tranh mới</strong></em>
(Bangkok, ngày 26 tháng Năm, 2011) --- Hôm nay, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền công bố một báo cáo, trong đó đưa ra nhận định
rằng việc kết án tù Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ với tội danh
tuyên truyền chống nhà nước chỉ làm nóng thêm phong trào ủng
hộ đặc biệt rộng lớn của công chúng đòi trả tự do cho
ông.
Ts. Vũ, 53 tuổi, bị kết án bảy năm tù giam trong phiên xử
ngày mồng 4 tháng Tư, 2011, được sự ủng hộ rộng rãi của
nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Cũng theo Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền, nhờ sức mạnh của mạng internet, ông đã trở
thành một biểu tượng, tạo nên một sự thách thức về nhân
quyền chưa từng có đối với chính quyền Việt Nam.
Bản báo cáo dài 39 trang, với tiêu đề "<a
href="http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vi-t-nam-ng-i-u-v-i-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-huy-h-v">Việt
Nam: Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý Cù Huy Hà
Vũ</a>" trình bày những yếu tố đặc hữu đã làm nên một
vụ án chính trị nổi tiếng nhất trong những thập kỷ gần
đây. Trong số các yếu tố đó, có thể kể đến những thách
thức pháp lý của Ts. Vũ nhằm vào giới lãnh đạo chính trị
cao cấp nhất, bao gồm cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với
mục tiêu thúc đẩy nhân quyền, trách nhiệm quan chức và bảo
vệ môi trường. Thành phần gia đình của Ts. Vũ với bề dày
uy tín cách mạng, cộng thêm thành tựu tinh hoa của bản thân
khiến ông trở thành một trong những người nổi tiếng nhất
chính thức công khai đặt vấn đề về vai trò của Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
"Việc kết án Ts. Vũ lại thêm một vết đen vào bảng thành
tích yếu kém của Việt Nam về nhân quyền, và cho thấy chính
quyền sẽ đi đến cùng để dập tắt tiếng nói của một nhà
phê bình nổi tiếng," ông Robertson, Phó Giám đốc phụ trách
châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. "Nhưng
vì muốn thỏa mãn cơn đói trả đũa, nhà cầm quyền Việt Nam
có vẻ đã cắn một miếng quá khả năng nhai trong vụ này."
Sau khi Ts. Vũ bị bắt giữ vào tháng Mười Một năm 2010, gia
đình ông đã khởi xướng một chiến dịch vận động ngoan
cường và công khai để đòi trả tự do cho ông, làm dấy lên
làn sóng ủng hộ chưa từng thấy dành cho Ts. Vũ từ các nhóm
tôn giáo, các blogger nhiều ảnh hưởng, sĩ quan quân đội cao
cấp đã nghỉ hưu và những công dân thường.
Những tiếng nói trong nước về vụ xử Ts. Vũ tràn ngập các
blog, các trang web và các trang báo mạng bằng tiếng Việt. Chỉ
vài ngày sau phiên xử, trang mạng nổi tiếng Bauxite Vietnam đã
khởi xướng một kiến nghị trực tuyến kêu gọi hủy bỏ
bản án và trả tự do ngay lập tức cho Ts. Vũ. Chỉ trong vòng
ba tuần, "<a href="http://www.boxitvn.net/kien-nghi-chhv">Kiến nghị
trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ</a>" đã thu được chữ
ký của gần hai nghìn người, trong đó có rất nhiều người
đang ở Việt Nam. Trong danh sách những người ký tên có các
đảng viên lão thành, sĩ quan quân đội cao cấp đã nghỉ hưu,
công chức nhà nước, chuyên viên "cổ cồn trắng," nghệ
sĩ, nhà báo, học giả, thành viên các nhóm tôn giáo, và những
người nông dân, công nhân bình thường. Ít nhất có một chục
người cho biết họ đã bị công an sách nhiễu vì có ký tên
trong kiến nghị.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về
thủ tục tố tụng và bản án của vụ án này, có bổ sung
thêm rằng vụ án "đặt ra những câu hỏi hệ trọng về cam
kết của Việt Nam đối với nền pháp trị và cải cách. Không
một cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực thi quyền tự do
ngôn luận." Liên minh châu Âu tuyên bố, "Bản án không phù
hợp với những quyền cơ bản dành cho tất cả mọi người
được có ý kiến riêng và được tự do bày tỏ những ý
kiến đó một cách ôn hòa."
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận thấy có những vi phạm rõ
ràng về thủ tục tố tụng trong phiên xử ngày mồng 4 tháng
Tư, được diễn ra trong vòng chưa đầy sáu tiếng đồng hồ.
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã từ chối yêu cầu của tổ
luật sư bào chữa về việc tiếp cận những tài liệu được
lấy làm căn cứ truy tố. Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính trục
xuất một luật sư bào chữa ra khỏi phòng xử chỉ vì luật
sư đã kiên trì đòi các tài liệu nói trên. Những luật sư
bào chữa còn lại tiếp tục yêu cầu các tài liệu đó và sau
khi nỗ lực của họ không có kết quả, cuối cùng họ rời
tòa để phản đối.
"Trong khi Ts. Vũ tiến hành các hoạt động của mình hoàn
toàn theo kênh pháp lý, chính quyền lại đàn áp những nỗ lực
muốn cải tiến hệ thống tư pháp Việt Nam của ông bằng một
phiên tòa thiếu sự đảm bảo một trình tự pháp lý đúng quy
trình tố tụng," ông Robertson nói. "Các nhà lãnh đạo Việt
Nam cần đáp ứng những lời kêu gọi của cộng đồng quốc
tế để đảo ngược bản án ngụy công lý này và trả tự do
cho Ts. Vũ ngay lập tức."
Sau khi có bản án, Ts, Vũ đã chính thức gửi đơn tới nhà
chức trách Việt Nam, không chấp nhận bản án dành cho mình và
kháng án. Hiện đơn kháng án của ông vẫn đang được chính
quyền xem xét.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị trả tự do ngay lập
tức cho Ts. Vũ vì việc bắt giữ, tạm giam, truy tố và xét xử
ông chỉ căn cứ trên việc Ts. Vũ đã thực thi một cách ôn
hòa các quyền được thông tin, quyền tự do chính kiến, tự do
ngôn luận và tự do hội họp. Những quyền này được tôn vinh
trong Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, cũng như trong Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt
Nam đã tham gia từ năm 1982.
"Việt Nam cần lắng nghe các công dân của mình, những
người đang kiến nghị trả tự do cho Ts. Vũ thay vì sách nhiễu
và đối xử với họ như tội phạm," ông Robertson nói.
"Những hành động của chính quyền đang gây thiệt hại thực
sự cho uy tín quốc gia vốn đã xuống dốc trong khía cạnh tôn
trọng pháp quyền và các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền."
<strong>Để xem thêm tin bài về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền, xin truy cập:</strong>
http://www.hrw.org/asia/vietnam; và
http://www.hrw.org/en/languages?filter0=vi
<strong>Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:</strong>
Tại London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-7908-728-333 (di động)
Tại Washington, DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ
thông): +1-202-612-4341; +1-917-721-7473 (di động)
Tại Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406
(di động)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8909), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét