Đề thi 'vượt vũ môn' vào lớp 1 của trường Đoàn Thị Điểm mắc nhiều sai lầm

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/8917">Hoa mắt với đề thi
'vượt vũ môn' vào lớp 1</a></li>
</ul></div>
Trong tiếng Anh có câu "Monkey see, Monkey do" để chỉ việc bắt
chước làm một chuyện gì mà không hiểu nền tảng triết lý
hay thực nghiệm, chức năng vận hành, và hậu/kết quả của
nó. "Thạc Sỹ Ngu" nói đúng là đây là một số bài trắc
nghiệm trí thông minh phi ngôn ngữ. Tuy nhiên tôi xin phép
được trình bày những điểm sai lầm trong việc sử dụng cách
trắc nghiệm này theo kiểu VN:

Các điểm đầu sai lầm mang tính xã hội và cách sử dụng

<strong>1.</strong> Trắc nghiệm trí thông minh ở lứa tuổi này
thường chỉ dùng với 2 mục đích: xác định những trẻ bị
chậm trí cho chương trình khuyết tật (special education program)
và những trẻ có thiên tư cho chương trình thần đồng (gifted
and talented education program). Việc trắc nghiệm này chỉ được
tiến hành khi có yêu cầu của cha mẹ hay đề nghị của nhà
trường; trong trường hợp sau phải có sự đồng ý của cha
mẹ.

2. Việc trắc nghiệm này lại được tiến hành một cách đại
trà để tuyển lựa học sinh vào học lớp 1, như vậy là có
sự phân biệt trong việc đối xử (discrimnation). Nếu không
phân biệt đối xử vì màu da, sắc tộc, tôn giáo, v.v... thì
cũng không được phân biệt vì sự khác biệt trong trí thông
minh. Việc thi tuyển dùng bài kiểm tra khả năng học vấn khác
thi tuyển dùng bài trắc nghiệm trí thông minh. Trẻ phải
được có cơ hội đồng đều học tập trong một chương trình
tôn trọng sự khác biệt của trẻ. Đó là tính đa nguyên và
dân chủ trong giáo dục.

Các điểm sai lầm sau mang tính chuyên môn học thuật:

3. Các bài thi ở trên thực sự kết hợp 2 loại trắc nghiệm
khác nhau chứ không chỉ trắc nghiệm trí thông minh phi ngôn
ngữ (nonverbal ability/intelligence). Nhóm câu thứ nhất (chẳng
hạn câu 3) nhằm trắc nghiệm tư duy phi ngôn ngữ (nonverbal
reasoning) qua khả năng nhận diện tập hợp (category) hay tương
quan (relations) -- tương tự bài Picture Concept của bộ WISC-IV,
khả năng nhận diện mô hình (pattern) – tương tự bài Matrix
Reasoning của bộ WISC-IV, và khả năng nhận diện phần thiếu
của một hình vẽ -- tương tự bài Picture Completion của bộ
WISC-IV. Nhóm câu thứ hai (câu 7) cũng để đo khả năng tư duy
phi ngôn ngữ về thứ tự và diễn tiến (sequential reasoning) --
tương tự bài Picture Arrangment của WISC-III nhưng nay đã bị bỏ
trong WISC-IV, nhưng trong bài thi này lại yêu cầu trẻ kể
chuyện (oral expression) tức là đo một khả năng khác. Trong bài
thi ở VN trên, câu 4 và 6 thật ra không phải đo trí thông minh
hay tư duy phi ngôn ngữ mà đo khả năng xử lý thông tin thị
giác (visual-perceptual/processing skills) tương tự bài Visual Closure
của bộ Test of Visual Perceptual Skills (TVPS).

4. Vì độ xác thực (validity) và tin cậy (reliability) theo xác
suất của từng bài trắc nghiệm (subtest) không cao nên người
chuyên viên trắc nghiệm bao giờ cũng được khuyến cáo chỉ
dung điểm tập hợp các bài (composite score) chẳng hạn điểm
chung của 4 bài Bloc Design, Picture Concepts, Matrix Reasoning, và
Picture Completion để tính chỉ số tư duy nhận thức (Perceptual
Reasoning Index-PRI) chứ không dùng điểm của từng bài (subtest
score) để biểu thị khả năng của trẻ được trắc nghiệm.
Thậm chí một số nghiên cứu khuyến cáo chỉ nên dùng chỉ
số trí thông minh chung (Full Scale IQ như cách gọi của bộ WISC)
chứ các các chỉ số cùng từng cụm bài cũng không có độ tin
cậy và xác thực cao.

5. Bài trắc nghiệm sử dụng để tuyển sinh lớp 1 ở VN trên
gồm những câu trắc nghiệm lấy ở bài này bài kia trong các
bộ trắc nghiệm mà không theo một thứ tự có ý nghĩa (theo
độ tuổi/cấp lớp) nào cả và không thể dùng để tính chỉ
số thông minh được vì nó vi phạm tính xác thực về kết
cấu và nội dung (construct validity và content validity). Nó sẽ
chỉ cho ra một chỉ số không sử dụng được để tiên đoán
khả năng thực của trẻ khi đi học và so sánh trẻ với các
trẻ khác (predictive validity).

Cái khổ của dân tộc chúng ta trong bao nhiêu năm qua là được
các bộ óc "vĩ đại" mang đủ thứ hổ lốn trên thế
giới, thậm chí rác rưởi thế giới đã vất vào sọt rác,
về xào nấu lung tung rồi bắt cả dân tộc ăn. Bây giờ tình
trạng ngộ độc xem ra không còn phương cứu chữa trong tất
cả mọi lãnh vực. Cầu mong chúng ta đừng tiếp tục bị
"choáng" "sợ" "nể" những trò học sót, học lóm,
học vẹt như thế này nữa.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8964), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét