nào xảy ra khi ứng viên mĩ miều Hồng Ánh không có tên trong
danh sách trúng cử đại biểu QH khoá XIII. Trong khi đó, người
giàu nhất Việt Nam, ông Đặng Thành Tâm đã chính thức giành
ghế nghị sĩ sau khi đạt tỷ lệ 57,85% số phiếu hợp lệ.
Rất có thể cùng với 35 doanh nhân khác, ông Tâm, cùng với
một nhân vật đáng chú ý là Hoàng Hữu Phước và 34 doanh nhân
khác sẽ có dịp bắt tay thủ tướng (chứ không phải chất
vấn) tại nghị trường.
36 doanh nhân trúng cử có vẻ là một con số đẹp. Và
việc xuất hiện số doanh nhân kỷ lục, trong đó có người
giàu nhất Việt Nam, trong Quốc hội đang cho thấy ngày càng rõ
rệt hơn mối quan tâm của các nhà lãnh đạo đối với sự
ổn định kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang
phải đối phó với tình trạng lạm phát triền mien mà chỉ sau
5 tháng của năm 2011 đã gần gấp đôi chỉ tiêu QH phê chuẩn.
(Liệu số lượng lớn các doanh nhân trong QH có khiến chất
lượng chỉ tiêu cũng như các lời hứa, các cam kết có được
nâng lên hay không thì còn cần thời gian mới có thể trả
lời). Số lượng lớn các doanh nhân đắc cử cũng là một
biểu hiện cho sự thay đổi cách nhìn nhận của những người
cầm lá phiếu với tầng lớp vẫn được mặc định suốt từ
thời kỳ bao cấp là "con buôn". Có vẻ cử tri đã gửi
gắm nhiều hy vọng hơn đối với những người nắm trong tay
tiên bạc, để có thể tạo ra của cải và việc làm, hơn là
lý thuyết suông. Thực tế bao giờ cũng hung hãn chứ không màu
hồng như lý thuyết.
Nhưng tỷ lệ lớn các đại biểu QH là doanh
nhân không có nghĩa ổn định kinh tế là ưu tiên hàng đầu
hiện nay. Sự ổn định chính trị ở Việt Nam được ưu tiên
là điều khỏi phải bàn cãi. Một bằng chứng là "sự phải
đạo" khi chỉ có 42 nghị sĩ khoá XIII là người ngoài Đảng.
Lựa chọn thuộc về những người cầm lá phiếu, tuy nhiên tỷ
lệ người ngoài Đảng, chỉ đạt 8,4% là một bước lùi lớn,
thụt lùi so với chính chỉ tiêu dự kiến: "chỉ" tối đa
20% là người ngoài Đảng, thụt lùi so với chính con số 18%
của Quốc hội khóa XII. Còn nhớ trong bài viết nhân 60 năm QH
Việt Nam (hiện vẫn còn trên trang tin điện tử của QH), nguyên
Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết: Chế độ "Đảng cử, dân bầu"
còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đại diện cho dân
của Quốc hội bởi một hệ quả khác. Đó là tình trạng
"Đảng cử" những thành viên của mình vào Quốc hội quá
nhiều. Hiện nay, tỷ lệ đảng viên ở trong Quốc hội chiếm
đến trên dưới 90% (447/498). Trong lúc đó, các đảng viên chỉ
chiếm khoảng 5-6% trong tổng số cử tri trong cả nước. Số
đại biểu Quốc hội là người ngoài đảng chiếm một tỷ
lệ bao nhiêu là hợp lý? "<em>Con số này, có lẽ, cần được
tính toán cụ thể cho từng thời kỳ. Tuy nhiên, một đảng
cầm quyền chỉ cần có được một đa số trên 50% số ghế
ở trong Quốc hội là đủ</em>"- nguyên Thủ tướng viết.
1,39% của sự thụt lùi không phải là nhỏ, và để tiện so
sánh, có thể lấy tỷ tệ % đại biểu là người tự ứng cử
"lọt lỗ kim", chỉ chiếm 0,8% trong danh sách các nghị sĩ
Quốc hội.
Tuy nhiên, nhân tố cải cách nhìn mãi chưa thấy khi quanh
đi quanh lại mới chỉ thấy "bật" được lên một cái tên,
đáng tiếc lại không mới: Dương Trung Quốc. Vị sử gia nổi
tiếng là thẳng thắn với những chất vấn nổi tiếng trên
diễn đàn QH đạt tỷ lệ bầu lên tới 74,88%, quá nhiều so
với một nhân vật chỉ có cái chức vụ lởm như ông. Trước
QH, một trong những chủ đề chính của báo chí là vấn đề
giảm tình trạng "vừa đá bong vừa thổi còi", "vừa lập
pháp vừa hành pháp". Tuy nhiên, với tuyên bố xanh rờn của
Chủ tịch Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên: "Chủ trương
chung là không giảm tỷ lệ những người đang công tác ở
chính quyền trung ương và địa phương", thì việc cả 12 bộ
trưởng đương nhiệm đều đã trúng cử không phải là một
bất ngờ, chưa kể các vị "chuồn chuồn đạp nước" vừa
là Uỷ viên TƯ, vừa là bí thư tỉnh uỷ, vừa là Chủ tịch
HĐND và giờ lại vừa là đại biểu QH.
Kết quả bầu cử Quốc hội và HĐND được công bố
trễ 2 ngày so với dự kiến nhưng điều đó không phải là tín
hiệu cho một sự bất ngờ: ĐB dân tộc thiểu số ít hơn so
với dự kiến. Đại biểu nữ ít hơn so với dự kiến. ĐB
trẻ cũng ít hơn so với dự kiến. Và đặc biệt, tỷ lệ
đại biểu là người ngoài Đảng ít hơn rất nhiều so với
dự kiến thì lại càng chẳng có gì bất ngờ.
Bất ngờ là có tới 4 nghị sĩ là người tự ứng cử dù
việc họ trúng cử chẳng có gì bất ngờ. Rõ nhất là 2
trường hợp: Bác sĩ Ngô Minh Hồng - tự ứng cử lần 2 và
cũng trúng cử lần 2. Ông Hoàng Hữu Phước, CEO của Mỹ Á,
người nom hình thức như em ruột phó Thủ tướng Nhân, nổi
đình nổi đám trên mạng về nghệ thuật PR suốt mấy tháng
qua một số bài viết "Đa đảng" (chính xác phải là Việt
Nam không cần đa đảng); Tôi và Lê Công Định.
Bất ngờ nếu có, chỉ là con số 15 ứng viên do TƯ giới
thiệu trượt vỏ chuối, chưa kể ở cấp HĐND với những sự
cố Dương Thế Hùng. Bất ngờ là ở chỗ dù quán triệt trúng
mà vẫn trượt. Dù sự cố vẫn chỉ dừng ở mức độ cá
biệt, mang tính cá nhân, hơn là những đao to búa lớn kiểu
"sự lựa chọn của dân".
Câu chuyện Hồng Ánh đã không chơi trò "Nàng nghị sĩ",
để thay vào đó là No1 Đặng Thành Tâm cho thấy tâm lý ăn
chắc mặc bền thủ cựu của cử tri, chuyện sắc - tài chẳng
hạn, là một trong những lý do loại bỏ những sự bất ngờ.
Nhưng quan trọng nhất, sự quán triệt triệt để trong công tác
bầu cử, một điều chẳng có gì bất ngờ, đã khiến kết
quả bầu cử thành công tốt đẹp mà thành công nhất là không
có sự bất ngờ nào xảy ra.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8989), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét