ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo
hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành
ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho
lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều
cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ
chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá
bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang
bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85.
Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và
nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan
thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ
giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi
trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha
mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa
thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít
ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh
viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới
được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự
điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của
mình không "sạch" mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi
được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than
trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì,
đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán
lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm,
chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh
viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao
trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám
quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều
người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy.
Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta,
bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để
nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ
trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường
hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời
XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của
một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh
đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay
gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông
thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba
tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt
đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog
thấy có tin Thanh Hóa "<a
href="http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/05/e-dan-oi-ang-va-chinh-phu-co-loi.html">đầu
tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán
bộ tỉnh Thanh Hóa</a>". Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta
biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người
đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào
việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế
độ:
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/2_1.jpg" width="480"
height="360" alt="2_1.jpg" /></center>
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/img_8906.jpg" width="400"
height="300" alt="img_8906.jpg" /></center>
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung
ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn
hệ thống. Thử đọc bản tin <a
href="http://www.xaydungdang.org.vn/Home/thoisu/2011/3448/Huy-dong-suc-manh-cua-toan-he-thong-trong-cong-tac-bao.aspx">Huy
động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe cán bộ</a> thì biết người ta muốn gì.
Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích
được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên,
trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân
phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la
liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động
toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên.
Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản
của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử
nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những
bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm
hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng
viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử
Việt Nam?
________________________
<h2>Chuyện khám bệnh cho lãnh đạo cao cấp Việt Nam</h2>
(24h) - Trong ngành Y tế Việt Nam có một đội ngũ các y, bác
sỹ, dược sỹ rất đặc biệt vì họ đảm nhận một nhiệm
vụ đặc biệt là bảo vệ, chăm sóc, theo dõi sức khỏe,
điều trị bệnh cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà
nước.
Đây đều là các chuyên gia y học đầu ngành trong cả nước.
Công việc quan trọng, đặc biệt này đã để lại trong họ
nhiều kỷ niệm, nhiều câu chuyện đáng nhớ mà ngay cả
người trong ngành cũng ít khi được biết.
<h2>Áp lực "nói chung là lớn"</h2>
Là GS đầu ngành tim mạch trong cả nước, chính thức nhận
nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phía Bắc Ban Bảo
vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương (Ban BVVCSSKCBTƯ)
và nhận nhiệm vụ phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn toàn
quốc Ban BVCSSKCBTƯ từ năm 2003, GS, Anh hùng lao động Phạm Gia
Khải đã khám bệnh, điều trị, theo dõi và chăm sóc sức
khỏe cho rất nhiều người là lãnh đạo cao cấp của Đảng
và Nhà nước Việt Nam.
Khám chữa bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho những nhân
vật đặc biệt nhưng GS Khải cho biết những bệnh nhân mà ông
được tham gia theo dõi, hoặc hội chẩn, nói chung rất hợp tác
về chuyên môn.
"Cũng có một số trường hợp, chúng tôi phải giải thích
cặn kẽ lý do phải áp dụng một số biện pháp chữa bệnh mà
sự hợp tác, phản hồi về kết quả là rất cần thiết, vì
sự hiểu biết về bệnh tật không phải là giống nhau, có
người biết nhiều, nhưng cũng có người biết ít", GS Khải
nói.
Khi được hỏi liệu có gặp "áp lực" gì khi thực hiện
một nhiệm vụ đặc biệt như thế này không, GS Khải cũng thú
thực: "Tinh thần trách nhiệm bắt người thầy thuốc phải
làm tốt nhiệm vụ của mình với tất cả mọi trường hợp
bệnh nhân mà mình phụ trách. Đó là danh dự, là lương tâm và
cũng là vị thế của mình nữa.
Nhưng cũng phải nói thật là khi khám chữa bệnh cho những
người như thế thì áp lực tinh thần, áp lực về thời gian
đối với chúng tôi nói chung là lớn. Còn những "áp lực"
khác, tôi chưa thấy, hay ít nhất là đối với cá nhân tôi, cho
tới thời điểm này".
GS Khải cho biết, theo quy định của Ban BVVCSSKCBTƯ, các cán bộ
lãnh đạo cao cấp có bác sĩ đặc trách theo dõi sức khỏe
đều đặn. Quy trình làm việc của Ban cũng khá ngắn gọn.
Hàng tuần Ban đều có giao ban về tình hình sức khỏe của các
vị lãnh đạo. Khi có vấn đề gì cần đặc biệt chú ý về
sức khỏe các vị lãnh đạo này thì những biện pháp điều
trị sẽ được đưa ra ngay lập tức.
Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất thì bất cứ
lúc nào, tình hình đó phải được xử lý ngay, phải được
hội chẩn nếu cần thiết, với sự tham gia của các chuyên gia
(trong nước là chủ yếu).
<h2>Khám cho dân thường và lãnh đạo "có khác nhau"</h2>
Theo GS Khải, giữa việc khám chữa bệnh cho người dân bình
thường và khám chữa bệnh cho cán bộ lãnh đạo cao cấp có
khác nhau.
Đối với cán bộ cao cấp, việc khám và ghi chỉ định chữa
bệnh phải có quy trình hết sức chặt chẽ do một số thày
thuốc chuyên khoa chịu trách nhiệm, với kết quả được ghi
chép kỹ lưỡng, xét nghiệm phải đầy đủ (trong phạm vi khả
năng các labô của chúng ta cho phép, và theo tôi tới nay các
labô này đã khá đầy đủ).
Dân thường, đối với bệnh nhân của GS Khải, GS cho rằng họ
cũng không thiệt thòi gì lắm về mặt này (về chuyên môn)
nhưng họ phải tự đi mua thuốc, và nếu có được vào bệnh
viện để theo dõi, trong những trường hợp không thể để
chữa ngoại trú, thì họ phải chấp nhận nằm đôi, điều
kiện sinh hoạt không thể nào sánh với các bệnh viện đặc
biệt, các khu vực đặc biệt được.
"Có người dân vào bệnh viện tư nhân, bệnh viện nước
ngoài như Việt - Pháp, nhưng không phải ai cũng có điều kiện
như vậy vì chi phí quá lớn so với điều kiện kinh tế của
họ. Tôi thấy chúng ta quá thiếu bệnh viện để người bệnh
được nằm điều trị theo một cách mà họ đáng được như
vậy", GS Khải băn khoăn.
Trên thực tế có nhiều người dân sau khi khám chữa bệnh đã
không qua khỏi và có thể sau đó bệnh viện, bác sỹ sẽ gặp
chuyện kiện tụng vì nhiều lý do khác nhau (về chuyên môn,
thái độ chăm sóc, …) song GS Khải cho biết với công việc
của mình thì không có chuyện đó vì nếu vị lãnh đạo đó
không qua khỏi thì có nhiều nguyên nhân như tuổi cao sức yếu,
tất cả mọi người (kể cả người thân) đều biết toàn bộ
các bác sỹ giỏi nhất đã được huy động và làm hết sức
mình vì những người bệnh "đặc biệt" này.
<h2>Chỉ có 1 chân lý</h2>
Trong ngành y tế phổ biến chuyện cùng một bệnh trên cùng
một con người nhưng cách điều trị của mỗi bác sỹ khác
nhau là không giống nhau. Và cũng đã xuất hiện rất nhiều
trường hợp các bác sỹ tranh luận rất gay gắt để bảo vệ
phương án điều trị của mình.
Theo GS Khải, việc khác nhau về quan điểm điều trị là
đương nhiên (vì mỗi người có kinh nghiệm, sự hiểu biết
khác nhau về bệnh, đó là chưa kể đến những yếu tố xã
hội học tác động vào). Nhưng với hội đồng chăm sóc sức
khỏe cho các lãnh đạo cao cấp, GS Khải "tiết lộ" các
thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau.
"Chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình. Quy định về theo
dõi bệnh lý, về hội chẩn phải nói là chặt chẽ và đảm
bảo bí mật nghề nghiệp. Đó là một nguyên tắc không bao
giờ được vi phạm", GS Khải nói.
Sở dĩ các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau trong
điều trị, theo GS Khải, là vì người phụ trách chung về
chuyên môn trong hội chẩn đã làm tốt vai trò của mình.
"Đối với việc khám và chữa bệnh nói chung, chỉ có một
sự thật, và chỉ có một chân lý, đó là làm cách nào tốt
nhất để người bệnh khỏi bệnh. Những người ba hoa, khoác
lác, sớm muộn không có chỗ đứng. Tôi nói như vậy có nghĩa
là có thể có nơi, có lúc, hiện tượng này có xẩy ra, nhưng
không kéo dài, và được chấn chỉnh một cách nghiêm túc, có
tình có lý.
Ngày nay, khi đã có giao lưu rộng rãi quốc tế và trong nước,
các quy định về chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị,
phòng bệnh, đều rõ ràng, cho nên, vai trò của người phụ
trách chung về chuyên môn trong hội chẩn là quan trọng, nói có
sách, mách có chứng, không có chỗ cho những người nói theo
cảm tính, nói lấy được, làm khổ bệnh nhân và làm thất
vọng những người cả tin", GS Khải nói.
Nguồn: <a
href="http://m.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chuyen-kham-benh-cho-lanh-dao-cao-cap-viet-nam-c46a337311.html">24h</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8837), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét