ở Việt nam chính quyền sẽ tiến hành tổ chức bầu cử Quốc
hội và Hội đồng Nhân dân các cấp theo kế hoạch định
sẵn. Cũng tình cờ, mấy ngày trước ở đảo quốc Singapore
họ cũng vừa đã tiến hành xong, hay ở Thái lan họ cũng giải
tán Quốc hội trước thời hạn để tổ chức tổng tuyển cử
vào ngày 03/7/2011.
Trong một xã hội dân chủ tự do đa nguyên, đa đảng, thì
việc kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội – Cơ quan lập pháp,
đúng hay trước kỳ hạn theo quy định của Hiến pháp, để
tiến hành một cuộc bầu cử được coi là việc trả lại
quyền lực cho người dân để lựa chọn một chính quyền nhà
nước mới cho mình thông qua lá phiếu bầu cử thể hiện ý
chí đa số của dân chúng họ sẽ chọn ai, chính đảng nào sẽ
nắm quyền điều hành đất nước của mình.
Việt nam là một quốc gia có nền chính trị theo chế độ
độc đảng, ai ai cũng biết chuyện bầu cử ở xứ mình toàn
là chuyện bày đặt giả dối một cách công khai để hợp pháp
hoá, thật ra bầu chỉ là việc lấy lệ cho ra vẻ có dân chủ
che mắt dân chúng và cộng đồng quốc tế, mà chuyện dân bỏ
phiếu bầu không quan trọng bằng việc đảng cử sẵn. Do đó
việc tiến hành bầu cử không giống các quốc gia khác, trả
lại quyền lực của nhân dân để lựa chọn các đại biểu do
đảng đã chọn và sắp xếp sẵn thì thì cái quyền lực của
nhân dân đã bị họ coi là cái gì? Hay nó chỉ là sự xỉ
nhục các cử tri của đảng và chính quyền.
Vậy mà chuyện dối trá ấy cứ nghiễm nhiên xảy ra theo kiểu
đến hẹn lại lên, lâu thành quen, sự giả dối trong việc
lạm dụng quyền lực của người dân của chính quyền trở
thành chuyện đương nhiên. Nhiều người không hiểu thì coi là
chuyện bình thường, những người có chút hiểu biết cũng
đành tặc lưỡi đi bầu cho xong, tránh rách việc khi mà ông bà
tổ trưởng dân phố sốt sắng tới mức tới giục giã 3-4
lần, ép phải đi bầu hoặc không thì đưa Chứng minh thư Nhân
dân của cả gia đình để ổng bỏ phiếu giúp.
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/bede82ee7cafc35d8699f48c9e4f3a24.jpg"
width="400" height="300" alt="bede82ee7cafc35d8699f48c9e4f3a24.jpg"
/></center>
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/7199c25c721a26496aac13b9c4ee8adb.jpg"
width="400" height="300" alt="7199c25c721a26496aac13b9c4ee8adb.jpg"
/></center>
<center><em>Cảnh dân chúng theo dõi kiểm phiếu bầu một khu vực
bầu cử ở Thái lan</em></center>
Lý do dẫn tới tình trạng này, vì người dân Việt nam trong
nước đa phần thiếu hiểu biết về chính trị và pháp luật,
do chịu ảnh hưởng của chính sách bưng bít thông tin của
đảng và nhà nước nhằm ngu dân trong một thời gian dài. Việt
nam và Thái lan là hai quóc gia láng giềng có nhiều điểm tương
đồng về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nhưng về ý thức chính
trị của người dân Việt nam so với người dân Thái lan thì
người dân Thái lan có ý thức chính trị rất cao, họ hiểu
được quyền và nghĩa vụ của cá nhân mình, của các đại
biểu dân cử và chính quyền nhà nước. Có lẽ do họ được
giáo dục từ nhỏ và trải qua nhiều chục năm sống dưới
chế độ dân chủ tự do. Đó chính là lý do vì sao, hiện nay
ở Thái lan thường xuyên xảy ra các vụ biểu tình có quy mô
lớn để phản đối chính phủ, nếu chính phủ vi phạm hiến
pháp và xâm phạm quyền lợi và lợi ích chính đáng được
luật pháp công nhận và bảo hộ.
<h2>Vài nét sơ bộ về nền chính trị của Thái lan</h2>
Ai cũng biết, Vương quốc Thái lan là một quốc gia quân chủ
lập hiến, Vua và Hoàng tộc là biểu tượng trung tâm của sự
đoàn kết, thống nhất, đứng trên và ngoài Hiến pháp và
không can thiệp vào chính trị. Nhưng theo nghi thức Vua Thái Lan
là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh
thần của đất nước. Tuy là một quốc gia quân chủ lập
hiến, nhưng nền chính trị của Thái lan theo chế độ dân chủ
từ thập niên 1980, nhưng tất cả các chính phủ đều phải
thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối
cao của dân tộc.
Ở cấp trung ương, cơ quan lập pháp (Quốc hội) là do dân cử,
Quốc hội bao gồm hai viện: Thượng viện gồm 150 thượng
nghị sĩ, riêng thượng nghị sĩ có 74 vị là do chỉ định và
76 vị đại diện cho 76 tỉnh thành phố do dân bầu. Và Hạ
viện có 500 hạ nghị sĩ, gồm 375 ghế của 375 đơn vị bầu
cử và còn 125 ghế được phân chia cho các đảng theo tỷ lệ
số phiếu chiếm được của mỗi đangr so với tổng số phiếu
bầu. Còn ở cấp địa phương (tỉnh, thành phố hay xã
phường) có Hội đồng nhân dân các cấp tương đương, hay
tới mức thấp nhất là Tổ trưởng dân phố đều do dân trực
tiếp bỏ phiếu bầu ra một cách thực sự. Đáng chú ý là ở
Thái lan, vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, huyện
là hết sức lớn so với các tổ chức Uỷ ban nhân dân các
cấp tương đương, vì HĐND là cơ quan điều hành trực tiếp
và thực hiện nhiệm vụ phát triển của địa phương. Cấp xã
phường không có Uỷ ban Nhân dân, mà chỉ có một vị Chủ
tịch xã và vài ba người giúp việc chịu trách nhiệm về vấn
đề an ninh trật tự trong khu vực.
Chính vì điều đó, lá phiếu của cử tri sẽ được các vị
đại biểu nhân dân hết sức coi trọng, vì nó là giấy thông
hành duy nhất cho phép các chính trị gia ở các cấp bước vào
các tổ chức dân cử để phục vụ nhân dân, vì tên tuổi và
cũng để kiếm chác tham nhũng thông qua các dự án phát triển
của địa phương. Do đó việc các chính trị gia quyết định
tham gia (thông qua việc chuyển đổi từ đảng này qua đảng
khác) đảng phái chính trị nào trước mỗi kỳ bầu cử là
phải dự vào xu thế ý chí ủng hộ của cử tri trong khu vực
họ ứng cử đang ủng hộ đảng chính trị nào.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/01.jpg.jpg" width="600"
height="450" alt="01.jpg.jpg" /></center>
<center><em>Nguyên Thủ tướng Abhisit trong vai trò ứng cử viên
ĐBQH tiếp xúc với nông dân tỉnh Rachburi xin phiếu bầu ngày
18/5/2011</em></center>
<h2>Vai trò của Đại biểu Nhân dân trong cuộc sống của
người dân</h2>
Theo quy định của pháp luật Thái lan quy định rõ, cá nhân
người tham gia ứng cử đăng ký nhân khẩu ở vùng nào thì
chỉ được ứng cử tại vùng đó, để đi sâu nắm bắt
nguyện vọng của cử tri. Các Đai biểu nhân dân ở mọi cấp
là chỗ dựa về mọi mặt của người dân và là người chủ
động trong việc phát triển các công trình phúc lợi công cộng
trong khu vự cư trú của mình. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống
hay những vấn đề khác thì người dân tìm đến để yêu cầu
Đại biểu nhân dân của họ giúp đỡ, tuỳ theo từng cấp tổ
dân phố, phường xã, Quận huyện và đại biểu Quốc hội.
Một thực tế là tiền lương và các chế độ đãi ngộ của
các Đại biểu nhân dân các cấp đều không đủ cho họ giúp
đỡ, hỗ trợ cho dân chúng trong việc như khi thiên tai, ma chay,
cưới xin… hay các hoạt động của các tổ chức xã hội như
các lễ hội, các giải thi đấu thể thao… các cấp ở địa
phương. Những chuyện này dân không cần yêu cầu thì các đại
biểu do dân cử phải tự động đến cùng với lực lượng
của họ giúp gia chủ dựng lều, bàn ghế, túi hàng cứu trợ
v.v.. như là lẽ đương nhiên, nó cũng như chuyện mấy ông bà
dân biểu ở xứ họ, hễ khi gặp người dân, bất kỳ ở đâu
là vội phải chắp tay chào lễ phép và hỏi chuyện trước.
Đơn giản vì không như thế thì kỳ bầu cử sau dân sẽ không
bầu cho.
Vậy mà để trúng cử, ngoài sự tín nhiệm của dân chúng dành
cho họ thì các ứng cử viên của các đảng phái hay tổ chức
chính trị ở bất kể cấp nào cũng phải chi tiền để lấy
lòng cử tri (mua phiếu bầu) bình quân 500 – 1.000 baht/cử tri
(15-30 USD). Đây là việc làm trái luật bầu cử, nếu bị phát
hiện sẽ dẫn tới việc bắt buộc giải thể đảng có sự vi
phạm đó. Tuy nhiên nó là tình trạng phổ biến và đương
nhiên phải có trong sự cạnh tranh ở các cuộc bầu cử các
cấp, nhất là ở vùng nông thôn. Để có thể tranh cử Đại
biểu quốc hội, mỗi ứng cử viên phải chi phí không ít hơn
30 triệu baht (tương đương 1 triệu USD) cho công việc tranh cử
. Đó là một điều thực tế, để giải thích lý do vì sao các
đảng chính trị sẵn sàng mua bán ghế đại biểu quốc hội
cho đảng mình với giá 2-3 triệu USD/ghế.
Để đổi lại những cái mất mát đó, thì các đảng phải
nếu giành được thắng lợi hay do sự thoả thuận sẽ bắt tay
nhau thành lập chính phủ, chia nhau các ghế Thủ tướng, Phó
Thủ tướng, Bộ, Thứ trưởng v.v… để quản lý và sử dụng
một nguồn ngân sách hàng trăm tỷ USD, với những dự án đầu
tư phát triển kèm theo các khoản tỷ lệ hoa hồng lót tay của
các nhà thầu. Như vậy để thấy, tham gia hoạt động chính
trị không chỉ vì danh tiếng, mà chính trị là một nghề kinh
doanh siêu lợi nhuận, chỉ cần bỏ một số vốn và nếu
thắng cử, rồi tham gia chính phủ thì sẽ thu lãi gấp nhiều
lần. Đó chính là lý do vì sao, năm 2004 tỷ phú Thủ tướng
Thackshin Shinawatra, đã bỏ tiền mua 376 ghế đại biểu quốc
hội, với giá 50 triệu baht/ghế, thông qua chiêu bài sát nhập
đảng các đảng nhỏ vào đảng Thai rak Thai. Rồi để Quốc
hội thông qua luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài
được nắm trên 50% cổ phần của một công ty buổi sáng, thì
buổi chiều gia đình ông ta ký Hợp đồng bán tập đoàn Shin
Cop. của gia đình cho Temasekvới giá trên 76 tỷ baht, tương
đương trên 2 tỷ USD.
Đây cũng là lý do cho thấy vì sao đảng CSVN lại ghi trong Hiến
pháp điều 4, khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo nhà
nước và xã hội của họ? Đó là để tạo điều kiện cho
họ tha hồ vơ vét ngân sách và tài nguyên quốc gia.
<h2>Chính trị gia Thái lan họ là ai?</h2>
Đối với những ứng cử viên Đại biểu quốc hội, thì
trước tiên họ phải là những người xuất thân từ gia đình
vốn có truyền thống tham gia chính trị, hoặc có tiền và
được các chính trị gia có tên tuổi nâng đỡ. Mặc dù theo
quy định, bất kỳ ai không nằm trong các điều bị cấm đều
có thể tự do tham gia ứng cử ở mọi cấp, không hạn chế
với một khoản lệ phí đăng ký ứng cử không lớn (tư
2.000-20.000 baht khoảng 75-700 USD). Nhưng nói như thế, không phải
ai muốn tham gia cũng dễ dàng như vậy, vấn đề quan trọng là
họ (những ứng cử viên) phải được nằm trong hệ thống
ảnh hưởng (đường dây) của các tổ chức đảng chính trị
hay các cá nhân có thế lực theo mô hình tháp từ trung ương
tới địa phương.
Những hệ thống đường dây này của các tổ chức đảng
chính trị hay các cá nhân khác nhau, có khả năng kiểm soát và
định hướng được số lượng lớn các cử tri ủng hộ họ,
thông qua các đầu mối chân rết từ Trung ương tới Tỉnh,
tới Huyện, tới Xã cho đến từng Tổ dân phố. Đó là yếu
tố quan trọng và quyết định sự thắng lợi trong các cuộc
bầu cử của các đảng phái chính trị, theo kiểu chuẩn bị
3-4 năm để đánh một trận sinh tử. Nên đảng phái chính trị
nào, giành được nhiều đầu mối ở cấp cơ sở, thì đảng
đó nhất định sẽ chiến thắng. Ngược lại, những ai không
nằm trong đường dây đó thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ có
cơ hội trúng cử.
Tại sao lại có chuyện như vậy? Câu trả lời là các tổ
chức chính trị hay cá nhân có uy tín lớn phải dựa vào hệ
thống chân rết cấp dưới (địa phương) của họ để dành
số phiếu ủng hộ của cử tri trong các cuộc bầu cử có quy
mô toàn quốc, thông qua sự tài trợ kinh phí của họ cho các
cấp dưới để cạnh tranh dành ảnh hưởng và chia tiền để
định hướng chọn ai, bỏ ai đối với cử tri trong khu vực
của họ. Đó chính là lý do vì sao, có những vùng, miền hay
một tỉnh ở Thái lan chỉ có một đảng chính trị hay một
dòng họ độc chiếm chính trường ở mọi cấp, trong hàng
chục năm. Đây cũng là một khía cạnh đáng lưu ý, để cho
các đảng phái hay tổ chức hội đoàn chính trị quan tâm, trong
việc xây dựng chiến lược dành sự ủng hộ của dân chúng
cho tổ chức của mình trong tương lai.
Một điều cũng phải nói thêm, đó là người dân Thái việc
đi bầu cử là quyền chứ không là nghĩa vụ, thích thì đi,
không thích thì ở nhà, chẳng có ai bắt buộc. Nhưng nếu không
đi bỏ phiếu bầu lần này, thì kỳ bầu cử sau người đó
sẽ bị cấm tham gia ứng cử ở mọi cấp. Người dân Thái lan
ở vùng nông thôn có câu ca đại ý " Tiền không chi thì tao
không đi (bầu)", vì họ biết các ứng cử viên toàn là kẻ
có tiền, nhưng là những đồng tiền không sạch. Nhưng họ
cũng rất công bằng, không phải ứng cử viên nào chi nhiều
thì họ chọn, các ứng cử viên cho tiền ít hay nhiều, thì
trong mỗi gia đình họ tự bảo nhau lựa chọn theo tỷ lệ cho
vừa lòng các ứng cử viên và cũng có nhiều người là người
có hiểu biết thì tiền được chia thì vẫn nhận, nhưng dứt
khoát không bầu cho những kẻ dùng tiền mua phiếu.
<h2>Lời kết:</h2>
Điều 2 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 1992 đã ghi rõ:"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân", và
tại Điều 6 của bản Hiến pháp này cũng quy định:"Nhân dân
sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội
đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước nhân dân". Những cái đó thể hiện quyền lực
của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã
hội đã được Hiến pháp ghi nhân.
Xong trên thực tế, trong suốt một quá trình lâu dài hàng chục
năm, đảng CSVN và chính quyền của họ đã ngang nhiên chà
đạp hiến pháp, tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân
trong việc thể hiện ý chí của mình thông qua lá phiếu bầu
cử để lựa chọn các đại biểu đại diện và bảo vệ
quyền lợi của cho họ trong quốc hội. Tình trạng này vẫn
cứ tiếp diễn và kéo dài trong cái trò hề bầu cử giả
hiệu, là sự coi thường quyền lực của cử tri mọt cách
trắng trợn và có hệ thống.
Đã đến lúc, các cử tri chúng ta cần phải bầy tỏ thái độ
cương quyết để tẩy chay cái trò hề độc diễn của đảng
CSVN. Bằng cách, vận động đồng bào không tham gia bỏ phiếu,
hoặc có tham gia thì hãy gạch chéo phiếu bầu. Cho dù các hành
động này của chúng ta cũng không làm thay đổi được kết
quả của danh sách đại biểu trúng cử đã được họ ấn
định sẵn từ trước. Nhưng ít nhất nó cũng là hành động
phản đối và cảnh cáo của toàn dân đối với cái trò hề
lừa bịp đảng cử dân bầu.
Chúng ta hãy vượt qua nỗi sợ hãi để hành động, vì đây
chính là quyền của cử tri, được luật pháp công nhận. Không
làm ngay từ hôm nay thì còn chờ tới bao giờ nữa chúng ta mới
có những đại biểu nhân dân có tài có đức trong quốc hội
để phụng sự chúng ta?
Việt nam và Thái lan là hai quốc gia, có nhiều nét tương đồng
trong mọi lĩnh vực địa lý, văn hoá hay đời sống xã hội.
Người Việt nam cần cù, thông minh hơn người Thái. Phải chăng
chỉ vì sự khác biệt về thể chế chính trị, đã dẫn tới
quyền lợi mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội kể cả
quyền lực của nhân dân và cử tri Việt nam thua kém họ về
mọi mặt, nếu so với dân xứ họ thì khác một trời một
vực?
Ngày 18/5/2011.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8841), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét