href="http://www.baomoi.com/Lung-tung-o-nga-ba-duong-lam-phat-co-the-182/126/6272996.epi">Lúng
túng ở "ngã ba đường", lạm phát có thể 18,2%</a>".
Trích: ''<em>Nếu Chính phủ kiên định làm đúng 6 giải pháp
ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11, lạm phát cả năm
2011 thấp nhất cũng là 15,5%. Còn nếu Chính phủ "không kiên
nhẫn", lạm phát có thể tăng tới 18,2%.</em>''
Gần đây lấp ló nhiều bài báo, thông tin nhắc đến việc
lạm phát nhiều hơn. Không như cấp nào đấy chỉ thị trước
đó là tránh nhắc tập trung đến lạm phát khiến dân chúng
hoang mang, tác động tiêu cực hơn đến thị trường. Kiểu ý
đổ rằng lạm phát là do dân chúng thiếu thông tin, đồn thổi
mà tự tăng giá, hoặc có kẻ lợi dụng tin đồn tăng giá
trục lợi. Chứ nếu không thì mọi thứ yên ổn bởi chính
phủ ta quản lý kinh tế tài lắm.
Xưa nay tranh công đổ tội là nghề của lãnh đạo nhà ta, bởi
thế từ xa xưa dân gian đã có câu rằng.
- <em>Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta.</em>
Đợt lạm phát thứ nhất chưa yên, cơn lạm phát thứ hai đã
đến, rồi đến cơn nữa, cơn nữa như sóng triều ngoài biển
khơi. Ban đầu chính phủ nói lạm phát kiềm chế ở mức 5-7%,
lạm phát Việt Nam không thể đến 2 con số. Rồi họ đưa dẫn
chứng về những mặt hàng chỉ tăng giá nhẹ hay bình ổn.
Thực sự đó là những mặt hàng ế ẩm hay chưa phải mùa dùng
đến. Những thứ thiết thực cho đời sống hàng ngày đã
vượt qua hai con số từ lâu.
Áng chừng chuyện bịa lý do lạm phát là do đồn thổi không
thuận tai nhân dân, chiêu ấn định thông tin lạm phát không
quá 2 con số cũng chẳng làm dân tin được, vì thực chất giá
cả ngoài chợ leo vùn vụt. Báo chí bắt đầu đưa những bài
dẫn dắt người dân quen với việc lạm phát như là lẽ
đương nhiên. Những bài báo với cụm từ ''làm quen với mặt
bằng giá mới'' hay ''những cách tiết kiệm trong gia đình''...
đọc những bài báo loại này người ta có cảm giác tội lỗi
của lạm phát là do chính người dân làm ra, vì không chịu
tiết kiệm, không chịu làm quen với giá mới vừa lên.
Giờ thêm một chiêu nữa là việc bàn đi, bàn lại nhấn đến
những con số 15%, 18% khơi khơi như là chuyện tăng giá là hiển
nhiên rồi, đừng bàn nguyên nhân từ đâu mà đến lạm phát
là không đúng thời (có khi lại còn là thiếu tính xây dựng
rồi chuyển nhanh sang tội xuyên tạc, ý đồ chống phá nữa).
Nhắc đi, nhắc lại những con số này để dân tình làm quen
với lạm phát, cũng là mặc định cho dân chúng hiểu lạm phát
đang hai con số, và trong khoảng này đó thôi.
Tháng trước mua 1 kí-lô móng giò nấu giả cầy hết 50 nghìn,
hỏi em bán hàng, em ơi sao lần trước anh mua 30 thôi mà. Em ý
bĩu môi, anh lâu chả qua em nên lạc hậu rồi, đó là anh mua
lần trước Tết. Giờ lên 50 rồi!
Hôm nay lại gặp em ý, mua xong em ấy tính giá 60. Trợn mắt
hỏi, em thấy anh đàn ông bán bóp cổ anh thế? Em ấy bảo,giá
chung cả chợ chứ em sao mà bán lên hơn được, hàng em bán
quanh năm suốt tháng, bán gian để mà gặp khách một lần thì
em chết à?
Về ăn cơm xong, đọc bài báo thấy luẩn quẩn con số 15%, nghĩ
chắc người ta tính chung những thứ tăng gộp lại và chia
đều ra như vậy. Nhưng nghĩ hơi ấm ức, mẹ nó chứ! nhà mình
nghèo, miếng ăn hàng ngày trước mắt tăng bao nhiêu mới đáng
quan tâm. Chứ quan tâm gì tới giá vàng, giá ngoại tệ, ô tô,
hàng điện tử cao cấp... mà chúng nó tính chung chung rồi chia
ra như vậy.
Bỗng chợt nhớ ra bèn gọi điện hỏi cô giáo Tí Hớn. Em ơi,
giá cả ở chợ đều tăng, các cháu ở lớp ăn uống thế nào.
Cô giáo nói gần như mếu máo, anh ơi! bọn em khổ lắm, chắt
bóp toan tính các kiểu, giờ mà tăng tiền ăn sợ các phụ huynh
khác lại kêu.
Mình bảo, thôi em ạ, mọi thứ đều thế, ai đi chợ cũng
biết, em xem nào cứ thông báo để các bố mẹ khác thông cảm.
Chuyện bữa ăn các cháu, ai nỡ cân nhắc làm gì.
Tiền lương của người làm công ăn lương vẫn thế. Mà bình
thường hơn nửa tiền lương chi vào ăn uống, nay bỗng dưng
phải tăng đến mấy chục phần trăm. Cảm giác bị mất tiền
mà không biết mất vào đâu, lên đọc báo thì toàn những bài
viết kiểu vỗ về như chuyện lạm phát, mất tiền là tất
nhiên, đừng lo quá làm gì khó khăn của xã hội. Thậm chí
lại còn là chuyện chung của quốc tế nữa cơ.Đâu phải Việt
Nam mình.
Nghe thế thì biết vậy, tự an ủi mình bằng ca dao.
- <em>Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt, chứ riêng mình em đâu.</em>
Đọc xong, bật cười nghĩ, tại hướng đình thì dỡ đình ra
mà xây lại hướng, sao chỉ vì cái cũ kỹ, lạc hậu của
người trước xây nên mà mình cứ phải theo, khiến cả làng
phải khổ nhỉ?
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8829), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét