính là vịt,
lấy vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ</span>". Ô hay! đất
nước là của dòng họ ta, của ta góp công gây dựng nên, tham
thì đã có sao? Đại thần cứu quốc Trần Khánh Dư phỉ nhổ
vào lòng yêu nước mà quân dân nhà Trần đã hy sinh để mà có
được. Câu hỏi là, trước tình thế nòng súng đang chĩa vào
ngư dân và Trường Sa liệu dân chúng có tiếp tục bị quy ngã
nữa hay không.
Câu trả lời cá nhân tôi tự tin mà nhận trách nhiệm:
chắc chắn là có.
Trong bản tuyên ngôn độc lập ngày mồng hai tháng chín
chứa đầy những lời hứa, phê phán, niềm tin và tinh thần
tiến bộ; bản hiến pháp đầu tiên của quốc hội dân cử quy
định rõ ràng cho chính sách cai trị nhân bản mang tinh thần
xây dựng quốc dân, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đánh
giá cao mọi đóng góp của các đảng phái chính trị và các
tầng lớp nhân dân, lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 82
nêu rõ bản chất của chính quyền Bắc Kinh,.... nhưng đến hôm
nay tổ quốc là của những người cộng sản độc tôn lãnh
đạo, không một ai có quyền gây dựng một trào lưu ái quốc
mới; cải cách ruộng đất có làm sáng tỏ lên tính chất giai
cấp được đóng góp; nhân văn giai phẩm có cho ta thấy ánh
sáng của tự do; bốn tốt và mười sáu chữ vàng có làm thôi
đi nỗi đau mất mát của hàng vạn chiến sỹ nhân dân đã ngã
xuống.
Xin lỗi, tôi không tin vào lòng yêu nước.
Nếu ngày mai có chiến tranh
Tất nhiên tôi và các bạn lại lên đường cứu quốc,
rất có thể những anh hùng lại tỏa sáng, những lời hịch
năm xưa lại đột nhiên xuất hiện. Lòng yêu nước trỗi dậy
và sục sôi khí thế, tổ quốc chúng ta, tổ quốc cũng những
người con vốn quen bị đùa dỡn.
Đi
Mai chúng ta đi
Đi cho thỏa lòng yêu nước
Đi cho biết máu và hoa
Đi cho quên những vấn vương cùng tận
Đi cho nơi ấy có tình yêu lý tưởng
Đi cho hết ruột gan nước Nam không có làm nô lệ.
Đến
Đến những nơi vô ngã
Đến những con tàu chìm đắm
Đến những mảnh đất thêm đượm màu bô xít
Đến làm rạng rỡ tổ tông một thời hùng kiệt
Đến cho tự do lấp lóe thiên đường.
Ngẫm
Ngẫm cho ta biết mình đã trải
Ngẫm cho đời nghịch cảnh hủa tương lai
Ngẫm cho lòng yêu nước bật khóc trong khúc quanh lịch sử.
Tổ quốc của ta
Tổ quốc của những người con đến đoạn trường lóc cóc
Nỗi và Niềm
Gửi lại
Sự vô ơn!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8986), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét