dậy thật sớm, tắm rửa, chuẩn bị cho ngày hội toàn dân.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang ngày đêm chống phá,
xuyên tạc về tính dân chủ trong bầu cử tại Việt Nam. Những
luận điệu như "đi bầu làm gì, toàn giả tạo cả",
"bầu cử trò hề"… nhan nhản trên báo mạng lề trái.
Thậm chí còn có những lời kêu gọi "gạch chéo tất",
"để chữ CHHV to đùng trên phiếu bầu"… Đấy, cứ nói
Việt Nam không có dân chủ. Đến khi được quyền đi bỏ
phiếu thì không đi.
Tắm rửa sạch sẽ xong, tôi cầm danh sách ứng cử viên lên
coi. Có 5 vị ứng cử vào 3 vị trí Đại biểu Quốc hội và 4
vị ứng cửa vào 2 vị trí HĐND TPHCM. Cầm lên xem chợt bật
cười vì nhớ đến chuyện tối hôm qua…
- Thôi, uống hết ly này về nghỉ ngơi mai đi bầu cử - tôi
nói.
- Ôi, dẹp mày đi, tao không quan tâm. Ai lên cũng vậy. Tao vẫn
đi làm, vẫn đóng thuế. - trong bàn nhậu có ai đó lên tiếng.
- Nói vậy sao được mày, mày chọn người tài đại diện cho
tiếng nói của mày chứ. Bầu cử dân chủ - tôi cười.
- Mày không biết gì hết. Bầu là bầu vậy thôi. Cơ cấu hết
rồi - lại một giọng khác.
Chán mấy ông say thật, không biết phát huy quyền làm chủ tí
nào. Để coi, nghiên cứu cái đã. Kỳ này nhất định chọn
người tài đức mới được. Nhưng sao khó quá! Ai cũng giỏi
giang, ai cũng đưa ra cương lĩnh rất hay, rất thuyết phục và
thiết thực. Nghĩ đi nghĩ lại không thể nào bỏ ai được
cả.
Thế này nhé
- Ai cũng biết Đảng cộng sản là đội ngũ tiên phong lãnh
đạo dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Ai cũng biết Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
- Ai cũng biết ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân,
Đảng không có một lợi ích nào khác.
- Ai cũng biết Đảng là tập hợp những công dân ưu tú nhất
của đất nước.
- Ai cũng biết Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa lý luận
tiên tiến với những người tiên tiến trong phong trào công
nhân; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, tiên phong cả
về lý luận chính trị, cả về tinh thần, tình cảm và hành
động cách mạng, tiên phong trong đạo đức và tư cách làm
người.
Từ mấy cái "ai cũng biết" ở trên chúng ta thấy rằng:
1. Đã đứng vào hàng ngũ của Đảng thì (ngoại trừ một số
ít con sâu làm rầu nồi canh) người đó là tiên tiến, là
đạo đức, là văn minh, là ngoài lợi ích của nhân dân thì
không còn lợi ích nào khác, là ưu tú, là tiên phong cả về lý
luận chính trị, cả về tinh thần, tình cảm và hành động
cách mạng, tiên phong trong đạo đức và tư cách làm người.
2. Tối đa 20% đại biểu là ngoài Đảng. Có nghĩa là tối
thiểu 80% là Đảng viên. Do đó, tối thiểu 80% đại biểu
quốc hội là… tiên tiến, là đạo đức, là văn minh, là
ngoài lợi ích của nhân dân thì không còn lợi ích nào khác,
là ưu tú, là tiên phong cả về lý luận chính trị, cả về
tinh thần, tình cảm và hành động cách mạng, tiên phong trong
đạo đức và tư cách làm người. Chưa kể nếu không có đại
biểu quốc hội nào ngoài Đảng thì càng tuyệt.
3. Với những người do Đảng cử (sẽ có tính Đảng cao hơn
những người khác) thì lại càng đảm bảo tiên tiến hơn,
đạo đức hơn, văn minh hơn, ưu tú hơn,tiên phong hơn, tư cách
làm người hơn.
4. Do đó, tôi không thể chọn người này, bỏ người kia
được, vì tôi hoàn toàn tuyệt đối yên tâm rằng bất kỳ ai
được chọn cũng sẽ tuyệt đối trung thành với sự lãnh
đạo của Đảng, có nghĩa là tuyệt đối tiên tiến, tuyệt
đối văn minh, tuyệt đối ưu tú, tuyệt đối tiên phong, tuyệt
đối tư cách làm người. Nếu không may, có người ngoài Đảng
nằm trong quốc hội thì với tỷ lệ quá nhỏ sẽ không ảnh
hưởng gì đến cục diện chung.
Nghĩ đến nát óc, cũng có lúc nản không muốn bỏ ai, chọn ai.
Nhưng dù thích hay không thì đi bầu không chỉ là quyền mà còn
là nghĩa vụ. Không thích cũng phải đi. Mà đã đi thì không
lẽ không cầm bút gạch ngang ai đó. Mà đã gạch thì phải có
ý đồ, không lẽ gạch bừa (mặc dù gạch hay không gạch
chẳng có ý nghĩa gì cả - như lý luận bên trên). Tôi suy nghĩ
và hiện nay, tôi có vài phương án gạch như sau:
A. Chọn tên theo kiểu "tìm người yêu".
Ghi tên tôi và tên ứng cử viên ra giấy. Bỏ những chữ cái
trùng nhau. Cộng tất cả các chữ cái còn lại xem được bao
nhiêu. Nếu thấy số đẹp thì để chọn, không thì gạch.
Tham khảo http://loitraitim.com/diendan/showthread.php?t=609
B. Chọn tên theo giới tính và nhan sắc:
Tôi sẽ ưu tiên để nữ trước. Người nào xinh gái càng ưu
tiên một. Còn lại các vị nam thì ai xấu trai tôi gạch ngay.
C. Chọn theo quê quán:
Ưu tiên cùng quê. Lấy Hải Phòng làm trung tâm, càng xa Hải
Phòng (theo khoảng cách chim bay) càng dễ bị gạch.
D. Chọn theo chương trình hành động:
Mặt sau tờ tiểu sử là chương trình hành động của
ƯCV. Vị nào mà chương trình hành động càng dài, càng hoành
tráng, tôi càng gạch sớm. Đã có sự lãnh đạo sáng suốt và
tài tình của Đảng thì tôi chẳng cần chương trình nào cả.
Chương trình hành động phải ngắn gọn, càng ngắn càng tốt.
Tốt nhất chỉ cần ghi thế này "tuyệt đối bảo vệ lợi
ích của Đảng" là đủ. Vì thật ra, Đảng chẳng có lợi
ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân.
Đang chọn phương án thì nghe giọng của bà hàng xóm "mấy
vị này hứa sẽ gần dân đây". Như một tia sáng. "Gần
dân", hay quá!, Chọn người "gần dân" thôi. Nào, xem ai ở
gần đường Phạm Văn Hai, Phường 3, Tân Bình, TPHCM…
Nguyễn Đại – kỳ bầu cử QH khóa 13.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8870), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét