được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ
đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của
quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân
dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung
của đất nước.
Dân trí theo định nghĩa truyền thống là trình độ văn hóa
chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn
trung bình của người dân - bao nhiêu phần trăm biết đọc
biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Các
nước nghèo, có GDP thấp thường bị quy về nguyên nhân dân
trí thấp. Vì dân trí thấp cho nên xã hội không thể phát
triển tốt. Vì dân trí thấp nên xã hội không thể đoàn kết,
hợp lực để tạo nên những thàng công lớn. Dân trí thấp
thường dễ được xem là nguyên nhân của nhiều vấn đề, từ
xã hội đến chính trị, kinh tế của các nước kém phát
triển. Trong con mắt của nhiều người, Việt Nam cũng có trình
độ dân trí còn thấp nên mới trăn trở với những vấn đề
bức xúc xã hội như ngày hôm nay. Có phải vậy không?
Dân trí là biết cái gì mình cần biết và biết cái gì cần
làm trong hoạt động xã hội là ý thức về quyền và trách
nhiệm của người dân và từ đó là lợi ích có thể mong
đợi được khi thực thi quyền và trách nhiệm đó. Ngay cả
trong khái niệm hạn hẹp này, dân trí của nước ta không hề
thấp. Dân ta có đủ phương tiện để biết và đang biết rất
nhiều. Nhưng giá trị cuối cùng của dân trí không phải chỉ
giới hạn ở trình độ học vấn hay lượng thông tin người
dân nhận được, mà còn ở mức độ quan tâm của người dân
trước các vấn đề xã hội, mức độ dấn thân (muốn làm,
dám làm) và khả năng hành xứ trách nhiệm dân chủ của mình
một cách có hiệu quả (có đủ lực để làm được hay
không). Đó chính là trọng tâm của vấn đề dân trí trong xã
hội ta. Biết được nhiều nhưng không làm được vì có nhiều
lý do, từ những lý do chung của xã hội (từ di sản kinh tế,
xã hội, văn hóa, chính trị) đến những lý do nội tại từ
bản chất cá nhân cua mỗi con người.
Quan có quyền nên có lực, một lực áp đảo tự nhiên từ cơ
cấu tổ chức chính trị cơ bản. Còn dân thì phải có thực
lực mới có quyền. Lực của dân là cái tổng lực của từng
cá nhân trong xã hội. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Dân có
giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế
để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân
chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng
thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đầu cho
mục tiêu phát triển chung của đất nước. Không có dân chủ
thì không thể phát huy được tiềm năng của xã hội để phát
triển, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Như vậy,
vấn đề dân trí ở đây không phải là chỉ biết, mà còn
phải có lực, có tâm để làm và chỉ có dân mới tạo ra
được tài sản thực, chứ không phải Nhà nước. Nhà nước
có trách nhiệm tạo điều kiện cho dân làm giàu và dân có
giàu được thì nước mới mạnh. Nước còn nghèo là vì một
phần Nhà nước chưa làm tốt chức năng của mình, giới hạn
tiềm năng phát triển của xã hội. Đó là thứ dễ thấy
nhất, là nhưng diều mà các nhà nghiên cứu chính sách, các kinh
tế ta có thể phân tích dược, thay được và đưa ra giải
pháp cụ thể. Nhưng một vấn đề khác quyết định khả năng
làm đúng là bản chất xã hội. Một nước phát triển tốt là
nhờ đại đa số người trong xã hội ý thức rằng để có
được lợi riêng thì cá nhân và tập thể phải tạo được
cái lợi chung. Đó là tinh thần lợi ích xã hội. Bản chất xã
hội là cái hồn quyết định hành vi ứng xử và hiệu suất
kinh tế.
Xã hội Việt Nam vốn nghèo đói trong một thời gian dài. "Cái
nghèo dẫn đến hai cách ứng xử giữa người với người,
hoặc là nhường cơm sẻ áo, hoặc tranh giành" là ý kiến của
luật sư Nguyễn Ngọc Bích trong buổi tọa đàm về văn minh đô
thị do báo DNSG Cuối tuần tổ chức mời đây. Có thể hiểu
tâm lý tranh giành, là di chứng của kinh nghiệm sống và cách
tồ chức xã hội cua chúng ta trong quá khứ bao cấp. Ngày nay,
trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường, con
người xã hội lại đang phải đi qua một giai đoạn thứ thách
mới từ sự ngộ nhận giữa cái "tôi" khi lấy con người làm
chủ thể của mọi lợi ích kinh tế của kinh tế thị trường
với cái "chúng ta" để toàn xã hội có thể cùng tồn tại,
cùng làm giàu dựa trên cha tín giữa người với người và
giữa người với hệ thống. Cái "tôi" chỉ được thỏa mãn
khi mỗi cá nhân làm được lợi ích cho người khác. Kinh tế
thị trường sẽ đối xứ khắc nghiệt và đào thải những
thành phần kinh tế nhận nhiều hơn cho.
Một người lao động nhận được đồng lương vì đóng góp
được một giá trị cao hơn số tiền lương thực nhận do doanh
nghiệp trả. Doanh nghiệp thành đạt là nhờ có khả năng thực
sự làm lợi cho khách hàng, từ bán giá rẻ hơn với chất
lượng tốt hơn đến phục vụ tốt hơn, tạo được niềm tin
từ khách hàng, có được thương hiệu tốt. Không doanh nghiệp
nào có thể tồn tại nếu không tạo được một giá trị cụ
thể cho xã hội.
Để bớt tranh giành và chỉ nghĩ đến cái lợi riêng thì con
người ở đâu cũng phải cần hai điều kiện tối thiểu:
đời sống kinh tế ổn định cho cá nhân và gia đình và trật
tự xã hội. Như vậy phát triển kinh tế một cách công bằng
phải đi kèm với một trật tự xã hội nhất định, vì đây
là hai mặt của một vấn đề.
Có đủ ăn đủ mặc rồi, con người mới tỉnh táo hơn để
tính toán sự được mất mỗi khi "có cơ hội làm bậy", vì
họ đang có điều để mất. Sung túc rồi thì cái "thiện", tinh
thần xã hội của con người mới có cơ hội phát triển. Trật
tự xã hội cho người ta khả năng tiên liệu được tương lai
của cải tạo nên cảm giác ổn định, bớt vị kỷ, có ý
thức cộng đồng cao hơn. Đó là ý thức để cùng thắng
(win-win) vốn phổ biến trong văn hóa kinh doanh phương Tây. Đó
là vế thứ hai của ý thức dân trí, phải vị tha thì "kỷ"
mới được.
Khi mọi người đều tích cực đóng góp nhang gì mình có thừa
(cả công và của) thì ngoài lợi ích tinh thần, còn có lợi
ích rất cụ thể. Đó là "tích đức" mà ông bà ta xưa kia đã
nhắn nhủ "Có đức thì mặc sức mà ăn". "Nhiễu điều phủ
lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"
đã là văn hóa tiềm ẩn trong mối chúng ta, luôn có giá trị
xã hội lẫn kinh tế. Ta biết lo cho người thì cái họa của
người sẽ không lâu cho ta và ta cúng sẽ được người chăm
lại vì người cũng sẽ cần ta. Đây là nét văn hóa chí lý,
chí nghĩa, chí tình cần thiết để phát triển lợi thế tiềm
ẩn trong sức mạnh dân tộc và để xây dựng một xã hội
thân thiện, hài hòa mà mô hình phát triển bền vững nào cũng
rất cần.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8886), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét