Nhưng chứa đầy tố chất nhân văn.
Dòng thời đại tuôn trào cập nhật,
Mác lắng nghe, cầu thị chân thành.(1)
Con đường bạo lực thời trai trẻ,
Mác đã ly khai lúc cuối đời.
Ăng ghen để lại nhiều di huấn,
Điều chỉnh tư duy cũ – lỗi thời.(1)
Tư bản học nhiều điều từ Mác,
Luôn dẫn đầu thế giới văn minh.
Chủ, thợ đối đầu thành đối tác,
Phúc lợi tăng, phát triển vững bền.
Quốc tế Hai xây nền công lý,
Là mùa trái ngọt Mác – Ăng ghen.(1)
Quốc tế Ba – con đường đảng trị,
Chính quyền bên họng súng Lê nin.(1,2)
Lê nin mượn Mác làm nền tảng,
Chế thành tà đạo phản nhân văn.
Cuồng say bạo lực, siêu quyền Đảng,
Xây nhà tù lớn nhốt nhân dân. (2)
Đảng nuốt chửng chính quyền hình nộm,
Cánh tay đoàn thể cuội nối dài.
Hệ tuyên huấn một dàn lưỡi gỗ,
Mị lừa dân, giam giữ tương lai.
Khi siêu cường Nga Xô tan rã,
Mặt nạ Lê nin cũng tả tơi.
Kho tư liệu Tháng Mười giải mã,
Phơi trần tội ác chống loài người.
Lê nin lập Cheka mật vụ, (3)
Hủy hoại nền dân chủ sơ khai.
Đóng sập cửa chính trường đa đảng,
Mở kỷ nguyên toàn trị độc tài.(2)
Trí, phú, địa, hào đào tận … rễ, (4)
Là bản sao chính gốc Lê nin.
Nội chiến Đỏ tương tàn huynh đệ,
Từ bàn tay đồ tể Krem lin.
Dẹp quân chủ, xây nền đảng chủ,
Siêu quái thai lịch sử loài người.
Sta lin, Mao Trạch Đông… đao phủ,
Hậu duệ Lê nin tiếng để đời.
Trùm khủng bố cực đoan Hồi giáo
Chẳng so tày tà đạo Lê nin.
Toàn trị độc tài chuyên ngụy tạo
Nhiều phiên tòa chuột diệt công thần…(5)
Mọi chiêu thức phi nhân, gian xảo,
Là ngón nghề tà đạo Tháng Mười.
Ác giả đã đến ngày ác báo,
Bàn tay không che nổi mặt trời.
Mác – Lê (nin) là cụm từ khiên cưỡng, (1,6)
Do Sta lin lắp ghép, tô hồng.
Hãm dân khí, cầm tù tư tưởng,
Dối lừa trí thức, phản công nông.
Mượn chính đạo cắm râu tà thuyết,
Mác, Lê (nin) không thể ghép vào nhau. (1,6)
Hai mươi năm Trường thành Xô viết
Sụp đổ rồi, còn chưa rõ vàng thau?
Thế giới phẳng không cần "Chủ nghĩa",
Chẳng cần ý thức hệ lai căng.
Xây thiết chế Tam Quyền Phân Lập:
Trừ gian thần dối Đảng lừa dân.
Chống bạo lực tương tàn huynh đệ,
Lo ngại chi diễn biến hòa bình! (7)
Hậu dân sinh, nâng cao dân trí,
Ý Đảng lòng dân sẽ cộng sinh.
Gandhi (8), Phan Chu Trinh (9) vĩ đại
Khơi nguồn sức mạnh vượt thời gian:
Bất bạo động, khoan dung đối thoại,
Sâu dân, mọt nước phải quy hàng.
Tháng 5/2011
TS Trần Nhơn
_____________________
(1) Xem "Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" (phần Lời Kết)
của tác giả Tân Tử Lăng.
(2) Quốc hội dân bầu đầu tiên, với 24% nghị viên thuộc
đảng Bolshevik, họp lần đầu tiên ngày 18/1/1918. Nhưng chỉ 24
giờ đồng hồ sau, Lê nin hạ lệnh giải tán Quốc hội.
Trước các họng súng của Hồng Vệ, không ai dám lên tiếng
phản đối. Kể từ tháng 6/1918, các thành viên Menshevik và Xã
Hội Cách Mạng trong các Ủy ban Xô viết do dân bầu lên đều
bị tống ra ngoài. Toàn quốc được điều hành bằng một hệ
thống Xô viết hàng dọc. Vào tháng 7/1918, quốc gia Cộng Hòa
XHCH Liên bang Xô viết Nga được thành lập dưới một Hiến
pháp Xô viết khét mùi căm thù giai cấp.
(3) Cheka (<em><strong>ЧК</strong></em> - чрезвычайная
комиссия / chrezvychaynaya komissiya - Ủy ban Đặc nhiệm). Cơ
quan này tuân phục Đảng vô điều kiện và sẵn sàng tiêu
diệt mọi loại "kẻ thù nhân dân" do Đảng chỉ định.
Đây là một quyết định nghiêm trọng (có tinh bước ngoặt)
vì nó chính thức và chủ ý đặt chế độ lên trên luật
pháp. Chỉ trong vòng 3 năm (1918 - 1921) số người chết dưới
tay Cheka bằng tổng số nạn nhân của mật vụ Nga hoàng suốt
100 năm trước đó.
(4) Lê nin đích thân ký nhiều chỉ thị, công điện diệt trừ
địa chủ không ghê tay. Một trong những tội ác của Lê nin
đối với cuộc cải cách ruộng đất Nga, đã cụ thể để
lại tang chứng qua bức điện thư, chính tay Ông thảo gửi cho
thuộc cấp thi hành mệnh lệnh của Chủ tịch Hội đồng Ủy
viên nhân dân, vào năm 1918:
"<em>Các Đồng chí! Cuộc bạo động của bọn địa chủ ở
năm huyện phải bị đàn áp một cách không thương tiếc…Đây
là yêu cầu của cuộc Cách mạng, vì khắp nơi đang diễn ra
"cuộc chiến đấu cuối cùng". Với bọn địa chủ, phải
cho chúng một bài học.</em>
<em>1- Treo cổ (nhất định phải treo cổ để cho quần chúng
thấy). Ít nhất 100 tên địa chủ, phú hộ - sát nhân.
2- Công bố tên tuổi bọn chúng.
3- Tịch thu tất cả lúa mì của bọn chúng.
4- Bắt con tin… như quyết định ngày hôm qua.</em>
<em>Phải làm thế nào để dân chúng cách hàng trăm dặm
đều thấy, run sợ, hay biết và gào lên: Bóp cổ! Bóp cổ
đến chết bọn địa chủ - sát nhân.</em>
<em> Ký Tên: Lenin.
Tái bút: Hãy tìm những người cứng rắn</em>".
Đối với tầng lớp trí thức bất đồng chính kiến, Lê nin
tống khứ ra sống lưu vong ở nước ngoài (trên hai chuyến tàu
thuê của Đức – Chuyên thứ nhất (28/9/1922) có 70 trí thức,
chuyến thứ hai (19/11/1922) mang theo 150 trí thức cùng gia đình).
(5) Hành vi của Sta lin trong những năm 1930 minh họa đầy đủ
nhất (và ở đỉnh cao nhất) đặc trưng khủng bố nhà nước
của chế độ độc đảng toàn trị của Chủ nghìa Lê nin. Tuy
Lê nin có khí chất ôn hòa hơn, không thô lỗ, sắt máu và
cuồng bạo như Stalin. Nhưng những hành vi khủng bố phi nhân
tính của Stalin, Mao Trạch Đông và một số lãnh tụ vô sản
khác trên thế giới (ở nhiều mức độ khác nhau), đều là
sản phẩm quái thai của tà thuyết Lê nin, không thể nói khác
được.
"<em>Đảng trị - trị Đảng, trị dân/Bịt miệng công
thần, nối giáo quan tham…</em>" (TN).
(6) Lê nin đã "xét lại" Mác (rất nghiêm trọng) theo hướng
cực đoan tả khuynh, phản nhân văn.
"<em>Lê nin mang nặng thù nhà/Sửa học thuyết Mác đẻ ra
Tháng Mười" (TN). Không có cái gọi là Chủ nghĩa Mác –
Lê nin. Sta lin đã gán ghép như vậy để nối nghiệp tà đạo,
tiếp tục lừa dối, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Theo hồi ức của Liuba, cháu gái cố Tổng
bí thư Brezhnev, sinh thời Brezhnev từng nói với em trai mình:
"Chủ nghĩa cộng sản cái quái gi, đều là những lời nói
trống rỗng lừa bịp dân chúng</em>".
<strong>GS. Tương Lai viết về cái gọi là "Chủ nghĩa Mac -
Lênin"
(trong bài Góp ý kiến về "Cương lĩnh" với tiêu đề "Bối
cảnh thời đại và dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước
trình Đại hội XI"):</strong>
"…a. Từ lâu, những người cộng sản có sự hiểu biết sâu
sắc về lý luận trong một số đảng Cộng sản đã từ bỏ
khái niệm và cụm từ "Chủ nghĩa Mác-Lênin". Có Đảng
Cộng sản đã chính thức từ bỏ khái niệm và cụm từ đó
từ khoảng năm chục năm nay. Họ chỉ thừa nhận rằng có học
thuyết của C.Mác và rồi sau đó có sự đóng góp của
V.I.Lênin và của một số nhà lý luận cộng sản khác vào học
thuyết ấy, chứ không hề có cái gọi là "chủ nghĩa
Mác-Lênin", một sản phẩm xuyên tạc, cả cố ý và vô tình
của J.Stalin…
b. Điều cần lưu ý là, sinh thời C.Mác không bao giờ tự nhận
có một "chủ nghĩa Mác", thậm chí C.Mác nói rằng : "Tôi
chỉ biết một điều là tôi không phải là người Mác-xít."
(C.Mác & Ph. Angghen Toàn tập. Tập 37. NXBCTQG. HN.1977, tr.603 )
Về sau này, do nhu cầu của cách mạng mà những đồng chí
của C.Mác, trước hết là Ph.Angghen, mới nói đến "Chủ
nghĩa Mác" với tính cách là một học thuyết nhằm dẫn dắt
sự nghiệp cách mạng. C.Mác nói vậy là do nhận thức sâu sắc
được sứ mệnh chân chính của một nhà khoa học. Nhưng sau
đó, với trách nhiệm lãnh tụ của phong trào công nhân,
Ph.Angghen cần đến một học thuyết để làm ngọn cờ tư
tưởng lý luận cho phong trào, thì không có ai xứng đáng hơn
là C. Mác.
Khái niệm "chủ nghĩa Mác" ra đời là một đòi hỏi của
lịch sử phong trào công nhân thế giới, trước hết là Châu
Âu. Vả chăng, lúc này C.Mác đã qua đời! Sau này, "chủ nghĩa
Lênin " cũng được tạo dựng theo cách ấy nhưng rồi với
thời gian, đã bị diễn dịch theo động cơ và những dụng ý
khác của J. Stalin, đã làm biến dạng cái gọi là "chủ nghĩa
Lê Nin" đó.
Ở ta, thuật ngữ "Chủ nghĩa Lênin" được xuất hiện năm
1927 trong cuốn "Đường Cách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc :
"Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là
chủ nghĩa Lênin" ( Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 2. NXBCTQG. Hà
Nội 1995. tr.268).
Lúc ấy chưa xuất hiện thuật ngữ "Chủ nghĩa
Mác-Lênin" vì thuật ngữ này chỉ được tạo ra từ đầu
những năm 1930 và chính thống hoá trong tác phẩm "Lịch sử
tóm tắt của Đảng Cộng sản (BSV)" (tức là Đảng Bolchevik )
do J. Stalin chỉ đạo.
Rõ ràng là, cũng như chính bản thân những tác giả của nó
với tư cách là nhà khoa học và nhà cách mạng, sự nghiệp
của C.Mác đang còn dang dở. Tư tưởng lý luận của C.Mác cần
được bổ sung, sửa chữa và phát triển, điều mà C.Mác
thường xuyên thực hiện trong suốt cả cuộc đời của mình.
Cần hiểu rằng, C.Mác là người mà "sự sửa chữa đến
nhanh hơn sự hình thành, chưa kịp hình thành đã sửa chữa".
Vì thế, với chúng ta ngày nay, điều quan trọng nhất là học
thuyết của C.Mác cần phải được phát triển trong bối cảnh
mới, phải nghiên cứu, tìm tòi vì nó chưa có, hoặc cái đã
có thì không còn thích hợp nữa! Ấy thế mà, dựng lên một
"chủ nghĩa", gán cho cho nó cái tên là "Chủ nghĩa
Mác-Lênin" theo ý đồ của J.Stalin, bao hàm trong đó sự xuyên
tạc những tư tưởng khoa học và cách mạng của C.Mác để
phục vụ cho những toan tính của J.Stalin và của một số
người khác, xác định đó là "nền tảng tư tưởng", là
"kim chỉ nam", để rồi buộc phải "trung thành" với nó
là một bi kịch. Tệ hại hơn, ai có ý định đặt lại vấn
đề đó thì bị xem như là phản bội, là "chống Đảng".
Đó chính là một ngộ nhận lịch sử hết sức lớn mà hệ
luỵ của nó thì không sao lường hết được…
c. Nói cho cùng, ngộ nhận lớn đó cũng là sản phẩm của một
giai đoạn lịch sử đầy những biến động trên phạm vi toàn
cầu với những khúc tráng ca chen lẫn những bi ca về số phận
của những dân tộc, những con người, trong đó có những
người cộng sản. Những trang lịch sử đầy kịch tính đó
không chỉ dành riêng cho đất nước ta, mà còn là đối với
cả hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ Liên Xô, sang các nước
Đông Âu và rồi Trung Quốc, Mông Cổ, CHND Triều Tiên, Lào và
Cu ba. Sẽ còn phải tốn nhiều giấy mực để viết về bi
kịch lịch sử này nhằm rút ra những bài học cho những
người cộng sản, cho sự nghiệp phát triển của từng quốc
gia, dân tộc… Vấn đề đặt ra chính là, vì sao một nghịch
lý lớn đến như vậy mà trong suốt một thời gian dài, rất
dài,"giới lý luận chính thống" của ta không hề đề cập
đến? Những ai liều lĩnh mon men định đề cập đến những
vấn đề nói trên, những vấn đề mà giới nghiên cứu học
thuật "Mácxít" hoặc "Mác học" thế giới đang thường
xuyên tranh luận và trao đổi, đều bị quy kết là "chệch
hướng", là "xét lại". Sự bưng bít thông tin, tệ "độc
quyền tư tưởng, áp đặt tư duy và tuỳ tiện quy kết" của
một số ít người được giao trọng trách về công tác lý
luận, văn hoá tư tưởng và tổ chức đã khiến cho tầm mắt
của giới lý luận bị hạn chế. Họ dễ bị ru ngủ và nuôi
dưỡng trong những giáo điều cũ kỹ, lạc hậu, ẩm mốc mà
một số trong họ vẫn thành thật đinh ninh rằng mình "trung
thành" với sự nghiệp của Đảng.
Tình trạng lạc hậu của lý luận đã ảnh hưởng nặng nề
đến tư duy của Đảng khiến cho tầm mắt của không ít những
nhà lãnh đạo của Đảng cũng bị hạn chế. Đây chính là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đến những sai lầm
khiếm khuyết trong đường lối, chính sách của Đảng, kìm hãm
sự phát triển của đất nước mà đáng ra Đảng đã có thể
đưa dân tộc mình sau khi đánh thắng thực dân, phát xít, đế
quốc từng là những thế lực làm mưa làm gió trên thế giới,
đã có thể bước mạnh trên con đường xây dựng lại đất
nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", sánh vai cùng thế
giới.
Thật ra thì trước nay, những bộ óc lớn của Đảng cũng đã
từng tìm cách vượt qua những hạn chế của hệ thống lý
luận vốn bị tác động chi phối và ảnh hưởng nặng nề
của những tư tưởng sai lầm xuyên tạc lý luận của C.Mác và
đóng góp của V. Lênin, để nhào nặn lên cái gọi là "Chủ
nghĩa Mác-Lênin". Hồ Chí Minh là minh chứng nổi bật nhất,
tiêu biểu nhất. Từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, Nguyễn
Ái Quốc đã đưa ra những nhận định thật táo bạo, hoặc
như những quyết sách mạnh mẽ có ý nghĩa xoay chuyển cục
diện của thời kỳ chính quyền cách mạng còn trong trứng
nước, của việc đổi tên Đảng thành Đảng Lao Động Việt
Nam với sự khẳng định "Chính vì Đảng Lao động Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên
nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam" (Hồ Chí Minh Toàn
tập. Tập 1. NXBCTQG. Hà Nội. 1995. tr. 464 và 465)
Đáng tiếc là do những áp lực từ nhiều phía, đặc biệt là
ảnh hưởng của lý luận giáo điều tả khuynh "Maoít ",
luận điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về "Đảng của dân
tộc" đã không được triển khai đúng như nó cần phải có.
Cần nhớ rằng, không phải năm 1951 Hồ Chí Minh mới đưa ra
luận điểm này, mà cách đó ¼ thế kỷ, năm 1924 Nguyễn Ái
Quốc đã từng đòi hỏi phải "xem xét lại chủ nghĩa Mác
về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học
phương Đông" và khẳng định rằng "Chủ nghĩa dân tộc là
động lực lớn nhất của đất nước...Người ta sẽ không
thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các
động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của
họ". Vì sao ? Vì Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận ra ở Việt
Nam " cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở
phương Tây" (sdd).
Khi mà học thuyết khoa học và cách mạng của C.Mác bị
"nông dân hoá" trong quá trình "đi về phương Đông", để
rồi bị nhào nặn theo lý luận kiểu "maoít", thì việc
tỉnh táo soát xét lại não trạng của những người bị đầu
độc đến mức nào bởi nội dung "phản Mác" của nó là
hết sức cần thiết và bức xúc !..."
(7) Lo sợ "diễn biến hỏa bình" có nghĩa là thích" diễn
biến chiến tranh" tương tàn huynh đệ hay sao? Đổi thay, diễn
biến lả quy luật muôn đời. Đứng yên là bảo thủ, trì
trệ; là tụt hậu, tự sát. Ai cũng muốn "diễn biến hòa
bình" (không ai muốn "diễn biến chiến tranh") theo hướng
tiến bộ, văn minh: Tiếp tục công cuộc đổi mới đồng bộ,
mạnh mẽ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân (với thiết chế Tam Quyền Phân Lập), chôn vùi thể chế
lai căng toàn trị lỗi thời theo tà thuyết Lê nin.
(8) <strong>Mahatma Gandhi</strong>
Mahātmā Gāndhī (1869 – 1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã
chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của
Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ. Trong suốt cuộc
đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo
lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo
đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại)
được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa.
satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất
bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong
trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights
Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..
Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền
độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh,
khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho
nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế
quốc Anh. Nguyên lí Chấp trì chân lí của Gandhi cũng thường
được dịch là "con đường chân thật", "truy tầm chân lí",
đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do
như Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech
Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela. Tuy nhiên,
không phải tất cả những nhà lĩnh đạo nêu trên đều theo
nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của
Gandhi.
Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ
niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lí (satya) và
bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì
mới mẻ để dạy đời. Chân lí và bất bạo lực đều có
từ xưa nay".
(9) <strong>Phan Châu Trinh (1872 - 1926)</strong>
Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở
trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông
đỗ phó bảng. Đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm
Thừa biện Bộ Lễ.
Là người có học vấn, lại tiếp xúc với nhiều người có
tư tưởng canh tân và đọc được các tân thư[3], năm 1905, ông
từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh
Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một
cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm
bạn đồng chí hướng.
Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội
để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn
cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn
tại lâu dài[5].
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội
Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với
nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải
Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này[6].
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên
là gửi một bức chữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ
thư) cho Toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến
thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái
độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai
trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng
dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp
đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động
cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Chấn
dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động
của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm
khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khích
giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học
Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ,
bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng
tay,...
Thời gian này, ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca, kêu gọi mọi
người duy tân theo hướng dân chủ tư sản như vừa lược
kể[5].
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và
bị nhà cầm quyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội. Phan Châu
Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm
quyền buộc tội là đã khởi xướng nên đều bị bắt[7]
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, bị đày đi Côn Lôn ngày 4
tháng 4 năm 1908.
Tháng 8 năm đó, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn,
một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng
buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Ở đây, ông làm nhiều
bài thơ về các nhân vật tên tuổi của Nam Kỳ.
Bởi không hoạt động gì được, ông viết thư cho Toàn quyền
Đông Dương đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn, nhất
định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho nữa. Vì vậy,
nhân có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ
Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp,
năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông
Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu
Dật.
Sang Pháp, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền
Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống
sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân
biến thủy mạt ký).
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn
Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản
"Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký
tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang.
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ
Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6
cùng năm thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa ông về
thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu[10] của cha mình là ông Nguyễn
An Khương. Ở đây mấy ngày, thì ông về ở tại nhà riêng
của ông Khương ở Mỹ Hòa[11] để tiện việc tiếp đón bạn
bè đến thăm và trao đổi công việc, đồng thời cũng để
tiện cho ông Nguyễn An Cư (chú của ông Ninh, một lương y nổi
tiếng) chăm sóc sức khỏe.
Tuy bị bệnh nhưng Phan Châu Trinh cố gắng diễn thuyết thêm hai
đề tài là Ðạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ
nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Hai bài này đã có tác động
không nhỏ đến thế hệ trẻ tại Sài Gòn, trong đó có Tạ Thu
Thâu.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông
Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11
giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21
giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được
đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].
Hơn 6 vạn người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt chính
trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu Phan Châu
Trinh đến nghĩa trang của hội Gò Công tương tế lúc 6 giờ
sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.
"Ngày đi chôn, dân chúng sắp hàng dài đi dọc đường
Pellerin, qua Norodom, quẹo Paull Planchy đến Phú Nhuận rồi thẳng
lên Tân Sơn Nhất. Hàng chục ngàn người nghiêm trang, tay đeo
băng tang xếp hàng đi, có thanh niên của Đảng Jeune Annam giữ
gìn trật tự suốt dọc đường. Một đám tang lớn chưa từng
có ở Sài Gòn, đám tang thể hiện sự giác ngộ của quần
chúng, đám tang là tấm lòng của đồng bào đối với nhà ái
quốc suốt đời chỉ nghĩ đến dân". "
— Nguyễn Thị Minh, Nguyễn An Ninh – "Tôi chỉ làm cơn gió
thổi"
Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào
làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh được tổ chức rộng rãi ở
khắp ba kỳ, trở thành một sự kiện chính trị nổi bật lúc
bấy giờ.
Chủ trương cách mạng
Sau khi cáo quan về quê, Phan Châu Trinh dốc lòng vào công việc
cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp
ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh
trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền
quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm
vụ cấp bách là phải:
• Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở
trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực
dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
• Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường,
mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát
được nọc độc chuyên chế.
• Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm
vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...
Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật, để trao đổi và
tìm hiểu, cuối cùng ông nhất quyết làm cuộc cải cách duy
tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông gửi thư cho Toàn
quyền Beau ngày 15 tháng 8 năm 1906, chỉ trích chính phủ Pháp
không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều,
do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ
Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước
Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng
vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn
của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện
trạng của đất nước.
Đối với đường lối hoạt động cứu nước của người
bạn thân là Phan Bội Châu (ông gặp Phan Bội Châu vào khoảng
tháng 7 năm 1904 và sau đó trở thành đôi bạn thân thiết), Phan
Châu Trinh rất hoan nghênh việc bạn và tổ chức của bạn (Duy
Tân hội) đã vận động được một số học sinh ra nước
ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo
dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương
bạo động và tư tưởng bảo hoàng của người bạn này[13].
Thương tiếc
Phan Châu Trinh qua đời, có rất nhiều liễn đối và thơ văn
điếu ông. Trong số đó có bài điếu văn của Huỳnh Thúc
Kháng, người bạn thân thiết của ông, mang ý nghĩa lịch sử
rõ nét nhất về quan điểm chính trị của Phan Châu Trinh. Trích
một đoạn:
... Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời,
nào bị tù đày, ở nước này sang nước khác, trải bao nhiêu
phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lược thuật lại
cho được; chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: Chủ nghĩa
tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền
tự do, còn cái phương pháp tiến hành thì tiên sinh thường nói
rằng:
- Tình hình trong nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu
muốn cải cách thì cần liên lạc đoàn thể mới được. Tiếc
cho người nước mình còn đang mê mộng, đồng chí với tiên
sinh chẳng được mấy người . Vì vậy mà tấm lòng bị phân
hóa ra uất ức, uất ức hóa nên đại bệnh huống gì những
điều mắt thấy tai nghe dể làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau
được, chết được, thương ôi!
- Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh
hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những
người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta.
Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi
suối vàng.
Một vài nhận xét
Trích một vài ý kiến (để tham khảo):
• Nhà sử học Phạm Văn Sơn:
Chủ trương của Phan Châu Trinh là muốn thi hành một chính sách
cải lương cho dân tộc Việt Nam. Chính sách mày đòi hỏi ba
điều căn bản, đó là: "Khai thông dân trí, loại bỏ quan
trường mục nát và tôn trọng dân quyền"...Nhưng nhờ vào ai
để thi hành chủ trương trên đây? Ông nhờ Pháp (ỷ Pháp cầu
tiến bộ). Nhưng có bao giờ giai cấp bị trị lại nhờ được
tầng lớp thống trị cải thiện đời sống hay làm cách mạng
cho mình?. Người Pháp từ vạn dặm đến đây, đổ bao xương
máu vì lợi ích riêng của họ. Sao ta lại có thể đòi hỏi
họ giúp ta giàu mạnh, khôn ngoan? Họ cần dân ta ngu hèn, quan
lại vong bổn mới có thể khai thác dân ta đến tận xương
tủy chứ?...Do đó, ta thấy chủ trương của ông quả là không
tưởng...Về sau này, nhờ sống 15 năm trên đất Pháp, ý thức
cách mạng của ông đã tiến bộ nhiều qua bài diễn thuyết
về đề tài "Quân trị và dân trị" vào đêm 19 tháng 11 năm
1925 tại Sài Gòn.
Dù có những nhận định khác nhau về lập trường chính trị
Phan Châu Trinh, nhưng không ai không công nhận ông là một
người có tư tưởng dân chủ sớm hơn hết ở Việt Nam[14].
• GS. Huỳnh Lý:
Phan Châu Trinh là một con người hoạt động, một chí sĩ yêu
nước nồng nhiệt, dũng cảm, bất khuất, có đầu óc tổ
chức và đầy sáng kiến, có những chủ trương dứt khoát và
mạnh bạo, như chủ trương cần phải lật đổ bộ áy phong
kiến chứ không thể dựa vào nó, cần phải nâng trình độ
nhân dân lên về mọi mặt: dân quyền, dân sinh, dân chủ, và
muốn thế phải làm một cuộc vận động "tự lực khai
hóa" rộng lớn...
Tuy nhiên, vào thời điểm lịch sử của ông, khi thế lực của
chủ nghĩa thực dân trên toàn cầu còn rất mạnh, việc ông
yêu cầu hết chính phủ ở Đông Dương đến chính khách tư
sản ở Pháp, thực hiện cải cách chính trị trước sau đều
vấp phải trở lực…nên cuối cùng dẫn ông đến thất bại.
Về sáng tác thơ văn, Phan Châu Trinh đã góp phần vào việc
thức tỉnh nhân tâm, làm dấy lên phong trào yêu nước sôi nổi
trong ba thập niên đầu thế kỷ 20[15].
• Nhóm tác giả sách Đại cương cương lịch sử Việt Nam:
Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân
đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy
nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân
chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu
thế kỷ 20.
Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường
dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Đây là
điểm khác biệt chính giữa ông và Phan Bội Châu. Phan Châu
Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin
rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu
Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Với tinh
thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận
mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh
bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ[16].
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8949), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét