Nguyễn Ngọc Già - Không ai được phép đe dọa Ngô Bảo Châu!

Sau khi đọc nhiều bài viết và hàng trăm phản hồi về bài
báo của Qúy Thanh chỉ trích nặng nề TS. Vũ, GS. Châu và tự
tôi cũng "làm một bài" để vạch trần lối viết bóng bẩy
nhưng hàm chứa nhiều ý đồ đen tối (chắc không chỉ của
riêng Qúy Thanh), tôi định ngưng, không viết về đề tài này
nữa, vì xem ra nếu đeo đuổi nó, hóa ra mình cũng hẹp hòi
không kém những con người như thế, nhưng không ngủ được dù
<em>đồng hồ đã báo hiệu một ngày cũ chấm dứt.</em>

Ngẫm lại bài viết của Qúy Thanh, bỗng sực nhớ và vội xem
lại <a href="http://danluan.org/node/6142">bài viết của chính mình
</a>hồi năm ngóai cũng như của <a
href="http://danluan.org/node/6093">tác giả Lê Diễn Đức</a>, khi GS.
Châu vừa đọat giải Fields và báo chí Việt Nam đang tâng bốc
anh cũng như "ông nhà nước" đang chèo kéo anh về Việt Nam
bằng nhiều hình thức, mà dư luận lúc bấy giờ ầm ĩ, xôn
xao, lại càng thấy lo lắng hơn!

Những tưởng mọi chuyện rồi sẽ "xuôi chèo mát mái" sau
những nghi ngờ, chỉ trích Ngô Bảo Châu, bỗng dấy lên vụ án
của Cù Huy Hà Vũ, và...mãi cho đến bây giờ vẫn khôn nguôi...
băn khoăn lo lắng cho Châu như đã từng nghĩ về những
người... khác!

Tôi nhớ đâu đó, ai có nói: "Dù bạn lập gia đình hay không
thì sau 20 năm bạn vẫn hối tiếc", khi liên hệ đến bài viết
của <a href="http://danluan.org/node/8770">tác giả Phúc Lộc
Thọ</a>, đề tựa "Vết rạn nứt giữa "Miss Hoàn Vũ" Ngô Bảo
Châu và những người "Cộng sản gộc" Hà Nội", mặc dù với
lối hành văn tếu và có chút mỉa mai, nhưng có đoạn khá
nghiêm túc đáng suy nghĩ: <em>"Xin lưu ý rằng, đối với những
người "cộng sản gộc" Hà Nội, họ có thể xuê xoa cho qua
đối với ai đó làm mất đi tiền tỷ USD tiền công quỹ nhưng
nếu là một bài viết, một ý kiến phát ngôn có chủ ý, hay do
vô tình liên quan tới các vấn đề chính trị thì có khi họ
sẽ lưu lý lịch ba đời…"</em>. Quả vậy, không chỉ là " có
khi họ sẽ lưu lý lịch ba đời" mà chắc chắn như vậy. Đó
là điều làm tôi thao thức về Ngô Bảo Châu và ngồi viết ra
những dòng này. Thao thức không chỉ cho riêng Ngô Bảo Châu.

Bài viết trước, tôi đã dẫn một số trường hợp các tài
năng Việt Nam đã bị vùi dập hoặc vô hiệu hóa, khi CSVN không
tin tưởng, hoặc rõ ràng hoặc nghi ngại những tài năng này có
ý "chống đối" họ, cũng như đề nghị anh Châu nên cân nhắc
khi quyết định hợp tác với họ để có hình thức hợp lý
mà ứng đối.

Khi anh Châu quyết định nhận căn hộ và trở thành Viện
trưởng Viện toán cao cấp, mối lo tưởng chừng bâng quơ ngày
ấy ngày càng hiển hiện trong tôi, qua bài viết của Quý Thanh,
cơ hồ mối lo này càng rõ nét hơn bao giờ hết, nếu quý độc
giả xem kỹ ý đồ khi Quý Thanh viết với cung cách bề trên,
lồng trong sự khen tặng hàm chứa ý đồ đe dọa khá rõ, đại
ý: Anh Châu làm toán cứ lo mà làm toán, tham gia làm gì vào
chuyện chính trị - xã hội, qua câu: "<strong>Lĩnh vực chuyên
môn và chắc chắn</strong> cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời
gian nghiên cứu nhất <strong>là toán học.</strong> <strong>Cuộc
sống thì rộng hơn toán học</strong> và mang nhiều những
<strong>phức tạp trong mỗi toan tính</strong> của con người".

Nó càng rõ rệt khi Quý Thanh viết: "Thường con người
<strong>muốn lợi dụng</strong> ai thì trước hết <strong>biến
người đó thành một biểu tượng</strong>" và trước đó,
chúng ta bắt gặp ý kiến tâng bốc rất chủ ý: "Trong bối
cảnh hiện tại, GS là <strong>biểu tượng </strong>về mặt trí
thông minh cho một dân tộc", hay câu này: "Hệ quả là chính GS
cũng được biến thành<strong> một kiểu biểu tượng</strong>
về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn".

Nguy hiểm nhất, đó là đoạn: "Bởi vậy, những phát ngôn của
GS <strong>không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá
nhân</strong> nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ
và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như
cũng <strong>không lường trước được hết</strong> những tác
động từ những phát biểu của mình". Chúng ta thử nghĩ, nếu
quả thật ý kiến của GS. Châu có "tác động mãnh liệt đến
suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân" thì việc quy chụp
vào điều 88 phải chăng là sự báo trước của những kẻ đang
tức tối những ý kiến của GS. Châu đối với việc xử án
TS. Vũ? Tôi cho rằng dù Quý Thanh tỏ ra thâm hiểm nhưng lại
lộ liễu (cố tình hay vô tình?).

Vậy, chúng ta càng phải có trách nhiệm chỉ rõ cho mọi người
thấy: từng cơ mặt nhăn nheo, từng khóe mắt mờ đục, từng
nếp trán nhăn ám muội, từng cái nhíu mày cũ kỹ... đang
giật, đang run, đang lắc trong những cái đầu toan tính nhỏ
nhen, trên từng bộ mặt đạo đức giả tạo của những kẻ
luôn phô trương "sự cao thượng"!

<center><strong>***</strong></center>

Tuổi trẻ bao giờ cũng đáng quý ở tính nhiệt huyết, trong
sáng.

Trí thức trẻ có tài năng đặc biệt đã hiếm, có cả tài và
tâm càng hiếm. Bù lại, tuổi trẻ lại thiếu những từng
trải, lọc lừa, gian manh của xã hội Việt Nam. Đặc biệt
những trí thức càng có tài và có tâm lại càng trong sáng. Sự
sáng trong đó tựa pha lê, quý giá nhưng dễ vỡ. Vì vậy pha lê
cần được nâng niu một cách cẩn trọng bởi những bàn tay
trách nhiệm và biết yêu thương.

Pha lê không dành cho những bộ mặt giả nhân giả nghĩa nuôi
dưỡng bởi một tâm hồn u mê, tối tăm dưới tầng địa
ngục nào đấy! Những kẻ rởm đời, trọc phú có tiền,
quyền lại thích pha lê. Họ thích pha lê không phải vì họ
biết yêu cái đẹp mà họ muốn dùng cái đẹp để trang trí
và che giấu những xấu xí của họ, cũng như khoe mẽ với
"bạn bè năm châu" rằng thì là "ta đây cũng thế...". Đó chính
là sự lợi dụng ma quỷ mà Quý Thanh đã đề cập đến.

Bạn bao giờ nghe tiếng vỡ của pha lê chưa? Tiếng vỡ có thể
làm ta nín thở mà lắng nghe sự trong veo đang tan nát! Tiếng
vỡ của pha lê có thể làm nao lòng bất kỳ ai!

Khi pha lê lọt vào tay những kẻ không biết giá trị đích
thực, ta có thể nghe tiếng vỡ trong veo.

Chẳng sao cả (!) Có tiền, mua cái khác (!) Hình như "Thuyết
buôn vua" hay Năm Cam đã từng nói: "Cái gì không mua được
bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền". Và rằng, khi
không mua được bằng "rất nhiều tiền" thì chúng sẽ hủy
diệt, dù đó là cái đẹp nhất, sáng trong nhất mà chúng thấy
không thể đem lợi cho chúng thêm nữa.

Bạo lực mãi kiên trì trên ngôi cao trong xã hội độc Đảng
toàn trị, không như Quý Thanh nói: "Dù sức mạnh bạo lực
không còn được tôn vinh...".

Trong một ngôi làng nghèo, trước loài thú dữ đang lăm le nhảy
bổ vào xé thịt những con người nhỏ bé yếu đuối, không
một vũ khí tự vệ trong tay, trước hết, chúng ta cần phải
họp sức nhau lại đốt lửa, đánh trống, khua chiêng hay bất
kỳ những gì có thể làm nên tiếng động để bầy thú dữ
biết sợ mà chùng bước. Đó là những gì chúng ta cần nghĩ
tới.

Mong rằng thân nhân, bạn hữu, đồng nghiệp, học trò của anh
Châu sẽ luôn sát cánh, quan tâm và hỗ trợ cho anh.

Có quá lộng ngôn như Quý Thanh không, khi chúng ta cùng đồng
lòng mà mạnh mẽ tuyên bố rằng:

Người dân Việt Nam nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ nào đang
có ý đồ đe dọa và rắp tâm phủ chụp một tội danh nào
đấy lên GS. Ngô Bảo Châu thông qua bất kỳ hình thức nào,
thì đó sẽ là tội ác bất dung thứ đối với Dân tộc Việt
Nam.

<center><strong>***</strong></center>

Giáo sư Ngô Bảo Châu!

Khi tôi viết xong bài viết này, ngoài kia Mặt Trời đang ló
dạng báo hiệu bình minh đang đến. Bóng tối đang lùi dần.
Tôi quyết định đoạn tuyệt với ngày cũ, dù mưa đang bay
lất phất...

Saigon trong những ngày đầu của mùa Hạ.
5giờ sáng ngày 14/5/2011.

Nguyễn Ngọc Già

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8799), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét